Chính sách hỗ trợ của tỉnh Bình Dương về phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN

4.1 Chính sách hỗ trợ của tỉnh Bình Dương về phát triển DNNVV

Yếu tố quan tâm đầu tiên khi tổ chức tín dụng quan tâm cho vay DN là DN đó có đủ khả năng để trả nợ cho khoản vay hay không. Vì vậy, để tăng cường khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV, cần sự hỗ trợ của Tỉnh để cải thiện phương án sản xuất kinh doanh. Tỉnh Bình Dương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển DNNVV, tạo điều kiện cho DNNVV phát triển, nâng cao khả năng tiếp cận vốn DN. Bên cạnh đó triển khai thực hiện các chính sách phù hợp, tháo gỡ các khó khăn cho DNNVV hiện đang gặp. Ngày 13 tháng 12 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ra quyết định số 3508/QĐ-UBND về việc đẩy mạnh tốc độ phát triển các doanh nghiệp trong nước, thể hiện tinh thần của tỉnh nhà trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho giai đoạn 2017-2020. Đề án đã đưa ra các khó khăn và hạn chế mà DNNVV gặp phải và đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ DNNVV cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh.

Các giải pháp nâng cao tiềm lực của DNNVV

Nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và tăng tỷ trọng sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Tạo điều kiện thúc đẩy các ngành hỗ trợ khác phát triển. Tập trung hoàn thành công cuộc cải cách theo Quyết định số 2465/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với các yêu cầu đơn giản hóa thủ tục cũng như hỗ trợ DNNVV về các giá trị thẩm định, cũng như các văn bản sở hữu trí tuệ.

- Chính quyền Tỉnh Bình Dương cần hỗ trợ một phần chi phí xây dựng thương hiệu, thực hiện đăng ký và bảo hộ, cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm, chứng chỉ thân thiện môi trường, chứng chỉ quy trình sản xuất,... cho doanh nghiệp.

Tăng sự cạnh tranh về sản phẩm chất lượng của DN trong thị trường tiêu thụ.

- Các cơ quan ban ngành Tỉnh Bình Dương cần phối hợp với nhau và hỗ trợ DN tăng cường xây dựng các thương hiệu mạnh. Trước mặt đạt được những thương hiệu quốc gia, sau đó là củng cố và xây dựng các thương hiệu mang tính toàn cầu.

- Triển khai xây dựng và phát triển trên cơ tạo ra các thương hiệu nhóm ngành, tập thể, nghiên cứu và áp dụng mô hình phát triển thương hiệu cạnh tranh của ngành.

Các giải pháp nâng cao trình độ KHKT và Công nghệ

Xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác, với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp nhằm nhanh chóng tiếp cận trình độ độ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ.

- Phối hợp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về KHKT nâng cao mức độ cập nhật công nghệ, cũng như phát triển KHKT của từng cá nhân DN. Khuyến khích, hỗ trợ phổ cập hạ tầng công nghệ từ những mô hình thành công trong thực tế.

Về khối DN hoạt động trong lĩnh vực Công Nghệ và KHKT thì cần được coi trọng, hỗ trợ tới cùng.

- Hỗ trợ các quỹ lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận đang hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường. Từ đó tạo nguồn cung cấp thiết yếu cho các DNNVV.

- Đề ra các quy định về phát triển và triển khai các ứng dụng KHKT như thương mại điện tử, đặt hàng qua ứng dụng,…nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.

Các giải pháp về nguồn cung ứng vốn cho Doanh Nghiệp

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng mật thiết làm tiền đề để thúc đẩy DN phát triển. Vì vậy, chính quyền Tỉnh Bình Dương cần rà soát, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, có biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tranh thủ tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức cho vay vốn. Tỉnh Bình Dương cần có chính sách hợp tác với các tổ chức tín dụng để đi tới các giải pháp không chỉ tối ưu cho doanh nghiệp mà còn tăng cường uy tín của các tổ chức này.

- Tỉnh nên tổ chức các ngày hội tín dụng để hai bên tổ chức tín dụng và tổ chức doanh nghiệp có thể gặp gỡ, trao đổi, kí kết. Tăng cường tạo điều kiện để phát triển năng lực doanh nghiệp.

- Tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho các Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ phát triển khoa học công nghệ,… kiến nghị sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ của Quỹ BLTD, Quỹ Phát triển DNNVV,…để tăng cường nguồn vốn cho DNNVV.

Các giải pháp cho nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực mang ý nghĩa sống còn cho DN, trình độ quản lý yếu kém hay trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực quá thấp thì không thể phát triển công ty theo chiều hướng tốt được. Ngoài trình độ chuyên môn từ các trường lớp hệ chính quy, tỉnh cần liên kết với các chương trình đào tạo bổ sung, tổ chức định kì các ngoại khóa nhằm tăng cường mức độ cập nhật về thông tin, nâng cao kỹ năng toàn diện… Từ đó nâng cao khả năng hợp tác sản xuất lên một tâm cao mới.

- Tổ chức các khóa nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao các kỹ năng cần thiết cho các nhân sự cấp quản lý. Tổ chức các lớp học nghề chuyên môn nhằm sẵn sàng nguồn lực cũng như tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân của tỉnh.

- Hoàn thiện, nâng cấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin về thị trường lao động nhằm kết nối nguồn lực cho doanh nghiệp đang tìm kiếm. Hoàn tất thủ tục, hỗ trợ quá trình kí kết hợp đồng lao động diễn ra nhanh gon.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh và chất lượng đào tạo, đạo tạo phải gắn với doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược nguồn nhân lực gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng việc liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục - đào tạo và các cơ quan, doanh nghiệp nơi sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Các giải pháp về mặt bằng sản xuất

Thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất theo quy định, tạo quỹ đất sạch cho doanh nghiệp. Công khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; tiếp tục công khai, minh bạch, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục tiếp cận đất đai trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp có bố trí quỹ đất phù hợp cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (về diện tích, giá thuê đất, thuê lại đất...)

Nhóm giải pháp thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh

Tập trung, quyết liệt thực hiện công tác cải cách hành chính, trọng điểm là cải cách thủ tục hành chính; đơn giản hóa thủ tục hành chính theo thẩm quyền, cắt giảm, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, thủ tục hành chính gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp; công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của người dân làm chuẩn, cộng đồng doanh nghiệp là thước đo hiệu quả trong hoạt động của chính quyền các cấp; xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Tạo

môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các DNNVV.

- Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; Ứng dụng CNTT nhằm phát triển các hệ thống thông tin hỗ trợ việc phát triển thị trường cũng như tiên đoán chiều hướng từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời và nhanh chóng.

Ngoài ra xây dựng các hệ thống nội bộ, giúp đỡ cho việc chuyển phát và thu nhận thông tin một các chuẩn xác và kịp thời.

- Xây dựng các hoạt động hỗ trợ hội viên về đào tạo, tư vấn, xúc tiến thương mại; bảo đảm các hiệp hội được tham gia đầy đủ trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật.

- Triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn và đất đai, cơ hội kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong nước.

- Tổ chức cơ cấu bộ máy nhằm sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng cho DNNVV.

- Tổ chức các ngày lễ thương mại nhằm làm cầu nối cho các DNNVV trong nước có thể tiếp xúc được nguồn cung cũng như nguồn tiêu thụ ở ngoài nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)