CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
2.2 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội
Theo Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nhà nước có chủ trương tăng cường hoạt động cho vay tín chấp đối với các đối tượng hộ nghèo, các hộ thuộc đối tượng chính sách, các hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Ban đầu chính phủ thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với tổng số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng do ba thành viên hợp vốn là Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng Ngoại thương góp vốn. Năm 1995, chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 525/QĐ–TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với mục đích là cung cấp vốn sản xuất cho các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn có chi phí thấp. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý và điều hành tổ chức này. Nhưng do việc tiến hành đồng thời cả hai mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như khó khăn trong việc tách bạch hai hoạt động tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Do đó, ngày 4/10/2002 chính phủ ban hành Nghị định 78/2002/ NĐ-CP thành lập Ngân hàng chính sách xã hội tách khỏi NHNo&PTNN Việt Nam để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua hơn 10 năm hoạt động, hệ thống NHCSXH đã
không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng về quy mô cấp tín dụng, địa bàn hoạt động rộng khắp và được Chính phủ giao thực hiện thêm nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng chính sách nhằm giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
2.2.2 Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo
Theo chương II của Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác” thì nguồn vốn hoạt động của NHCSXH bao gồm: vốn từ Ngân sách nhà nước; vốn huy động; vốn đi vay; các nguồn vốn khác.
Trong giai đoạn 2005 – 2014, Đảng và Chính phủ luôn có những mối quan tâm đặc biệt đối với công tác xóa đói giảm nghèo, thể hiện bằng các chế độ, chính sách như: Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 210, Chỉ thị số 04/2008/CT- TTg ngày 25/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 của Quốc hội, Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban bí thu Trung ương Đảng về “ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”…
Trong những năm qua, hàng năm Chính phủ đã dành một tỷ lệ không nhỏ từ ngân sách đóng góp vào nguồn vốn của NHCSXH. Nguồn vốn lớn là một cơ sở ban đầu giúp cho ngân hàng có cơ sở đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo số liệu thống kê của bảng 2.4, ở giai đoạn 2005 – 2008: nguồn vốn huy động và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, nhưng lại có xu hướng giảm qua từng năm, vốn huy động giảm từ 54,1% xuống 32,2%, vốn từ ngân sách nhà nước giảm từ 36,2% xuống 24,9%. Trong khi đó vốn vay từ NHNN và KBNN lại tăng mạnh, từ 7,6% tăng lên 38,9%, tương ứng với tỷ lệ tăng là 412%;
giai đoạn 2008 – 2011 cơ cấu nguồn vốn ít biến động; còn ở giai đoạn từ 2011 đến 2014, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng nhanh, tăng từ 33,9% tăng lên 47,6%.
Vốn vay từ NHNN và KBNN, vốn từ NSNN thì có xu hướng giảm ở giai đoạn này.
Riêng đối với nguồn vốn khác và quỹ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng tăng qua từng năm.
Bảng 2. 4: Nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội
Đvt: tỷ đồng, % Năm
Nguồn vốn
2005 2008 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn 20,237 54,691 107,086 122,575 128,886 136,750
Trong đó: 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Từ NSNN 36,2% 24,9% 20,4% 22,5% 22,6% 21,9%
Vốn vay NHNN, KBNN 7,6% 38,9% 39,7% 26,4% 23,1% 21,4%
Vốn huy động 54,1% 32,2% 33,9% 42,5% 46,4% 47,6%
Các nguồn vốn
khác và quỹ 2,1% 4,0% 6,0% 8,6% 7,9% 9,1%
( Nguồn: Báo báo hoạt động hàng năm của NHCSXH, từ 2005 đến 2014) (Đvt: tỷ đồng)
0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Vốn từ NSNN
Vốn vay NHNN, KBNN
Vốn huy động
Các nguồn vốn và quỹ khác
Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội
( Nguồn: Báo báo hoạt động hàng năm của NHCSXH, từ 2005 đến 2014) Theo biểu đồ 2.1, nguồn vốn huy động và nguồn vốn được cấp từ NSNN có xung hướng tăng đều qua các năm. Ở giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 thì nguồn vốn từ NSNN và nguồn vốn huy động luôn cao hơn nguồn vốn vay từ NHNN và
KBNN. Tuy nhiên đến giai đoạn 2008 đến 2011 thì nguồn vốn vay từ NHNN và KBNN có xu hướng tăng mạnh hơn nguồn vốn huy động và nguồn vốn NSNN cấp.
Do giai đoạn này tình hình huy động vốn trên thị trường tiền tệ nói chung gặp khó khăn, các ngân hàng tranh nhau nâng lãi suất huy động, cộng với nguồn NSNN gặp khó khăn nên vốn của NHCSXH từ nguồn này tăng chậm, bù vào đó thì nguồn vốn vay từ KBNN và NHNN lại tăng cao. Đến giai đoạn từ 2012 đến 2014 thì nguồn vốn vay từ KBNN và NHNN lại có xu hướng giảm trong khi đó nguồn vốn từ NSNN và vốn huy động tiếp tục tăng.
Đều này cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến chương trình tín dụng của NHCSXH. Mặt khác, trong từng thời kỳ nhất định Chính phủ bổ sung thêm các chương trình tín dụng giao cho NHCSXH thực hiện như: chương trình Cho vay HSSV (triển khai năm 2007), chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (triển khai năm 2009), chương trình cho vay hộ cận nghèo (triển khai năm 2013)… đã góp phần đưa nguồn vốn chung của NHCSXH tăng qua các năm.
Do đặc thù của NHCSXH là thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ. Vì vậy, khi NHCSXH thực hiện cho vay các chương trình tín dụng thì được NSNN chuyển nguồn sang để thực hiện cho vay.
Trong trường hợp NSNN chưa cân đối được nguồn để chuyển sang, thì NHCSXH được phép huy động nguồn vốn trong phạm vi kế hoạch vốn được Chính phủ giao để thực hiện giải ngân cho vay. Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ cấp bù lãi suất chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (Vì NHCSXH cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động).
Với đặc điểm đó nên nguồn vốn của NHCSXH luôn tương ứng với phần dư nợ hằng năm mà NHCSXH thực hiện cho vay ở từng chương trình cụ thể. Vì vậy, tác giả không phân tích riêng nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, vì số nguồn vốn này cũng tương ứng với số dư nợ mà NHCSXH đã giải ngân hàng năm.