Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT

3.8. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.8.2. Các giải pháp cụ thể

3.8.2.3. Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông thôn

Về chính sách hỗ trợ đầu tư: trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi cá RPĐT cần một lượng vốn lớn để xây dựng ao hồ, máy móc…để tiến hành sản xuất và áp dụng các tiến bộ KHKT nhằm nâng cao trìnhđộ thâm canh. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ về giao thông, thủy lợi, điện …là điều kiện cần thiết cho sản xuất phát triển.

Tuy nhiên vốn để đầu tư công trình này là rất lớn, vượt ra ngoài khả năng tài chính của các hộ nuôi. Thực tế một số hộ đã phải vay vốn bên ngoài với lãi suất cao làmảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế nuôi, tạo tâm lý hoang mang, bị động cho người dân khiến họ không dám đầu tư thâm canh. Chính vì vậy, cần có sự hỗ trợ từ nhà nước để đầu tư hợp lý, xây

Đại học Kinh tế Huế

dựng những công trình này. Đồng thời khuyến khích các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, các tổ chức thu mua bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nghề cá theo quy hoạch, đầu tư các yếu tố đầu vào.

Đồng thời kêu gọi các tổ chức đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là từ các tổ chức FAO, các nguồn ODA, các tổ chức phi chính phủ…

Về chính sách tín dụng ưu đãi: cần thực hiện quy trình, thủ tụccho vay nhanh chóng, gọn nhẹ, đơn giản, phù hợp với trình độ của người dân, nới lỏng sự khắt khe của việc thế chấp tài sản. Phát triển các hình thức, các đoàn thể, các tổ chức tín dụng nông thôn như:

quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng hội phụ nữ, hội nông dân, các tổ chức do các hộ tự nguyện đóng góp giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, các ngân hàng (ngân hàng NNVPTNT, ngân hàng chính sách xã hội). Huy động nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ do các tổ chức nước ngoài trực tiếp quản lý hoặc ủy thác cho các ngân hàng. Nên thực hiện ưu đãi lãi suất đối với các hộ mới chuyển đổi ngành nghề sản xuất, các hộ nghèo, các hộ chính sách… Có chính sách san sẻ tài chính đối với những hộ nuôi gặp những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến sản xuất như: thiên tai, dịch bệnh…Giúp họ vượt qua khó khăn, có niềm tin để tiếp tục sản xuất. Đối với những hộ nuôi trung bình, tài sản thế chấp để vay ít, thì ngoài mức tối đa được vay trực tiếp theo quy định của ngân hàng, thì phần còn lại ngân hàng nên áp dụng hình thức vay gián tiếp thông qua tín chấp của các đoàn thể, chính quyền địa phương.

- Chính sách giao khoán đất, mặt nước

Tổ chức thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của nhà nước về đất đai theo quy định của luật đất đai về giao quyền sử dụng đất, mặt nước đầm phá, khuyến khích các hộ dân tiếp tục khai hoang lập hóa nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng gắn liền với lợi ích của hộ. Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ diện tích nuôi trồng cho hộ dân như trong nông nghiệp thực hiện. Trên cơ sở giao khoán, người dân tích cực phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường.

Đại học Kinh tế Huế

- Chính sách về khuyến ngư

Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ như giống, thức ăn, kỹ thuật, thú y, thông tin thị trường, giá cả, chuyển giao công nghệ…phục vụ cho hoạt động nuôi trồng và nuôi cá RPĐT nói riêng. Trong đó chú trọng giống và thức ăn công nghiệp vì những yếu tố này không những quyết định đến trình độ thâm canh mà còn ảnh hưởng đến quy mô, nhịp điệu của quá trình sản xuất. Đồng thời nó cũng quy điịnh hình thức nuôi cá RPĐT, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất của quá trình nuôi.

Cần mở rộng quy mô các trại giống trên địa bàn huyện, tăng cường liên hệ với các cơ sở lớn, công nghệ cao để lựa chọn được nguồn giống có chất lượng, tỷ lệ đực cao, đầu tư công nghệ cho các trại giống nhằm tạo được nguồn giống có chất lượng tốt. Khuyến khích các công ty chế biến thức ăn cho cá phát triển mạng luới phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp để cung ứng tốt hơn cho các hộ nuôi cá.

Tăng cường tuyên truyền kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tuân thủ lịch thời vụ, xử lý ao nuôi, bảo quản chế biến sau thu hoạch…Cập nhật các thông tin về thị trường giá cả, về những tiến bộ mới trong kỹ thuật nuôi cá RPĐT, về sự khắt khe của thị trường đối với cá RPĐT thương phẩm, chính sách của nhà nước về phát triển thủy sản đến người dân thông qua mạng lưới khuyến ngư.

Phát triển các loại hình đào tạo, mở các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao công nghệ theo các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật từ xa trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, vô tuyến… Tổ chức tham quan học hỏi từ những mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, tiếp thị cho người dân.

Tổ chức công tác kiểm dịch, công tác thú y phải sâu sát đến từng hộ nuôi để kiểm soát được tình hình dịch bệnh của cá và có những hướng dẫn giúp ngườinuôi cá sử dụng khoa học các loại thuốc, tiến hành thực hành kiến thức về phòng và chữa bệnh cho người dân.

Kiểm soát và kiểm tra những giống cá nhập ngoại địa phương, phát triển các trại ươm cá giống nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất. Xây dựng các mô hình điển

Đại học Kinh tế Huế

hình về sản xuất hiệu quả gắn liền với môi trường, gây dựng các phong trào thi đua sản xuất, trao đổi học hỏi kinh nghiệm.

- Hỗ trợ khâu tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường sự hợp tác, liên kết, liên doanh: sự hợp tác giữa các nông hộ hiện nay chỉ mang tính tự phát, mức độ liên kết còn rời rạc,mạnh ai nấy làm, chỉ thực hiệnở việc trao đổi lao động và nguồn vật tư. Do vậy cần có định hướng để liên kết các hộ nuôi trong một tổ chức thống nhất, cùng tham gia liên kết nuôi trồng, tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, vừa tạo nên tiếng nói chung có trọng lượng hơn trong quá trình thương lượng với bên thu mua, vừa phát huy được lợi thế của từng hộ nuôi. Đồng thời chia sẻ những rủi ro trong sản xuất.

Thành lập các hội nghề để mở rộng quy mô, tăng khả năng đầu tư vốn, thu hút lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên một quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ sản xuất –chế biến – lưu thông – tiêu thụ, tạo sự chủ động, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong kênh. Các hội nghề có thể trở thành đại diện của các thành viên tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại, quan hệ đối ngoại một cách thuận lợi, phát triển thương hiệu, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mỗi thành viên, tạo uy tín, sự tin tưởng cho khách hàng, làm cơ sở cho việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Tăng cường công tác thông tin thị trường, nâng cao khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Sản xuất gắn vớinghiên cứu thị trường, hướng vào nhu cầu của khách hàng để từ đó đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với vệ sinh an toàn thực phẩm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có thể xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe.

Cần có chính sách ưu đãi về thuế, cũng như tạo môi trường về chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Thực hiện mô hình kinh tế gắn kết bốn nhà: Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nước, tạo cầu nối trung gian cho việc kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nuôi cá, tránh trường hợp bị

Đại học Kinh tế Huế

tư thương ép giá, hay “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, tạo niềm tin và sự an tâm cho các hộ nuôi sản xuất.

Không ngừng tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những cơ hội và thách thức đối với thị trường tiêu thụ trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó thúc đẩy người nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với nhu cầu thị trường. Mở ra các hội chợ thương mại về hàng thủy sản, tạo điều kiện để người nông dân giới thiệu sản phẩm củamình, xây dựng một diễn đàn, giúp các nhà sản xuất thủy sản xuất khẩu gặp gỡ và trao đổi với người nông dân về yêu cầu của thị trường tiêu thụ, tạo sự liên kết chặt chẽ cùng nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.

- Chính sách về lao động, việc làm

Nghề nuôi thủy sản đã tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm được tính mùa vụ trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống, tận dụng thời gian nhàn rỗi của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, lao động tham gia vào nuôi trồng thủy sản ở ven đầm phá, chủ yếu là do các hộ nông dân nên trìnhđộ chuyên môn, quản lý còn hạn chế. Do vậy nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, huấn luyện họ để tiến hành sản xuất hiệu quả hơn, sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực trong sản xuất và nghiên cứu khoa học phục vụ ngành thủy sản cần phải được chú trọng, vìđầu tư vào con người là hiệu quả bền vững nhất. Xu thế phát triển mạnhmẽ nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ, của trình độ sản xuất trên thế giới, yêu cầu của quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc và tăng cường nâng cao trình độ sản xuất của đội ngũ lao động. Chỉ có vậy chúng ta mới không bị tụt hậu. Nuôi cá nước ngọt nói chung và nghề nuôi cá RPĐT nói riêng cũng không nằm trong quy luật đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)