CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT
3.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI CÁ RPĐT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Sau quá trình điều tra, tìm hiểu, thu thập thông tin tại 3 xã triển khai dự án nuôi cá RPĐT trong 3 thời kỳ khác nhau là Diễn Đoài, Diễn An và Diễn Lộc thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, tôi đã cóđược kết quả và hiệu quả của các xã tính bình quân chung cho mỗi ha như bảng 15
Như bảng 15 đã nêu, năng suất của các xã có sự chênh lệch nhau cụ thể xã Diễn Đoài năng suất cá đạt 39,74 tạ/ha nhiều hơn năngsuất Diễn 11,33 tạ/ha và nhiều hơn năng suất của xã Diễn Lộc 14,44 tạ/ha. Bình quân chung 3 xã năng suất đạt 31,15 tạ/ha. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì khi phân tích ở trên ta đã thấy mức độ đầu tư cũng giảm dần từ Diễn Đoài, Diễn An đến Diễn Lộc. Mức độ đầu cho chi phí sản xuất cao hay thấp có ý nghĩa quyết định đến năng suất nuôi cá. Không những khác nhau về năng suất, kích cỡ cá thu được tại 3 xã cũng có sự chênh lệch nhau. Tại Diễn Đoài, số cá đạt trọng lượng 0,5 kg/con trở lên đạt tỷ lệ hơn 90%, trong khi tại Diễn An số cá này chiếm 88,6% và tại Diễn An là 40,9%. Theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng, các RPĐT nếu được đầu tư nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và chăm sóc tốt sẽ đạt trọng lượng từ 0,7 –0,9 kg/con. Tuy nhiên tại địa bàn nghiên cứu, người dân đầu tư chủ yếu là thức ăn tươi và việc chăm sóc chưa đảm bảo đúng kỹ thuật nên trọng lượng cá thu được mới chỉ từ 0,4 –0,6 kg/con.
Do năng suất thu được trên mỗi ha ao nuôi tại 3 xã là khác nhau, đồng thời mức giá bán ra cho mỗi loại kích cỡ các khác nhau cũng có sự chênh lệch nên giá trị sản xuất GO thu được trên mỗi ha ao nuôi cũng khac nhau. GO xã Diễn Đoài là 97,54 trđ/ha, Diễn An là 69,4 trđ/ha, Diễn Lộc là 51,6 trđ/ha. Bình quân chung 3 xã thu được giá trị sản xuất là 72,85 trđ/ha. Mức chênh lệch giá trị sản xuất lớn nhất xảy ra giữa Diễn Đoài và Diễn Lộc 45,94 trđ/ha. Diễn Đoài nhiều hơn Diễn An 28,14 trđ và Diễn An nhiều hơn Diễn Lộc 17,8 trđ.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 15: Kết quả nuôi các RPĐT của các hộ điều tra (Tính BQ/ha)
Chỉ tiêu kết quả
ĐVT Diễn Đoài
Diễn An
Diễn
Lộc BQC So sánh
Diễn Đoài/
Diễn An
Diễn Đoài/
Diễn Lộc
Diễn An/
Diễn Lộc
N Tạ/ha 39,74 28,41 25,30 31,15 11,33 14,44 3,11
GO Trđ/ha 97,54 69,40 51,60 72,85 28,14 45,94 17,80
TC Trđ/ha 45,77 37,36 29,21 38,61 8,41 16,55 8,14
IC Trđ/ha 42,45 33,90 26,52 35,45 8,56 15,94 7,38
VA Trđ/ha 55,08 35,50 25,08 37,40 19,58 30,00 10,42
MI Trđ/ha 54,22 34,71 24,52 36,66 19,51 29,70 10,19
Pr Trđ/ha 51,77 32,04 22,39 34,24 19,73 29,39 9,66
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm2011 Sau khi thu được giá trị sản xuất, trừ đi các khoản chi phí trung gian mà hộ đãđầu tư, giá trị gia tăng trên mỗi ha mà xã Diễn Đoài thu được là 55,08 trđ, nhiều hơn xã Diễn An 19,58 trđ và nhiều hơn Diễn Lộc 30,00 trđ. Bình quân chung 3 xã, cứ mỗi ha ao nuôi các hộ nuôi thu được 37,40 trđ giá trị gia tăng.
Thu nhập hỗn hợp MI là khoản thu bao gồm lợi nhuận nuôi và chi phí mà gia đìnhđã bỏ ra trong vụ nuôi. Tại Diễn Đoài thu nhập hỗn hợp là 52,22 trđ/ha trong khi lợi nhuận thu được là 51,77 trđ/ha.Tại Diễn An thu nhập hỗn hợp ít hơn Diễn Đoài 19,51 trđ/ha tức là MI bằng 34,71 trđ/ha và lợi nhuận là 32,04 trđ/ha. Riêng Diễn An thu nhập hỗn hợp chỉ đạt 36,66 trđ/ha ít hơn Diễn Đoài 29,70 trđ/ha, ít hơn Diễn An 10,19 trđ/ha và lợi nhuận DIễn An thu dược là 22,39 trđ/ha. Do mức chênh lệch chi phí tự có của các hộ tại 3 xã không chênh lệch nhau nhiều nên mức chênh lệch nhau về thu nhập hỗn hợp cũng gần như là mức chênh lệch giữa lợi nhuận thu được của 3 xã.
Đại học Kinh tế Huế
Hiệu quả nuôi
Ngoài các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tôi còn sử dụng phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả để thấy được phần kết quả thu được so với phần chi phí mà hộ phải bỏ ra sẽ như thế nào. Các kết quả tính toán bình quân cho một ha ao nuôi được thể hiện ở bảng 15
GO/IC bình quân chung của 3 xã là 2,04 lần, có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian mà hộ gia đình đầu tư vào sản xuất thì thuđược 2,04 đồng giá trị sản xuất. Trong đó GO/IC của Diễn Đoài là 2,3 lần, của Diễn An là 2,05 lần và của Diễn Lộc là 1,95 lần.
Như vậy cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất của xã Diễn Đoài thu được giá trị sản xuất nhiều hơn 1 đồng chi phí trung gian của xã Diễn An 0,25 đồng và nhiều hơn của Diễn Lộc 0,35 đồng.
Cũng với một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất đó, xã Diễn Đoài thu được giá trị gia tăng là 1,3 đồng. Còn xã Diễn An một đồng chi phí trung gian đem vào sản xuất thu được 1,05 đồng giá trị gia tăng và Diễn Lộc một đồng chi phí trung gian thu được 0,95 đồng giá trị gia tăng. Mức chênh lệch giá trị gia tăng thu được trên một đồng chi phí bằng với mức chênh lệch giá trị sản xuất thu được trên một đồng chi phí giữa 3 xã.
MI/IC thu được của xã Diễn Đoài có giá trị lớn nhất, bằng 1,28 lần, của xã Diễn An là 1,02 và của Diễn Lộc là 0,92 lần. Điều này có nghĩa là, cứ một đồng chi phí trung gian hộ đầu tư cho nuôi cá RPĐT thì thu được 1,28 đồng thu nhập hỗn hợp đối với Diễn Đoài, 1,02 đồng đối với Diễn An và 0,92 đồng đối với Diễn Lộc. Bình quân chung 3 xã mức thu nhập hỗn hợp thu được từ 1 đồng chi phí trung gian là 1,02 đồng.
Ngoài các chỉ tiêu trên, để làm rõ hơn hiệu quả sản xuất mà các hộ đạt được, tôi còn sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí Pr/TC. Với chỉ tiêu này, xã Diễn Đoài đạt 1,13 lần, Diễn An là 0,86 lần và Diễn Lộc là 0,77 lần. Điều này có nghĩa là, khi đầu tư một đồng chi phí, xã Diễn Đoài sẽ thu được 1,13 đồng lợi nhuận, xã Diễn An thu được ít hơn 0,27 đồng tương đương là 0,86 đồng và xã Diễn Lộc chỉ thu được 0,77 đồng. Ít hơn Diễn Đoài 0,36 đồng và ít hơn Diễn An 0,09 đồng. Bình quân chung toàn huyện, lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí là 0,87 đồng.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 16: Hiệu quả nuôi cá RPĐT của các hộ điều tra năm 2010 (Tính BQ/ha)
ĐVT: Lần
Chỉ tiêu hiệu quả
Diễn Đoài
Diễn An
Diễn
Lộc BQC So sánh
Diễn Đoài/
Diễn An
Diễn Đoài/
Diễn Lộc
Diễn An/
Diễn Lộc
GO/IC 2,30 2,05 1,95 2,04 0,25 0,35 0,10
VA/IC 1,30 1,05 0,95 1,04 0,25 0,35 0,10
MI/IC 1,28 1,02 0,92 1,02 0,26 0,36 0,10
Pr/TC 1,13 0,86 0,77 0,87 0,27 0,36 0,09
Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2010 Như vậy kết quả và hiệu quả mà các hộ nuôi các RPĐT tính tại huyện Diễn Châu là rất tốt. Các hộ nuôi đều thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên tùy vào mức độ đầu tư khác nhau mà các hộ thu được kết quả là khác nhau. Xã Diễn Đoài do đầu tư nhiều hơn 2 xã còn lại nên thu được kết quả nuôi cao hơn, hiệu quả từ những đồng chi phí thu được cũng lớn hơn 2 xã khác. Nhờ vào lợi nhận thu được từ việc nuôi cá RPĐT bà con đã có thêm một nguồn vốn tích lũy đầu tư thêm vào nhiều các hoạt động sản xuất khác, tăng thêm thu nhập gia đình, nâng cao được mức sống của hộ… Từ những kết quả đạt được của giống cá RPĐT, huyện đang có dự án mở rộng thêm mô hình nuôi này tại các xã chưa triển khai và mở rộng hơn nữa diện tích nuôi tại các xãđã thực hiện dự án này. Bên cạnh đó, từ cơ sở nuôi cá RPĐT thương phẩm này, huyện sẽ quy hoạch một số vùng, nâng cao mức vốn đầu tư, thực hiện mô hình nuôi cá RPĐT đạt chất lượng cao, phục vuj cho mục dích xuất khẩu. Nuôi cá RPĐT đang là một hoạt động sản xuất có tương lai rộng mở tại huyện Diễn Châu nói riêng cũng như của tỉnh Nghệ An nói chung.