CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.4. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở huyện Diễn Châu qua 3 năm
Với tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha, trong đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 2392 (2010) ha, hàng năm ngành nuôi trồng thủy sản Diễn Châu đã tạo ra được tổng giá trị là 57.384 trđ (2010), góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế huyện và tạo công ăn việc làm cho người dân. Đối tượng nuôi trên địa bàn huyện bao gồm: cá các loại, tôm, cua, ngao, ba ba....trong đó nuôi cá nước ngọt mà đặc biệt là nuôi cá RPĐT đang là hoạt động nuôi thu được lợi nhuận cao, tạo ra hướng đi mới trong nuôi thủy sản xuất khẩu của huyện
Đại học Kinh tế Huế
Trong tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản thì diện tích đất nuôi thủy sản nước ngọt chiếm tổng số nhiều nhất. Cá nước ngọt được nuôi trong các ao chuyên, nuôi cá - lúa, nuôi ở các sông, hồ, đập, sông cụt. Đối tượng nuôi thường là cá truyền thống xen ghép:
cá trôi, cá mè, cá chép, cá trắmvà một số giống mới như cá RPĐT, cá tra,ếch….Trong 3 năm qua, doảnh hưởng của thời tiết và các nhân tố chủ quan khác, diện tích, năng suất và sản lượng cá nước ngọt trong huyện biến đổi liên tục. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng nuôi cá nước ngọt tại Diễn Châu được thể hiện qua bảng 3
Bảng 3: Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Diễn Châu qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Diện tích Ha 2.626 2.084 1.844 -542 -240
Sản lượng Tấn 3.345 4.474 3.110 1.129 -1.364
Năng suất Tấn/ha 1,27 2,15 1,69 0,87 -0,46
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất thủy sản năm 2008, 2009, 2010 Nhìn chung diện tích nuôi cá nước ngọt trong những năm gần đây có chiều hướng giảm. Điều này được giải thích là do diện tích nuôi cá lúa mấy năm nay bị chững lại. Lý do là từ năm 2009 lúa sản xuất bị bệnh vàng lùn, lùn lụi nên diện tích lúa sau khi thu hoạch phải dập gốc rạ để xử lý bệnh. Năm 2009 diện tích nuôi cá nước ngọt đạt 2084 ha, giảm 542 ha so với năm 2008. Đến năm 2010 diện tích nuôi này chỉ còn 1844 ha giảm 240 ha so với năm 2009. Tuy nhiên, trong năm 2009 do điều kiện thời tiết thuận lợi cho cá phát triển, đầu tư nuôi trồng cải thiện cộng với sự quan tâm của các cấp chính quyền năng suất nuôi nước ngọt bình quân toàn huyện đạt 2,15 tấn/ha, tăng 0,87 tấn/ha so với năm 2008, nâng tổng sản lượng 2009 lên 4474 tấn, tăng 1129 tấn so với năm 2008.
Nhưng vào năm 2010 thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài, gây trở ngại lớn trong nuôi trồng thủy sản. Một số diện tích nuôi trồng thủy sản bị khô, có hộ nuôi cá chết hàng loạt.
Vì vậy năng suất bình quân trong năm có xu hướng giảm xuống còn 1,69 tấn/ha, làm giảm tổng sản lượng xuống còn 3110 tấn, giảm 1364 tấn so với năm 2009.
Đại học Kinh tế Huế
Riêng đối với sản xuất cá RPĐT, biến động về diện tích, năng suất, sản lượng trong những năm qua được thể hiện ở bảng 4
Bảng 4:Tình hình nuôi cá RPĐT tại Diễn Châu qua 3 năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Diện tích Ha 213 213 217 0 4
Sản lượng Tấn 820 880 685 60 -195
Năng suất Tấn/ha 3,85 4,13 3,16 0,28 -0,97
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất thủy sản năm 2008, 2009, 2010 Là giống cá muôi mới đưa vào sản xuất trên đại bàn huyện từ năm 2004, cá RPĐT sớm phát huy được thế mạnh của mình hơn hẳn so với những loài cá truyền thống nuôi trong huyện từ nhiều năm nay. Mặc dù xu thế chung toàn huyện là diện tích giảm trong 3 năm qua nhưng diện tích nuôi cá RPĐT lại tăng, tuy nhiên mức tăng này chưa cao mới chỉ từ 213 ha năm 2008, 2009 lên 217 ha năm 2010. Nuôi cá lúa trong huyện bình quân chỉ đạt từ 1,2 – 1,7 tấn/ha, nuôi cá truyền thống trong các ao nuôi chuyên đạt bình quân từ 2,5–2,7 tấn/ha nhưng khi nuôi cá RPĐT năng suất thường đạt từ 3,2 –5 tấn/ha. Trong 3 năm qua, do cùng chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết khí hậu, năng suất nuôi của các hộ nuôi vẫn chưa ổn định, biến động thất thường nhưng nhìn chung vẫn theo quy luật chung trong huyện. Năng suất nuôi năm 2008 là 3,85 tấn/ha, năm 2009 là 4,13 tấn/ha và năm 2010 là 3,16 tấn/ha. Điều đó tương đương với tổng sản lượng cá RPĐT năm 2008 là 820 tấn, năm2009 là 880 tấn, năm 2010 là 695 tấn.
Nuôi cá RPĐT đang là hoạt động thu hút được nhiều quan tâm của cá cấp lãnh đạo trong huyện cũng như tỉnh, vì đây là một giống cá nuôi thu được lợi nhuận cao, dễ nuôi và có tương lai lớn trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nuôi cá RPĐT trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là do tự phát, chưacó vùng quy hoạch cụ thể, mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của người dân chưa cao, thức ăn chủ yếu vẫn là thức ăn tươi, chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp nên vẫn chưa đạt chỉ tiêu xuất khẩu. Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý địa phương hiện nay là phải làmsao phát huy được hết khả năng của hoạt động sản xuất này, đưa cá RPĐTtrong huyện ra được thị trường nước ngoài.
Đại học Kinh tế Huế