Vấn đề nguồn vốn của các DNNVV và các nguồn tài trợ cho DNNVV

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.3 Vấn đề nguồn vốn của các DNNVV và các nguồn tài trợ cho DNNVV

trong tổng số các DN ở nước ta phân loại theo quy mô, đóng góp hơn 45% GDP, tạo công việc cho hơn 50% lao động cả nước, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước hàng năm hơn 18%. Số tiền thuế và phí mà các DNNVV tư nhân nộp cho Nhà nước tăng 18,4 lần sau 10 năm. Phần đóng góp này đã mang đến nguồn chi tiêu cho các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác.

Các DNNVV trong khu vực Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh nói riêng có mức phát triển kinh tế khá cao so với mặt bằng chung của cả nước trong hầu hết các khu vực: công nghệ cao, sản xuất hàng công nghiệp, viễn thông, tài chính, ngân hàng, đào tạo nhân lực... Việc tiếp cận được đến các tiến bộ trong khoa học – kỹ thuật ngoài năng lực của DN còn phụ thuộc vào khả năng tài chính, sự hậu thuẫn tốt sẽ giúp cho DN tận dụng được lợi thế tài chính trong quá trình phát triển, xây dựng sản phẩm, được đầu tư các hệ thống nghiên cứu, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh... phù hợp. Khi tìm kiếm cơ hội kinh doanh bên ngoài, tiếp cận các đối tác, tham gia các hội chợ thương mại để quảng bá về doanh nghiệp và sản phẩm ... cũng cần rất nguồn kinh phí.

Mặc dù được coi là sở hữu các nguồn sáng tạo, đổi mới, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều các rào cản làm hạn chế sự phát triển. Một trong số đó là hạn chế về nguồn tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh: khó khăn trong việc vay vốn TCTD, lượng tiền vay từ người thân, bạn bè có giới hạn, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại thấp... Hằng năm, dù số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng đáng kể, nhưng cũng có số lượng không nhỏ doanh nghiệp phải giải thể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,

trong 6 tháng 2017 đã có đến 37.907 doanh nghiệp ngừng hoạt động trên cả nước, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, lý giải cho hiện tượng này cũng còn nhiều lý do về khả năng cạnh tranh của DN, các hỗ trợ khu vực FDI...

Khả năng tiếp cận vốn là việc các DN nhận biết, nắm bắt các nguồn thông tin về vốn và khả năng đáp ứng được các điều kiện do người cung cấp vốn đặt ra để có được nguồn vốn để hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất có thể chấp nhận được từ người cấp vốn. Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

nguồn vốn từ bên ngoài (vốn từ ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, công ty cho thuê tài chính, quỹ hỗ trợ tín dụng của chính phủ), và chiếm đa số, khoảng 75-90%

nguồn vốn là vốn từ bên trong (vốn từ vay người thân, bạn bè, từ vốn góp, từ tiền tiết kiệm của chủ doanh nghiệp), ngoài ra còn có nguồn vốn phi chính thống như vốn vay chợ đen, hụi...

Mặc dù được coi là nguồn cung cấp việc làm chủ yếu trong nền kinh tế và đóng góp đáng kể trong việc tạo tăng trưởng kinh tế, việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài của các DNNVV lại gặp nhiều khó khăn, khi mà các DNNVV thường phải chịu chi phí giao dịch và lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Điều này dẫn đến việc các DNNVV chủ yếu dựa vào vốn nội bộ để phát triển. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một phần ba các DNNVV có thể tiếp cận được với vốn ngân hàng, trong khi tỷ lệ này là 50% đối với các DNNVV ở các quốc gia phát triển.

Trước tiên cần nói tới yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi cho vay, đó là các tổ chức tài chính chỉ cho vay khi họ có thể giám sát được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo được rằng doanh nghiệp tuân thủ các điều khoản của hợp đồng vay vốn, doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận bền vững và doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực cần thiết như tài sản cố định đề có thể đảm bảo cho khả năng trả nợ ngân hàng. Các yêu cầu về giám sát khoản vay này đòi hỏi sự hợp tác và sự minh bạch của báo cáo tài chính DN, tuy nhiên điều này lại rất hạn chế ở các DNNVV. Các báo cáo của DNNVV thường không đồng nhất, không được kiểm toán và độ tin cậy không cao. Không phải DN nào cũng có nhân viên kế toán, mà có thể thuê kế toán bên ngoài để làm báo cáo. Bản thân nhân viên kế toán của các DN

này lại không có nhiều kinh nghiệm trong việc lập các báo cáo kinh doanh, báo cáo dòng tiền. Điều này khiến cho việc thu thập thông tin về DN không được chính xác, đầy đủ. Mà không phải DN nào cũng có đủ tài sản để thế chấp 100% cho khoản vay. Các DN này thường có những biến động trong khả năng sinh lời, tăng trưởng và thu nhập hơn vì mức độ ổn định kinh doanh thấp, vị thế cạnh tranh kém và chưa có uy tín trong thị trường, và tỷ lệ phá sản cũng cao hơn các doanh nghiệp lớn. Điều này có thể khiến cho các TCTD không mặn mà khi làm hồ sơ cho DNNVV vay vốn do trị giá của khoản vay nhỏ, hiệu quả tín dụng mang lại không cao, trong khi chi phí hoạt động và rủi ro cao.

Các khó khăn trong tiếp cận vốn tài trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn xuất phát từ các yếu tố khác như chính sách vĩ mô, các tổ chức trung gian tài chính và môi trường pháp luật. Ở tầm vĩ mô, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở các nước đang phát triển khiến cho chính phủ đi vay nhiều hơn, cạnh tranh về nguồn vốn hỗ trợ cho các DNNVV. Chính sách phát triển kinh tế nhằm khuyến khích quá trình công nghiệp hóa hay nhập khẩu vật liệu thay thế thường có lợi cho các doanh nghiệp lớn trong nước chứ không hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ đối với việc tiếp cận vốn. Ngoài ra, việc thực thi chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia đang gây sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong nước. Một thực tế là khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều mặt hàng có thuế nhập khẩu 0%, đã tạo điều kiện cho hàng ngoại ồ ạt chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Thêm vào đó, môi trường luật trong nước không hoàn chỉnh để bảo vệ các tổ chức tín dụng khỏi tình trạng nợ xấu và phá sản của các doanh nghiệp, cũng như việc thiếu các văn bản pháp luật và thực thi các quyền bảo hộ trí tuệ làm tăng rủi ro cho vay DNNVV, dẫn tới việc hạn chế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho vay phù hợp với các DN này.

Ngoài ra, chính đặc thù của các ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi cũng góp phần gia tăng thêm khó khăn của các DNNVV trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Đó là hầu hết các ngân hàng lớn, chiếm đa số về tiền gửi và cung cấp dịch vụ tín dụng là các ngân hàng có vốn nhà nước hoặc được nhà nước cấp vốn hoạt động,

các ngân hàng này lại thường được tiếp cận với các lĩnh vực cho vay ưu đãi, có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng lại là đối tượng thực thi các chính sách về trần lãi suất, khiến cho doanh thu cho vay không đủ để bù đắp chi phí cho vay DNNVV. Chính vì các nguyên nhân từ cả hai phía doanh nghiệp và ngân hàng như vậy, khiến cho nguồn vốn cho vay ngân hàng không phải là nguồn vốn dễ dàng tiếp cận của các DNNVV.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)