CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT
3.6. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ RPĐT
Để thấy rõ hơn hiệu quả tác động của các nhân tố trong mô hình tới năng suất cá RPĐT, tôi sử dụng phương pháp hồi quy tương quan. Năng suất cá RPĐT tăng lên hay
Đại học Kinh tế Huế
giảm xuống có nhiều nhân tố tác động, có những nhân tố mang tính chất khách quan nhưng cũng có những nhân tố mang tính chất chủ quan. Trên từng ao nuôi nhất định, do điều kiện đặc điểm của từng ao nuôi khác nhau như tính chất sinh lý hóa trong từng ao nuôi, yếu tố thủy lợi, nguồn nước, thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến năng suất của các hộ ngư dân.
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ xin nghiên cứu một số nhân tố chủ quan có ảnh hưởng đến năng suất cá của các hộ ngư dân là: giống, thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp, lao động. Tất cả các biến này được tính bình quân/ha có xem xét đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật thông qua biến giả D. Các yếu tố như lệ phí từng hộ nuôi, nguồn nước, thời tiết khí hậu… có ảnh hưởng tương đối đồng đều nhau trên toàn huyện nên tôi không đưa vào mô hình này.
Hàm số được sử dụng ởbảng 16là hàm số logarit có dạng:
LnY = lnA +α1lnX1+α2lnX2+α3lnX3+α4lnX4+ βD
Lấy e mũ của phương trình trên (e là số mũ của logarit tự nhiên) ta có:
Y = AX1α1X2α2X3α3X4α4eβD
Đây là hàm sản xuất Cobb – Douglas ban đầu mà chúng ta đã xây dựng.
Các biến tôi sử dụng đưa vào mô hình bao gồm:
Y: Năng suất cá RPĐT(tạ/ha) X1: Giống cá RPĐT(1000con/ha) X2: Thức ăn tươi (tạ/ha)
X3: Thức ăn công nghiệp (tạ/ha) X4: Công lao động (công/ha)
D: Áp dụng KHKT (D = 1; có áp dụng KHKT, D = 0;
không áp dụngKHKT)
Đại học Kinh tế Huế
Trong đó lượng thức ăn tươi và công lao động bao gồm cả chi phí tự có của hộ nuôi cá. Bởi đặc điểm nuôi của các chủ hộ tại địabàn nghiên cứu vẫn là tận dụng sản sẩm phụ từ nông nghiệp nên chi phí tự có của hộ trong việc đầu tư sản xuất cá RPĐT cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và kết quả nuôi.
Riêng đối với các hộ có áp dụng KHKT và không áp dụng KHKT được phân biệt thông qua mức độ đầu tư chăm sóc và mức độ áp dụng kỹ thuật trong quá trình nuôi của hộ. Đối với những hộ có áp dụng KHKT mức đầu tư công chăm sóc lớn, chú trọng trong việc cho cá ăn đúng thời gian, liều lượng, thực hiện thay nước thường xuyên, có các biện pháp xử lý khoa học khi có hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình nuôi… Riêng các hộ còn lại, việc cho cá ăn không theo một quy định thời gian khoa học, hầu như không thực hiện thay nước trong quá trình nuôi, công chăm sóc còn đầu tư theo kiểu
“tranh thủ”, chưa chú trọng áp dụng kỹ thuật trong khi nuôi.
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính giữa các biến trong mô hình, tôi tiến hành kiểm tra sự tương quan giữa các biến với nhau, bởi vì bất cứ một sự tương quan qua lại chặt chẽ nào giữa các biến độc lập cũng có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích hồi quy. Kết quả kiểm tra thể hiện qua bảng17
Sự tương quan của các biến với chính nó đều bằng 1, điều đó được chứng minh bằng đường chéo 1 trên bảng 17. Phần tam giác đối xứng với nhau qua đường chéo này là sự tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau.
Hệ số tương quan giữa năng suất cá RPĐT và các biến độc lập tương đối cao, thấp nhất cũng là 0,605. Như vậy, ta có thể kết luận rằng các biến độc lập là giống, thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi, công lao động có thể đưa vào để giải thích cho năng suất cá thu được. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau thấp, cao nhất cũng chỉ là 0,727. Đây là con số tương quan chấp nhận được giữa các biến độc lập trong mô hình. Vì thế ta có thể tiến hành hồi quy tương quan giữa các biến trong mô hìnhđã xây dựng mà không phải quan tâm đến sự tương quan giữa các biến độc lập nữa.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 17: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Nang suat
ca rpdt ta/ha
Giong 1000con/h
a
Thuc an tuoi ta/ha
Thuc an cong nghiep
ta/ha
Cong lao dong cong/ha
Ap dung khoa hoc cong nghe Nang suat ca
rpdt ta/ha
Pearson
Correlation 1 .797(**) -.683(**) .698(**) .769(**) .605(**)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
Giong 1000con/ha
Pearson
Correlation .797(**) 1 -.560(**) .727(**) .648(**) .428(**)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .001
Thuc an tuoi ta/ha
Pearson
Correlation -.683(**) -.560(**) 1 -.415(**) -.519(**) -.298(*)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .021
Thuc an cong nghiep ta/ha
Pearson
Correlation .698(**) .727(**) -.415(**) 1 .545(**) .379(**)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .003
Cong lao dong cong/ha
Pearson
Correlation .769(**) .648(**) -.519(**) .545(**) 1 .649(**)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
Ap dung khoa hoc cong nghe
Pearson
Correlation .605(**) .428(**) -.298(*) .379(**) .649(**) 1
Sig. (2-tailed) .000 .001 .021 .003 .000
Nguồn: Số liệu điều tranông hộ năm 2011 Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS cho như sau:
Hàm sản xuất của các hộ điều tra có dạng:
Y = 1,995.X10,253.X2-0,143.X30,071.X40,249.e0,112.D
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tôi sử dụng kiểm định F với giả thiết H0 làα1= α2 = α3 = α4=0
VớiF(5,54) = 51,736 và sig = 0,000(a) rất nhỏ nên ta có thể bác bỏ giả thiết H0là tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0. Như vậy, mô hình hồi quy đưa ra là hợp lý và phù hợp thựctế với mức ý nghĩa 95%.
Đại học Kinh tế Huế
Hệ số tương quan điều chỉnh (R2 điều chỉnh) là 0,811 điều này có nghĩa là 81% sự biến động của năng suất là do các yếu tố trong mô hình tạo ra. Còn lại 19% sự biến động của năng suất là do các yếu tố như yếu tố thủy hóa sinh trong ao nuôi, khí hậu, thời tiết, nguồn nước....Điều này là hoàn toàn phù hợp với các biến đưa ra trong mô hình và thực tế sản xuất hiện nay tại địa bàn nghiên cứu. Giá trị sig (mức ý nghĩa quan sát) của các biến đưa vào mô hình đều < 0,05 có nghĩa là các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê.
Chỉ số hồi quy cho thấy, các biến giống, thức ăn công nghiệp, công lao động đều mang đấu dương, có nghĩa là các biến này tỷ lệ thuận với năngsuất cá RPĐT. Riêng thức ăn tươi thì ngược lại, chỉ số hồi quy mang dấu âm, có nghĩa là thức ăn tươi tỷ lệ nghịch với năng suất nuôi.
Bảng 18: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá RPĐT
TT Chỉ tiêu Hệ số α Standard Error Giá trị t sig
1 Hệ số A 1,995 0,433 4,417 0,000
2 X1(ln(con giống)) 0,253 0,089 2,057 0,004
3 X2(ln(thức ăn tươi)) -0,143 0,038 -3,661 0,000
4 X3(ln(thức ăn công nghiệp)) 0,071 0,034 2,321 0,029
5 X4(ln(công lao động)) 0,249 0,101 3,368 0,023
6 D(ln(áp dụng KHKT)) 0,112 0,040 2,377 0,013
7 Mẫu quan sát 60
8 R2 0,827
9 R2Điều chỉnh 0,811
10 Giá trị F(5,54) 51,736 0,000(a)
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011
Đại học Kinh tế Huế
Hệ sốα1 là 0,253 tức là chỉ số ảnh hưởng của giống tới năng suất nuôi, có nghĩa là khi cố định các yếu tố còn lại, với mức ý nghĩa 95%, thì nếu tăng giống 1% từ mức trung bình của mẫu đó thì năng suất sẽ tăng lên 0,253%. Đây là mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong các biến đến năng suất. Vấn đề đặt ra là người nông dân phải tìmđược nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng, thả đúng thời lịch cho cá phát triển tốt. Các trại giống cần phải đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, cung cấp giống chất lượng cao và tiến hành kiểm dịch kỹ lưỡng cho người dân.
Hệ số α2– chỉ số ảnh hưởng của thức ăn tươi đến năng suất cá RPĐT là -0,143 điều này có ý nghĩa khi cố định các yếu tố còn lại, với mức ý nghĩa 95% thì nếu tăng thức ăn tươi 1% từ mức trung bình của mẫu thì năng suất cá RPĐT sẽ giảm 0,143%. Trong khi đó, hệ số ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp là 0,071 tức là nếu cố định các yếu tố còn lại, ở mức ý nghĩa như trên, nếu tăng thức ăn công nghiệp lên 1% thì năng suất sẽ tăng lên 0,071%. Qua đây ta thấy, sự ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp tốt hơn thức ăn tươi đối với năng suất cá nuôi. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất các hộ nuôi cá RPĐT lại không nhận thức được điều này. Do giá thức ăn tươi rẻ, dễ kiếm hoặc có sẵn trong nhà nên người dân thường cho cá ăn rất nhiều, thậm chí thức ăn tươi là nguồn thức ăn chính của cá. Hộ nuôi chỉ có thể nhìn nhận được lợi ích trước mắt nhưng không biết được rằng, nếu bón quá nhiều thức ăn tươi, cá không ăn hết, lượng thức ăn này lắng xuống đáy ao phân hủy chậm sẽ sinh ra nhiều chất độc hại và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, tăng nguy cơ bùng phát của dịch bệnh, thức ăn cũng có thể là vật thể trung gian truyền nhiễmmầm bệnh từ bên ngoài tự nhiên vào.
Lao động có hệ số ảnh hưởng đến năng suất là 0,249, mức ảnh hưởng lớn thứ hai sau biến giống tới năng suất cá RPĐT. Khi cố định các yếu tố còn lại, nếu tăng lao động lên 1% thì năng suất cá nuôi tăng lên 0,249%. Trên thực tế, công lao động là một yếu tố đầu vào rất quan trọng bởi vì ngay từ khi chuẩn bị ao cho tới khi thu hoạch, khối lượng công việc rất nhiều đòi hỏi phải đầu tư nhiều công thì mới hoàn thành kịp thời vụ được. Chỉ có công lao động thì mới phát huy được hết tác dụng của các yếu tố đầu vào khác. Nuôi cá RPĐT cũng như nuôi các loại thủy sản khác đòi hỏi một quá trình chăm sóc, theo dõi kỹ
Đại học Kinh tế Huế
lượng, nắm bắt rõ tình hình ao nuôi cũng như đối tượng nuôi nhằm xử lý kịp thời những biến cố thì mới thu lại kết quả tốt được. Vì vậy công lao động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi. Thực tế điều tra 3 xã nuôi cáRPĐTtại huyện Diễn Châu, các hộ đầu tư công lao động chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn công theo kỹ thuật nuôi là 25 công/ha/vụ. Điều này là do tập quán làm việc của người nông dân, thường làm việc theo kiểu tranh thủ, hoặc kết hợp nhiều công việc cùng lúc.
Kết quả hồi quy cũng cho thấy ảnh hưởng của việc áp dụng khoa học kỹ thuật đến năng suất cá nuôi, hệ số này là 0,112. Có nghĩa là, trong điều kiện cố định các yếu tố còn lại, nếu áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cáRPĐTsẽ làm năng suất tăng lên 0,112 lần so với những hộ không áp dụng KHKT. Do ảnh hưởng từ kinh nghiệm nhiều năm trước nuôi cá truyền thống, người dân ít quan tâm đến kỹ thuật, không đầu tư chăm sóc nên khi nuôi cá RPĐT, hộ nuôi cũng chăm sóc sơ sài nên thu được hiệu quả chưa cao. Những hộ có áp dụng kỹ thuật đầu tư nhiều công lao động hơn, thực hiện thay nước, đảm bảo môi trường vùng nuôi, cho ăn đúng thời gian, liều lượng, cách thức cho ăn phù hợp với giai đoạn cá phát triển…. vì vậy kết quả nuôi có phần khả quan hơn, cá thu được có trọng lượng đồng đều hơn.
Nhìn chung các yếu tố trong mô hìnhđều ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá RPĐT và đều có ý nghĩa thống kê. Vì vậy trong thực tế nuôi trồng cần chú trọng và đặc biệt quan tâm đến các yếu tố này để nâng cao năng suất nuôi của các hộ. Cần bố trí lao động hợp lý, đầu tư thức ăn đúng cách với nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cáRPĐT để thu được kết quả nuôi cao hơn.