CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TẠI BÌNH DƯƠNG
2.3 Đánh giá khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân
- Mặc dù các Quỹ tín dụng của tỉnh Bình Dương được xem là hoạt động có hiệu quả nhất so với các tỉnh khác, nhưng các DN vẫn chưa tiếp cận rộng rãi nguồn vốn này vì thông tin về các Quỹ tín dụng khá hạn chế, không được công bố rộng rãi về các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cho một số ngành nghề kinh doanh.
- Phần lớn các DNNVV tiếp cận nguồn vốn chủ yếu từ kênh tín dụng của các NHTM, các hình thức huy động vốn khác chưa khai thác tốt, các DN chưa thực sự quan tâm hoặc do không đủ thông tin để tiếp cận.
- Nhu cầu vay vốn lớn nhưng để có thể đạt được vốn vay chỉ tầm (22,6 % DN không tiếp cận được). Hình thức tiếp cận chủ yếu là có tài sản đảm bảo (với hạn mức được cấp từ 50% - 75% giá trị tài sản đảm bảo), tiếp cận dưới hình thức tín chấp hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba là hạn chế.
- Các DNNVV tỉnh Bình Dương bị Ngân hàng từ chối thường là do thiếu sự đầu tư đúng mức vào hệ thống sổ sách kế toán của DN, không đủ tài sản thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay vì không thể vay theo hình thức tín chấp.
Các NHTM càng siết chặt các điều kiện cho vay hơn nhằm đảm bảo được khoản thu hồi về.
- Lãi suất cũng là một cản trở đối với việc tiếp cận vốn của DNNVV, ít các chương trình ưu đãi dành cho các DNNVV. Việc chỉ được vay với điều kiện có tài sản đảm bảo, lại chịu lãi suất cao hơn các DN bán buôn cũng là thiệt thòi cho các DNNVV.
Khi phân tích về các khó khăn tiếp cận vốn của DNNVV của tỉnh Bình Dương và so sánh các vấn đề này với kết quả của Vietnam – Enterprise Survey của World Bank và Điều tra DNNVV của CIEM, ISSLA, DoE thực hiện, có thể nhận ra một số điểm tương đồng về nguyên nhân này, mặc dù các DNNVV tham gia khảo
sát ở các địa bàn khác tỉnh Bình Dương. Chủ yếu các DN trả lời rằng việc gây cản trợ họ tiếp cận vốn vay là nguyên nhân từ phía NHTM: thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp, lãi suất không đáp ứng được như kỳ vọng của họ, yêu cầu về tỷ lệ tài sản đảm bảo khá cao trong khi đó chỉ được cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn. Các DNNVV vẫn phải tự vận động các nguồn khác như vốn tự có, dùng tín dụng thương mại hay vay mượn từ bạn bè, người thân khi muốn vay vốn. Và họ bị hạn chế cấp tín hạn mức tín dụng trung dài hạn cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mới hoặc khi có nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị mới.
Rất nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị NHTM từ chối vì phương án kinh doanh của họ không được khả thi, kế hoạch trả nợ không hợp lý. Các NHTM nhận định các dự án của DN không được chi tiết, cụ thể hóa nội dung, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán chủ yếu là chỉ cần đáp ứng được với cơ quan thuế, khiến cho họ khó khăn trong việc thẩm định năng lực của DN, tính khả thi của dự án và khả năng trả nợ của DNNVV.
Một số nguyên nhân từ phía DN:
- DNNVV có giá trị tài sản thế chấp thấp, không đáp ứng được các điều kiện về thủ tục, hồ sơ... khi vay vốn NH. Hoặc nếu có thể đáp ứng được thì chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung dài hạn rất hạn chế.
- Nhiều DN mới thành lập chưa đủ trình độ kinh doanh, doanh nghiệp, lao động, tài chính... dẫn đến làm ăn thua lỗ, phải tạm dừng hoạt động hoặc giải thể.
Không tạo được uy tín với NH, nên không thể tiếp cận được vốn để đẩy mạnh phát triển sản xuất khi mới thành lập.
- Bản thân các DNNVV xuất trình các giấy tờ không qua kiểm toán, không minh bạch khiến các NH không thể xác định được tình hình hoạt động của DN, năng lực tài chính không được thể hiện.
- Các DN cũng không thể tiếp cận được vốn cũng vì không chứng minh được hiệu quả của hệ thống kinh doanh hiện tại, thể hiện sự thiếu năng lực trong việc xây dựng dự án và quản lý tài chính của DN, các thông tin về dự án không đồng nhất, mặc dù phương án đó có thể đem lại lợi nhuận cao cho DN.
Tổng kết chương 2
Trong chương này, đề tài đã phân tích, đánh giá về hiện trạng của DNNVV Việt Nam và tỉnh Bình Dương trong việc tiếp xúc nguồn vốn. Trên cơ sở các nguồn thông tin về cuộc Điều tra DNNVV Việt Nam, điều tra khảo sát thực tế tại 137 DN trên các địa bàn của tỉnh Bình Dương, đề tài đã chỉ ra tình trạng khó khăn trong việc tiếp cận vốn của các DNNVV của những DN đã tiếp cận, một số nguyên nhân của tình trạng đó và so sánh tự tương quan của tỉnh Bình Dương đối với Việt Nam.
Các nguyên nhân này đến từ việc các DN không có tài sản thế chấp cho NH khi vay vốn, hệ thống sổ sách kế toán của DN không đầy đủ, ít được kiểm toán độc lập, thủ tục phức tạp và lãi suất NH tương đối cao, ít ưu đãi cho các DNNVV, ngoài ra các DN không vay được vốn còn do thiếu năng lực xây dựng dự án và phương án trả nợ vốn vay.
Kết quả nghiên cứu của chương này đã hình thành nên cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất mô hình nghiên cứu ở chương 3 và cơ sở đề đề xuất giải pháp ở chương 4.