CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội chính sách xã hội
2.3.4 Đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
2.3.4.1 Những kết quả đạt được
NHCSXH ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đối với những đối tượng dễ bị tổn thương và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế kích thích hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống,
tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Qua đó, khẳng định chính sách tín dụng đối với hộ nghèo là một chính sách đúng đắn, góp phần hạn chế được mặt trái của kinh tế thị trường, thực hiện phát triển kinh tế thị trường, thực hiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giảm nghèo, đã có nhiều chủ trương chính sách dành riêng cho hộ nghèo. Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chính phủ cũng đã
xác định trong giai đoạn 2016 -2020 chỉ tập trung 02 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Chính sách tín dụng là một hợp phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Cũng vì thế, nếu phát huy được hiệu quả các chính sách tín dụng, cơ hội để người nghèo thoát nghèo sẽ rất lớn. (Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, 2015)
Việc cho vay đối với đối tượng hộ nghèo được tiến hành thông qua phương thức ủy thác cho các tổ chức Hội đoàn thể chính trị - xã hội dần dần thay thế cho phương thức cho vay trực tiếp một mặt đã giúp giảm khối lượng công việc mà cán bộ NHCSXH phải thực hiện. Mặt khác giúp cho tổ chức Hội đoàn thể chính trị - xã hội sâu sát với hội viên, giúp hội viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng kỳ hạn.. đều đó đã giúp cho chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo ngày càng tốt hơn.
Qua phân tích số liệu thực tế từ NHCSXH trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn mức cho phép (3%), trong giai đoạn từ 2005 – 2013 dư nợ cho vay luôn tăng trưởng tốt năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2014, có dư nợ giảm do những hộ vay ở những năm đầu nay đã đến hạn trả nợ và những hộ này đã thoát nghèo nên không đủ điều kiện được vay vốn trở lại, đều đó cho thấy nguồn vốn đã phát huy hiệu quả.
Phương thức hoạt động của NHCSXH linh hoạt, phù hợp với trình độ của đối tượng thụ hưởng chương trình là hộ nghèo. Không chỉ đạt mục tiêu quản lý tín dụng chính sách có hiệu quả mà còn tạo điều kiện tiên quyết về tổ chức thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với chương trình tín dụng, chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư. Tạo điều kiện cho chính quyền, Ngân hàng, các đoàn thể chính trị xã hội nhất là cấp cơ sở thường xuyên tiếp cận với nhân dân. (Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH, 2014).
Đánh giá cụ thể đối với từng chương trình cho vay như sau:
* Chương trình cho vay đối với đối tượng hộ nghèo trong giai đoạn (2005 – 2014) đã đạt được nhiều thành quả nhất định với gần 3 triệu hộ thoát nghèo khỏi ngưỡng nghèo đói. Hộ nghèo được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi thuận lợi, với thủ tục vay đơn giản, điểm giao dịch được NHCSXH bố trí theo xã tạo góp phần chia sẻ với hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn. Hộ nghèo đã biết tính toán lợi ích kinh tế mà đồng vốn mang lại, tiết kiệm trong tiêu dùng, sử dụng vốn có hiệu quả bằng các loại hình sản xuất đa dạng. Việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo đã xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào chính sách của nhà nước, giúp hộ nghèo có vốn làm ăn, biết suy nghĩ có vay có trả, dần dần thoát nghèo bền vững theo đúng định hướng của Đảng và nhà nước. Việc tham gia và hòa nhập vào cộng đồng giúp hộ nghèo sẻ chia những kinh nghiệm sản xuất, những phương thức sản xuất tiên tiến. (Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH, 2014).
Trong giai đoạn 2005 -2014, mức cho vay tối đa của hộ nghèo được Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng theo thời gian từ 15 triệu đồng/ hộ lên 50 triệu đồng/hộ, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm từ 2,29% giảm xuống còn 0,52%, độ bao phủ được triển khai rộng khắp trên địa bàn cả nước.
* Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự ủng hộ của rộng rãi dân chúng, có tính nhân văn sâu sắc. Chương trình đã giúp hơn 3.5 triệu HSSV được tiếp cận nguồn vốn vay để những HSSV thuộc hộ nghèo được tiếp tục đến trường, góp phần tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục tạo điều kiện cho tất cả HSSV có nguyện vọng đều được đến trường, đảm bảo chất lượng học tập. Từ
nguồn vốn đã giúp giảm gánh nặng cho những gia đình nghèo có con đi học, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng do không đủ điều kiện về tài chính. HSSV thuộc các hộ nghèo được vay vốn từng bước làm quen với các giao dịch với ngân hàng, rèn luyện tính tự lập, có vay có trả, tự chịu trách nhiệm với các khoản vay của mình, hoạch định việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho giai đoạn bước vào đời.
Dư nợ cho vay tăng trưởng qua từng từ 156 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 34.262 tỷ đồng năm 2013, trừ năm 2014 do những món vay thời gian đầu đã đến chu kỳ trả nợ nên dư nợ giảm xuống còn 29.796 tỷ đồng. Mức cho vay của mỗi học sinh sinh viên được đều chỉnh tăng đáp ứng nhu cầu chi phí học tập, mức vay tối đa tăng từ 800.000 đồng/ HSSV/năm lên 1.100.000 đồng/HSSV/năm.
* Chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài đã giúp gần 100 ngàn lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đây được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ nghèo được cải thiện cuộc sống, mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề. Nhờ vốn tín dụng từ NHCSXH, giúp hộ nghèo được tiếp cận với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giúp họ trang trải được chi phí để đi xuất khẩu lao động. Thu nhập của người lao động chuyển về ngoài việc trả nợ vay ngân hàng còn góp phần cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình hộ nghèo. Ngoài ra người lao động còn tiếp thu được những mặt tốt trong quá trình làm việc ở nước ngoài như:
nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc công nghiệp… những điều đó hoàn toàn rất hữu ích nếu như người lao động mang điều đó về phục vụ quê hương.
* Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở đã giúp xây dựng được gần 500 ngàn ngôi nhà cho hộ nghèo, thay thế nhà ở tạm bợ, giúp cho hộ nghèo có được nơi ở ổn định, góp phần thay đổi diện mạo ở vùng nông thôn vốn đã chịu nhiều thiệt thòi về cơ sở vật chất, hạ tầng. Từ việc có nơi ở ổn định hơn, tạo tâm lý cho người nghèo “an cư, lạc nghiệp”.