Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TẠI BÌNH DƯƠNG

2.2 Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV

2.2.1 Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Việt Nam

Một trong những vướng mắc lớn nhất đối với tăng trưởng của không chỉ của toàn thể DNNVV mà còn là của DNNVV của tỉnh Bình Dương là sự hạn chế của thị trường tài chính. Theo kết quả khảo sát 996 doanh nghiệp Việt Nam (Enterprise Survey) của World Bank từ 2014 đến 2016, khó khăn về tiếp cận vốn được đánh giá là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp, với 21,8% số doanh nghiệp trả lời trong khảo sát. Dựa vào số liệu khảo sát của World Bank và cuộc Điều tra DNNVV năm 2011 – 2015 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Khoa Kinh tế (DoE) thuộc Trường Đại học tổng hợp Copenhagen với sự hỗ trợ của Đại Sứ quán Đan Mạch (khảo sát được thực hiện tại 10 tỉnh thành: Hà Nội, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An,

Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tp.HCM, Long An) để phân tích khả năng tiếp cận vốn của DNNVV Việt Nam.

Theo khảo sát của World Bank, tỷ lệ DNNVV có đi vay thấp hơn nhiều so với các DN lớn. Chỉ có 28,8% DNNVV tham gia khảo sát có sử dụng vốn vay ngân hàng, so với 57,4% DN lớn. Kết quả này tương tự với kết quả của cuộc Điều tra DNNVV 2011 – 2015. Số DNNVV nộp hồ sơ vay vốn tương đối thấp, từ 24,6%

(năm 2011) đến 29% (năm 2015). Các phân tích về khu vực DNNVV trước đây cũng ghi nhận tỷ lệ nợ của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp (CIEM và ctg. 2012, 2010; Rand et al. 2008). Tuy nhiên, tỷ lệ DN được tiếp cận vốn vay ngân hàng ở Việt Nam lại tương đối cao so với khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và mức trung bình của tất cả các quốc gia được khảo sát.

Hình 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng

Nguồn: World Bank, Enterprise Survey - Vietnam Trong khi đó, lại có sự khác biệt giữa DNNVV và DN lớn trong việc sử dụng các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư và tài trợ vốn lưu động. Tỷ trọng các DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, được ngân hàng cấp vốn để tài trợ cho hoạt

28.800%

22.400%

28.100%

55.700%

36.200%

41.500%

57.400%

41.800%

51.400%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

Việt Nam Đông Á - TBD Tất cả quốc gia

DN nhỏ DN vừa DN lớn

động đầu tư khá khiêm tốn, chủ yếu vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động. Tỷ lệ đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 10,8% ở các DNNVV, so với mức 20,2% của doanh nghiệp lớn. Mặc dù về tỷ lệ số lượng DNNVV vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động cao hơn các doanh nghiệp lớn, nhưng dư nợ của các doanh nghiệp lớn lại nhiều hơn và tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ từ vốn vay ngân hàng gần gấp đôi các DNNVV.

Hình 2.4: Tài trợ cho hoạt động đầu tư, vốn lưu động của các doanh nghiệp Nguồn: World Bank, Enterprise Survey - Vietnam Các nhóm doanh nghiệp khác nhau cũng có hướng tiếp cận các nguồn tín dụng khác nhau. Theo dữ liệu khảo sát của World Bank, nhìn chung các DN trong nước đi vay nhiều hơn doanh nghiệp FDI (41,5% so với 23%) do doanh nghiệp FDI thường được tài trợ vốn từ công ty mẹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng vay nhiều hơn các doanh nghiệp không xuất khẩu (46,5% so với 40,2%). Một điểm khá ngạc nhiên từ hai cuộc điều tra là các doanh nghiệp phía Bắc có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn các doanh nghiệp phía Nam; 42,9% doanh nghiệp ở Đồng Bằng Bắc Bộ có vay vốn ngân hàng, trong khi con số này ở vùng Đông Nam Bộ chỉ là 32,1%.

22

72

11

25 24

10 33

66

18

41

20

16 39

56

20

47

11

23

0 10 20 30 40 50 60 70 80

% vay ngân hàng để tài trợ hoạt

động đầu tư

Tỷ lệ đầu tư được tài trợ từ vốn nội

bộ

Tỷ lệ đầu tư được tài trợ từ vốn vay

ngân hàng

% vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu

động

% vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu

động

Tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ

từ vốn vay NH Nhỏ Vừa Lớn

Giới tính của giám đốc doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng khi các giám đốc nữ thường đi vay ít hơn so với giám đốc nam (28,7% so với 44,2%).

Hình 2.5 mô tả về nguyên nhân khiến các DNNVV không vay vốn theo kết quả Điều tra DNNVV. Một tỷ lệ lớn các DN trả lời do không có nhu cầu vay vốn (54%) hoặc không muốn bị nợ (23%). Những DN này không được xem là những DN gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên trong số các DN thuộc nhóm không nộp hồ sơ vay vốn (1.982 doanh nghiệp) có khoảng một nửa có thể đưa vào nhóm gặp trở ngại về tín dụng, khi những DN này chọn không có nhu cầu vay do những khó khăn trong việc đi vay như thủ tục ngân hàng phức tạp, lãi suất ngân hàng không thích hợp… dẫn đến việc DN e ngại đi vay do sợ không đáp ứng yêu cầu của ngân hàng.

Hình 2.5: Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không nộp hồ sơ vay vốn Nguồn: CIEM, ILSSA, DoE, Dữ liệu Điều tra DNNVV

Hình 2.6: Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn

Nguồn: CIEM, ILSSA, DoE, Dữ liệu Điều tra DNNVV Cuộc khảo sát Điều tra DNNVV cũng tìm hiểu các trở ngại của DNNVV khi tiếp cận vốn. Có đến 30% số doanh nghiệp được hỏi năm 2014 cho rằng doanh nghiệp gặp khó khăn do thủ tục hành chính, cán bộ ngân hàng – đây là yếu tố cản trở nhiều nhất đến hoạt động đi vay của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là khó khăn do thiếu tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Theo khảo sát của World Bank, khoảng 92% DNNVV được yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay ngân hàng và tài sản đảm bảo này chiếm tới 220% giá trị khoản vay. Cả hai khó khăn kể trên trong điều tra năm 2015 đều đã giảm xuống so với điều tra năm 2013, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Do hạn chế về năng lực quản trị tài chính, nhiều DNNVV chưa biết cách lập các dự toán về tài chính, về dòng tiền để mô tả được tiềm năng của doanh nghiệp, thuyết phục được ngân hàng cho vay. Phần lớn các chủ DNNVV, đặc biệt DN nhỏ và siêu nhỏ.

Trong Điều tra về DNNVV cũng có nhắc đến các khoản chi phí không chính thức khi vay vốn ngân hàng. Theo thống kê của nhóm tác giả, 44,6% các DN có chi ngoài, và năm 2015 có giảm đi một chút là 42,7%, tuy nhiên không đáng kể. Hình 1.5 dưới đây mô tả các nguyên nhân đối với việc chi ngoài do các chủ hoặc người quản lý DN đưa ra. Trong khi tỷ lệ chi ngoài để “tiếp cận các dịch vụ công” giảm từ 28,4% năm 2013 xuống còn 18,7% năm 2015, thì tỷ lệ chi để “giải quyết các vấn đề về thuế” lại tăng từ 17,6% năm 2013 lên 24,1% năm 2015. Một số nguyên nhân

khác như Cấp giấy phép, Vấn đề liên quan đến chính quyền, Hải quan cũng có sự thay đổi.

Hình 2.7: Các nguyên nhân của việc chi ngoài

Nguồn: CIEM, ILSSA, DoE, Dữ liệu Điều tra DNNVV.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)