Các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.5 Các nghiên cứu trước

Vấn đề khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã được nhiều tác giả nghiên cứu và có một số mô hình nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, Wagema G. Mukiri (2011) sử dụng phân tích cluster (phân nhóm các đối tượng có liên quan vào một nhóm đại diện bởi một biến) với các biến đưa vào mô hình liên quan đến đặc điểm của chủ DN và khẳng định: Tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm kinh doanh của chủ DN có vai trò hình thành định hướng của doanh nhân trong việc hoạch định chiến lược vay vốn kinh doanh. Phương pháp này chưa đưa ra mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Phương pháp này mới chỉ nghiên cứu các nhân tố từ phía DN, trong

khi đó một phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng của các DNNVV lại từ phía Ngân hàng.

Nghiên cứu của Wagema (2011), Nguyễn Văn Lê (2014) sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng cho DNNVV của Việt Nam khi nền kinh tế mất ổn định và đã chỉ ra 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, đó là quy mô của DN và mức độ thanh khoản. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện phương pháp OLS vẫn còn vướng mắc một số hạn chế biến phụ thuộc trong mô hình...

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic cũng được đa số nhà khoa học sử dụng như: Ricardo (2004), Võ Trí Thành (2011), Ajagbe (2012), Khalid (2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014) sử dụng. Nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic được sử dụng để nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2013)

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2013) cho thấy, phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic và phân tích nhân tố khám phá – EFA đã được tác giả sử dụng linh hoạt để nghiên cứu tác động của các nhân tố từ phía DN và ngân hàng.

Theo đó, các tác giả sử dụng phương pháp EFA để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu. Từ đó, làm cơ sở giúp quá trình hồi quy Binary logistic cho kết quả chính xác hơn. )... Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic các tác giả thu được kết luận: Quy mô DN, doanh thu DN, năng lực của DN, khả năng quay vòng vốn, mối quan hệ với ngân hàng, sử dụng tín dụng thấu chi, mức độ thanh khoản, tài sản đảm bảo... có tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Nguyễn Hồng Hà (2013) đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic và phương pháp EFA linh hoạt để nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố từ phía

DN và ngân hàng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tác giả tiến hành điều tra 120 DN và 10 ngân hàng tại 06 huyện và 01 thành phố của Trà Vinh với 11 yếu tố phân tích. Kết quả chỉ ra rằng, 04 yếu tố từ phía DNNVV gồm: Uy tín của DN, phương án sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính và tài sản đảm bảo đều tác động cùng chiều đến khả năng vay vốn của DNNVV, trong đó biến uy tín của DN có tác động mạnh nhất do có hệ số điểm nhân tố lớn nhất.

Về phía ngân hàng, các yếu tố: lãi suất, thủ tục, thời hạn và thời gian xem xét cho vay đều có tác động trực tiếp đến việc vay vốn của DNNVV tại tỉnh Trà Vinh.

Nguyễn Hồng Hà (2013) nhận định, nếu thời gian cho vay phù hợp với mục đích vay vốn, quy trình xem xét nhanh chóng, thủ tục vay vốn tín dụng càng rõ ràng, kết hợp lãi suất giảm thì khả năng tiếp cận và vay được vốn của DN càng được nâng cao. Phương pháp này mới đưa ra được vài yếu tố từ phía Ngân hàng và từ phía DN, chưa làm rõ được sâu nguyên nhân các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu này nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn về các nhóm nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng.

Nhìn chung, trong các mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, có 3 nhóm yếu tố được các nhà nghiên cứu tập trung phân tích gồm: Phía DN, phía ngân hàng và chính sách kinh tế vĩ mô. Tùy thuộc vào từng hướng nghiên cứu mà các tác giả tập trung vào nhóm yếu tố đặc thù.

Hình 1.1: Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn DNNVV

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên thế giới theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cả định tính và định lượng nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng chính đến khả năng tiếp cận vốn của DN

Có thể thấy rằng, việc tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng phụ thuộc vào các thông tin mà khách hàng cung cấp và tình hình tài chính khách hàng.

Càng có nhiều và cụ thể các thông tin về năng lực quản trị của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, dòng tiền, chu kì kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, biên tỷ suất lợi nhuận và tài sản đảm bảo... thì DN càng có nhiều khả năng tiếp cận được vốn và đủ nhu cầu vốn. Cơ sở để ngân hàng xác định được khả năng trả nợ của DN phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp hoặc khả năng sinh lợi của dự án. Các thông tin càng khách quan và minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp thì DN càng có khả năng được đáp ứng vốn.

Tổng kết chương 1

Chương 1 trình bày cách phân loại DNNVV ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời, tác giả nêu các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn DNNVV. Tác giả cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước ở Việt Nam và các nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn của các tác giả trên thế giới.

Khả năng tiếp cận vốn

DNNVV Doanh

nghiệp Ngân hàng

Chính sách KT Vĩ Mô

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Các Doanh Nghiệp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)