CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN
4.3 Các giải pháp từ phía Ngân hàng thương mại
Nhận thấy vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế. Quốc hội, Chính phủ trong thời gian qua đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV.
Trong đó, có luật hỗ trợ DNNVV ban hành ngày 12/06/2017 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Chính sách này kỳ vọng sẽ tìm kiếm được nhiều giải pháp trong việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng một cách dễ dàng hơn nhiều lần. Theo các chính sách này, Chính Phủ và ngành Ngân Hàng đang triển khai đồng bộ các giải pháp tại Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1726/2016/QĐ- TTg ngày 5/9/2016. NHNN chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại triển khai nhiều quy định như hỗ trợ, giảm lãi suất, ưu tiên nguồn vốn đối với khu vực DNNVV, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tìm kiếm vốn cho việc đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
Theo chính sách trên, nhiều ngân hàng ra gói ưu đãi dành cho DNNVV như nhiều gói sản phẩm tín dụng tín chấp với hạn mức khá cao, lãi suất hợp lý… tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Điển hình, trong thời gian qua một số Ngân hàng thương mại như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với 05 đối tượng ưu tiên với mức giảm 0,5%/năm, kể từ ngày 10/7/2017. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với gói cho vay không cần TS bảo đảm và thẻ tín chấp dành cho khách hàng DN với hạn mức tín dụng tối đa 5 tỷ đồng. Đây là hai dòng sản phẩm được thiết kế dành riêng cho DN thuộc các lĩnh vực kinh doanh, gồm:
Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, dệt may, da, giầy, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thiết bị điện, điện tử và sản phẩm quang học….và còn nhiều chương trình ưu đãi đối với DNNVV từ các TCTD khác. Các TCTD đã ban hành chương trình ưu đãi, tuy nhiên số lượng DNNVV tiếp cận được vốn vay cũng rất hạn chế. Vì mỗi ngân hàng, đưa ra các điều kiện để DN thỏa mãn và đáp ứng được mới được vay vốn tín dụng. Nhưng có vẻ các điều kiện này quá khó hoặc phía DN không đủ trình độ để có thể đạt được cơ hội này.
Tại thời điểm hiện tại, Ngân Hàng cần tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm phù hợp, từ đó tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn vay. Các ngân hàng cần có quy trình cho vay riêng đối với những thủ tục đơn giản; Nghiên cứu và thiết kế các gói sản phẩm tín dụng tín chấp riêng phù hợp đối với nhóm đối tượng là DNNVV; Phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi. Như vây, mới hỗ trợ được các DNNVV không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo thấp. Tuy nhiên vẫn trên cơ sở thủ tục hợp lệ và đảm bảo phù hợp với pháp luật.
Đồng thời, cũng cần thay đổi rút ngắn quy trình thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng hiệu quả. Một số kiến nghị của tác giả đối với Ngân hàng thương mại:
- Về chính sách cho vay DN: văn bản, thủ tục cần đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn. Ngân hàng cần đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ trọn gói và các giải pháp tài chính đến DN. Chỉ cho một số cán bộ khách hàng tiếp cận và chăm sóc khách hàng, có như vậy mới am hiểu và tạo lòng tin đối với khách hàng, giữ mối quan hệ với DN lâu dài. Nắm bắt và cung cấp các giải pháp tài chính kịp thời cho DN khi có nhu cầu. Ngân hàng cần đưa ra các gói cho vay DNNVV đối với khoản vay trung dài hạn. Hiện tại, nguồn vốn trung dài hạn DNNVV rất cần, tuy nhiên, nguồn vốn vay được rất hạn chế. Công tác thẩm định lâu, phức tạp, DN dù rất cần nhưng cũng không có cách nào đạt được. Do đó việc điều tra, nghiên cứu để phát triển thêm các
dịch vụ, sản phẩm nhằm tiếp cận ở mức độ cao hơn nữa với DN là hết sức quan trọng. Có như vậy mới đi đúng vai trò của các Tổ chức tín dụng.
- Về chính sách lãi suất: các TCTD cần đưa ra các chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các DNNVV tốt, giúp DN có nguồn lực, tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Lãi suất ưu đãi là một trong các nhân tố tăng khả năng tiếp cận vốn vay của các DN.
- Về nhân viên tín dụng: Với tư cách là nhân tố trung gian, NVTD đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm định khả năng của DN cũng như thể hiện ý chí quyết tâm của NH hoặc Tổ chức tín dụng. Do đó, trách nhiệm của NVTD là rất cao, cần được đạo tạo một cách kỹ lưỡng nhất về trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng thực dụng. Để từ đó có thể tư vấn một cách nhanh chóng, gọn gàng cho DN hiểu rõ tính đúng đắn của thủ tục hiện tại cũng như công tác vay vốn. Cán bộ tín dụng càng linh hoạt và nhanh nhẹn, nắm bắt rõ quy trình nghiệp vụ, tạo sự thân thiện cho DN thì DN càng dễ và DN càng muốn tiếp cận được vốn vay Ngân hàng.
- Về tài sản đảm bảo: Chắc chắn đây là tác nhân quan trọng nhất cho quyết định cho DN vay vốn hay không. Thực sự, tài sản đảm bảo là quan trọng, tuy nhiên đây là dự phòng trong trường hợp xấu nhất DN không trả được nợ vay khi cho DN vay vốn, nhiều Ngân hàng chỉ quan tâm tài sản đảm bảo mà bỏ qua khách hàng tốt. Thẩm định các yếu tố khác như năng lực quản trị của chủ sở hữu, phương án kinh doanh, hoạt động doanh nghiệp trong thời gian qua, để tránh bỏ qua các khách hàng tốt. Đối với các DNNVV có mối quan hệ tín dụng lâu năm có thể thẩm định theo phương án khi DN có nhu cầu tăng hạn mức vay vốn. Đối với các DNNVV đang là khách hàng của chính NH, có đầy đủ thông tin về khách hàng, nắm rõ uy tín khách hàng có thể hỗ trợ khách hàng vay tín chấp. Cho vay dựa trên phương án kinh doanh, cấp tín dụng theo phương án khách hàng. Tóm lại phần này dường như là trọng yếu đối với việc vay vốn của DN, tuy nhiên nó vẫn có thể được giảm bớt phần nào đó bằng chính uy tín DN được ngân hàng ghi nhận. Do đó DN hãy cố gắng để đạt được sự đồng thuận từ phía NH.
Tổng kết chương 4
Từ các vấn đề đặt ra ở các phần trước đó, phần này đi sâu vào việc giải quyết giúp DNNVV tiếp cận được nguồn vốn vay Ngân hàng. Chính quyền sở tại Bình Dương cần đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa NH và DNNVV. Về phía DNNVV, việc tăng cường khả năng tiềm lực của bản thân, không ngừng xây dựng niềm tin của NH là các giải pháp thiết thực. Và cuối cùng, phía NH nên xem xét lại các quy trình, thủ tục một cách nghiêm túc để cho khách hàng có thể tiếp cận được một cách dễ dàng hơn nữa. Ngoài ra cũng cần cố gắng đầu tư, phát triển ra các gói dịch vụ tài chính đơn giản, dễ tiếp cận cho khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang thay đổi từng ngày, nền kinh tế đã và đang có những bước tiến rõ rệt. Từ chỗ chỉ phát triển chuyên về nông nghiệp, kinh tế đang dần dịch chuyển sang khối công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ việc đa dạng hóa ngành nghề cũng như tăng cường việc chuyên môn hóa sản xuất. DNNVV đã hấp dẫn được nguồn đầu tư từ trong và ngoài nước. Tăng tổng thu nhập quốc gia lên một cách ấn tượng. Ngoài ra số lượng việc làm cũng gia tăng, góp phần giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp cũng như giảm bớt tệ nạn xã hội.
Tầm quan trọng của DNNVV là như vậy, tuy nhiên khả năng tiếp cận được nguồn vốn lại cần được chú ý do còn gặp rất nhiều khó khăn. Nội dung phân tích ở trong các chương trước cho thấy việc tiếp cận đang không được như mong đợi từ phía Doanh nghiệp cũng như Ngân hàng và xa hơn nữa là nền kinh tế thị trường hiện tại. Do đó việc điều chỉnh là rất cấp thiết. Và để sự điều chỉnh đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa ngân hàng và DNNVV(Điều lệ, thủ tục,…). Bên cạnh đó chính quyền từ trung ương đến địa phương cần lắng nghe đề xuất, cũng như ủng hộ cho lợi ích thiết thực cho địa phương và doanh nghiệp cũng như quốc gia.
Các nhân tố ảnh hưởng lớn đề quá trình tiếp cận vốn đều đã được nếu trong chương trước. Qua đó, cần có cách nhìn nhận và khắc phục các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNNVV. Mặc dầu vậy, để khắc phục được thì cũng không thể một sớm một chiều. Tuy nhiên cần phải có lộ trình khắc phục, có như vậy thì luận văn mới có thể hiện đúng đắn giá trị của nó. Việc phân tích dù đã thực hiện trên tinh thần khách quan, tuy nhiên vì vấn đề thời gian, cũng như chi phí phát sinh, kết quả phân tích có thể chưa hoàn toàn đánh giá hết được vấn đề một cách toàn diện. Do đó việc phát triển thêm là cần thiết. Qua đây tác giả cũng xin cảm ơn Quý thầy cô và độc giả đã giành thời gian để tham khảo cũng như đánh giá đề tài. Mọi đóng góp là hết sức cần thiết cho bản thân và cộng đồng về lâu dài.
Xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Kỳ Thành, 2015, Năm 2015, hơn 9.400 doanh nghiệp giải thể, 71.300 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
2. Khoa Kế toán – Kiểm toán, Kế toán quản trị, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, NXB Lao động
3. Mỹ Anh, 2016, Tình hình hỗ trợ phát triển DNNVV của Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015
4. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2015, 2016, 2017
5. Nguyễn Thị Minh Phượng, Nguyễn Thị Minh Hiền, 2011, Đánh giá khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Nghệ An, tạp chí Khoa học và Phát triển.
6. Nguyễn Thu Thủy, Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, Đại học Ngoại thương, NXB Lao Động, Hà Nội.
7. Nguyễn Hồng Hà, Huỳnh Thị Ngọc Tuyền, Đỗ Công Bình, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 9, tháng 6/2013.
8. Nguyễn Đình Thọ, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Tài Chính, Hồ Chí Minh 9. Trần Thị Hải (2012), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thêm những
giải pháp mang tính khả thi cao, tạp chí Thị trường Tài chính số 5/2012 10. Trần Ngọc Hùng, Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ năm 2016 11. Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân, 2015, Phát triển nguồn tài chính
cho DNNVV tại Hà Nội, tạp chí Khoa học ĐHQGHN
DANH MỤC CÁC TRANG WEB THAM KHẢO
1. Cơ sở dữ liệu Thông tin doanh nghiệp, 2018, Danh sách doanh nghiệp tại Bình Dương, truy cập ngày 24/07/2018
2. Cục Hải quan Bình Dương, Hải quan Bình Dương: Bước chuyển mình trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, 2015, http://www.vneic.com.vn/tin-tuc/61/hai-quan-binh-duong-buoc-chuyen- minh-trong-cong-tac-ho-tro-doanh-nghiep-fdi-tren-dia-ban-tinh.html; truy cập ngày 24/07/2018
3. CIEM, 2007, Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra DNNVV năm 2007,
http://www.ciem.org.vn/Portals/1/CIEM/Publications/2008/12/SMEReport20 07Final1.pdf, , truy cập ngày 24/07/2018.
4. Đất nền Bình Dương, 2016, Danh sách 48 khu công nghiệp tại Bình Dương, https://datnenbinhduong.vn/danh-sach-48-khu-cong-nghiep-tai-binh-
duong.html; truy cập ngày 24/07/2018
5. Hải Âu/TTXVN, 2016, Doanh nghiệp đăng ký mới ở Bình Dương tăng cao, http://www.dangcongsan.vn/preview/newid/396037.html, truy cập ngày 15/07/2018
6. Hải Âu/TTXVN, 2017, Bình Dương: Hơn 3.800 doanh nghiệp mới đăng ký tổng vốn 34.802 tỷ đồng, http://bnews.vn/-binh-duong-hon-3-800-doanh- nghiep-moi-dang-ky-tong-von-34-802-ty-dong/58454.html, truy cập ngày 15/07/2018
7. Hồng Liên, 2014, Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Bình Dương,
http://business.gov.vn/tabid/99/catid/337/item/13558/b%E1%BA%A3o-lanh- tin-d%E1%BB%A5ng-cho-dnnvv-t%E1%BB%89nh-binh-
d%C6%B0%C6%A1ng.aspx; truy cập ngày 29/07/2018.
8. Luật Doanh nghiệp, 2014,
http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx
?itemid=30314; truy cập ngày 24/08/2018
9. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2017, https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Doanh-nghiep/Luat-Ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-2017-
320905.aspx; truy cập ngày 24/08/2018
10. Luật Thương mại, 2005,
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemi d=18140; truy cập ngày 24/08/2018.
11. Mai Xuân, 2015, Bình Dương: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, http://becamex.com.vn/tin-tuc-su-kien/tin-du-an-chinh-sach-nha- nuoc/tin-du-an-chinh-sach-nha-nuoc/binh-dng-y-mnh-cong-tac-h-tr-phap-ly- cho-doanh-nghip; truy cập ngày 21/08/2018.
12. Nguyễn Hương, Bộ KH&ĐT, 2015, Kết quả điều tra DNNVV năm 2015, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=34886&idcm=188; truy cập ngày 28/07/2018
13. SKHĐT-Bình, 2018, Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, http://sokhdt.binhduong.gov.vn/tinh-hinh- dang-ky-doanh-nghiep-trong-nuoc-nam-2017-tren-dia-ban-tinh-binh- duong.aspx, , truy cập ngày 15/07/2018.
14. Thúy Hằng, 2017, Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo tinh thần của Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/06/2017 của Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa XII, http://sokhdt.binhduong.gov.vn/phat-trien-kinh-te-tu-nhan- tro-thanh-mot-dong-luc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong- xa-hoi-chu-nghia-theo-tinh-than-cua-nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-0362017- cua-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii.aspx;
truy cập ngày 26/07/2018
15. Thảo Ngọc, 2017, Bình Dương tiếp sức cho Doanh nghiệp khởi nghiệp, http://baocongthuong.com.vn/binh-duong-tiep-suc-cho-dn-khoi-nghiep.html, truy cập ngày 26/01/2018; truy cập ngày 20/08/2018
16. Thông tin Thống kê tỉnh Bình Dương, 2017,
https://thongke.binhduong.gov.vn/Pages/Home.aspx; truy cập ngày 21/08/2018.
17. Thư viện tỉnh Bình Dương, 2016, 19 năm tái lập tỉnh Bình Dương: Kinh tế - Xã hội phát triển vượt bậc,
http://www.thuvienbinhduong.org.vn/?ArticleId=7910aa3e-e509-436d-96aa- 9069a7823f9d; truy cập ngày 21/08/2018.
18. UBND tỉnh Bình Dương (2017), Quyết định về việc Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Quyet-dinh-2465-QD- UBND-2017-ho-tro-phat-trien-tai-san-tri-tue-Binh-Duong-2017-2020- 362330.aspx; truy cập ngày 21/08/2018.
19. Wider, 2015, Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt nam: Kết quả điều tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015,
https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/SME2015-report- Vietnamese.pdf; truy cập ngày 21/08/2018.
20. Wikipedia, 2017,
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng; truy cập ngày 28/08/2018.
B. Tiếng Anh
1. Charles Harvie, 2011, Framework Chapter: SME Access to Finance in Selected East Asian Economies, University of Wollongong.
2. Gentrit Berisha and Justina Shiroka Pula, 2015, Defining Small and Medium Enterprises: a critical review
3. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE, Tatham RL, 2006, Multivariate Data, Analysis, 6thed, Upper Saddle River NJ: Prentice-Hall.
4. Stijn Claessens and KonStantinos Tzioumis, 2006, Measuring firm’s access to finance, , World Bank
5. Thorsten Beck and Asli Demirguc-Kunt, 2006, Small and Medium-size Enterprises: Access to Finance as a Growth Constraint, World Bank 6. World Bank, 2015, Vietnam – Entersprise Survey 2015,
http://microdata.worldbank.org/index.php/catalog/2664/study-description, truy cập ngày 13/01/2018.