CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN
4.2 Giải pháp đối với các DNNVV
Hỗ trợ từ Nhà nước, Chính quyền tỉnh Bình Dương là cần thiết. Tuy nhiên, mỗi DN lại có cách vận hành khác nhau. Kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh khốc liệt, DN dễ thành lập và cũng rất dễ bị đào thải. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp, phải tự mình cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, năng động, thích ứng nhanh với thị trường, kinh doanh có hiệu quả. Nếu được như vậy, vấn đề tiếp cận vốn vay rất dễ dàng. Cải thiện tình hình tiếp cận vốn đối với DNNVV, chính mỗi DN cần phải thay đổi cách hoạt động hướng tới mục tiêu hiệu quả và chuyên nghiệp, tạo dựng được lòng tin đối với các TCTD và bạn hàng. Theo cuộc khảo sát, một số khó khăn hạn chế về việc tiếp cận vốn của DNNVV đã được đưa ra. Vì vậy, cần có cách khắc phục các khó khăn đó:
4.2.1 Chứng minh được năng lực tài chính để trả nợ
Khả năng trả nợ đó là điều mà Ngân hàng xem xét khi quyết định cho DN vay vốn. Doanh nghiệp cần phải nêu được lộ trình phát triển công ty mộ cách thật cụ thể, chi tiết để từ đó chứng minh được rằng DN đang đi đúng hướng và trả nợ cho NH chỉ là vấn đề sớm muộn. Sổ sách chứng từ lưu giữ rõ ràng, chi tiết để chứng minh năng lực tài chính công ty một cách đáng tin cậy. Nhiều DNNVV thực tế có thể có năng lực, tuy nhiên hồ sơ chứng minh lại không có. Vì vậy, không tạo được sự tin cậy với các tổ chức tín dụng khi trình phương án vay vốn.
4.2.2 Nâng cao trình độ quản lý và nhân sự nội bộ công ty
Hoạt động công ty hiệu quả và thành công, yếu tố đầu tiên và quan trọng là bộ máy nhân sự của công ty, từ lãnh đạo đến nhân viên. Vì vậy, muốn hoạt động và kinh doanh hiệu quả. DNNVV cần có cái nhìn đúng hướng và cải thiện nguồn nhân lực cho công ty. Bài toán nhân lực đối với DNNVV hiện đang rất nan giải và gặp nhiều khó khăn. Một số đề xuất giải pháp của tác giả về cải thiện tình hình nhân lực của DNNVV như sau:
DNNVV cần cho nhân viên hoặc lãnh đạo các bộ phận tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng và chuyên môn. Về kỹ năng ở đây là nói về các kỹ năng ngoài chuyên môn ví dụ như kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình…. Đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, những kỹ năng này có thể nói sẽ đi xuyên suốt, từ việc phát triển con người, gia tăng hiệu suất công việc, đặt nền móng cho việc phát triển lâu dài của công ty. Về mặt chuyên môn, tổ chức các khóa nâng cấp trình độ cho toàn thể nhân viên. Có như vậy thì năng lực của nhân viên mới được nâng cao, đi kịp với những đòi hỏi ngày càng cao của đối tác. Doanh nghiệp có như thế mới có khả năng kiếm được những bản hợp đồng có giá trị cao. Quy mô sản xuất từ đó mới được mở rộng
Cần chia sẻ nhận thức tự hoàn thiện bản thân cho mỗi nhân viên. Mỗi người chính là mỗi phần tử của DN, mỗi người có phát triển bản thân lên tầm cao mới thì DN mới sẽ sang đảm đương những công việc ở mức độ cao về chất lượng lẫn công
nghệ kĩ thuật. Môi trường DN lúc này sẽ là lý tưởng nhất cho việc phát triển vượt bậc, tiềm lực là vô hạn.
Bên cạnh đó, cần có các phương thức để khen thưởng và kỉ luật phân minh cho từng cá nhân, đảm bảo môi trường công bằng trong công việc. Cần xây dựng được lộ trình phát triển cho nhân viên trong công ty, có như vậy mới hướng được cho họ những bước để hoàn thiện được bản thân một cách toàn diện. Cũng như xây dựng được quyền lợi được hưởng với từng cấp độ trong công ty nhằm khuyến khích và đãi ngộ xứng đáng cho những đóng góp của bản thân nhân viên trong công việc.
Với trường hợp vi pham kỷ luật, cần có những chế tài phù hợp để hạn chế sự tái phạm, cũng như hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của nhân viên. Để đạt được điều này thì lãnh đạo công ty luôn phải là người đi đầu trong mọi lĩnh vực. Sẵn sàng chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân.
4.2.3 Mức độ sử dụng và am hiểu các dịch vụ tài chính Ngân hàng
Mỗi DNNVV cần trang bị kiến thức và am hiểm về các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng. Khi sử dụng am hiểu và sử dụng dịch vụ nhiều tạo sự tin cậy cho nhân viên Ngân hàng về uy tín, năng lực công ty. Yếu tố này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay bổ sung cho sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu.
Đối với những DNNVV đã từng vay các TCTD và có lịch sử trả nợ tốt không bị lịch sử nợ xấu, nợ quá hạn thì khả năng khi vay vốn lại thì dễ hơn và khả năng tiếp cận được vốn cao hơn. Vì vậy, lịch sử tín dụng cực kỳ quan trọng.
DNNVV khi vay vốn ngân hàng cần chú ý lịch trả nợ, trả nợ đúng hạn, không để tình trạng nợ xấu xảy ra. Công ty cần có bộ phận kế toán theo dõi dòng tiền về để trả nợ đúng hạn.
Yếu tố tiếp theo đó là mức độ sử dụng các sản phẩm tài chính về tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn. Khách hàng càng sử dụng càng nhiều dịch vụ với tần suất nhiều thì khả năng tiếp cận vốn cũng cao hơn. Khi sử dụng dịch vụ nhiều, DN
dễ tạo lòng tin đối với nhân viên ngân hàng, tạo uy tín trong giao dịch. Nhân viên NH dễ nhận thấy tình hình tài chính để cho vay khách hàng khi có nhu cầu.
4.2.4 Hồ sơ sổ sách tài chính rõ ràng, minh bạch
Báo cáo tài chính là một trong số những hồ sơ quan trọng về cách nhìn nhận đầu tiên về năng lực tài chính của DN. Nếu một DN có tốt đến đâu, tuy nhiên các thông tin về báo cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch thì các TCTD không có căn cứ để đề xuất cho vay đối với DN được. Vì vậy, chủ sở hữu, lãnh đạo DN cần ý thức được tầm quan trọng của sổ sách tài chính để đầu tư đúng hướng, thiết lập báo cáo rõ ràng minh bạch ngay từ đầu. Tránh tình trạng, báo cáo mỗi lúc mỗi khác, đối với mỗi ban ngành lại một báo cáo khác. DNNVV hầu hết đều có tình trạng báo cáo thuế thì làm lỗ, báo cáo ngân hàng thì có lợi nhuận. Vì vậy, hiện nay, hầu hết các TCTD đều có chính sách quy định lấy báo cáo thuế làm cơ sở thẩm định năng lực tài chính của DN.
Để cải thiện được tình hình lập báo cáo sổ sách tài chính. Lãnh đạo DN cần được phổ biến ở mức nâng cao về tài chính để hiểu rõ cách thức và tầm quan trọng của Báo cáo tài chính doanh nghiệp, lưu trữ hồ sơ doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy kế toán tài chính riêng cho công ty. Nhân viên kế toán hiện tại chủ yếu là thuê ở ngoài và hình thức làm báo cáo chỉ là đối phó với cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng và hầu như khi nào cần thiết mới làm báo cáo. Kế toán thuê ngoài, thu thập hồ sơ chứng từ không đầy đủ, vì vậy số liệu báo cáo tài chính không chính xác và nhiều khi số liệu tự đưa vào để có hồ sơ tài chính mà số liệu không khớp với thực tế.
Cần đăng ký các khóa học đào tạo về quản lý tài chính và cho lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên kế toán tài chính theo học để ứng dụng vào quản lý cho DN.
Theo dõi báo cáo tài chính kịp thời và rõ ràng, tạo cho chủ doanh nghiệp có một cái nhìn về hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả không, công nợ khách hàng
cân đối, theo dõi hàng hóa và hoạt động kinh doanh hiệu quả, có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, báo cáo tài chính có vai trò vô cùng quan trọng với chủ doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khi nhìn nhận năng lực tài chính của DN. Vì vậy, DN nên có hướng đầu tư cải thiện bộ máy tài chính của mình đúng, phù hợp và hoạt động có hiệu quả
4.2.5 Tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cho DN
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay DN là mạng lưới hoạt động của DN. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp càng lớn và số lượng nhà cung cấp đầu vào hàng hóa dịch vụ và số lượng khách hàng đầu ra mua sản phẩm của DNNVV ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn DN. Doanh nghiệp càng có đầu vào đầu ra ổn định và phân tán, không tập trung vào khách hàng nào thì khả năng tiếp cận vốn cao hơn so với các doanh nghiệp chỉ tập đầu đầu vào hoặc đầu ra vào một hoặc hai khách hàng.
4.2.6 Tạo dựng uy tín Doanh nghiệp trên thị trường
Uy tín của DN trên thị trường cực kỳ quan trọng. Uy tín giúp cho DN tạo và giữ được các mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Uy tín là quan trọng bậc nhất trong cuộc sống nói chung cũng như linh vực kinh tế nói riêng. Trong vấn đề vay vốn nó càng được thể hiện rõ hơn nữa. Có uy tín cao thì mức độ tiếp cận vốn mới có thể được nâng cao lên được. Vì vậy, các DN nên xây dựng thương hiệu và uy tín cho mình trên thị trường. DN càng uy tín thì càng dễ tiếp cận được vốn vay các TCTD.
4.2.7 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn
Việc huy động vốn có thể có được từ nhiều nguồn chính quy lẫn không chính quy như: Ngân sách nhà nước: trợ cấp, bảo lãnh, bảo hiểm, ưu đãi, giảm thuế suất đối với từng loại hình doanh nghiệp,… Đối tác trả chậm, tín dụng thương mại,
Nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh, chiết khấu, thuê tài chính;
Huy động từ thị trường vốn: chứng khoán, trái phiếu, Vốn tự có, vốn góp.
Nguồn vốn trên thị trường tài chính đa dạng và không phải nguồn nào cũng dễ tiếp cận. Vì vậy, mỗi DNNVV cần xem xét đặc thù ngành nghề, khả năng tiếp cận cũng như mức độ phù hợp cho DN để lựa chọn cho mình một hình thức bổ sung nguồn vốn phù hợp cho hoạt động của DN.