CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT
3.8. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.8.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển
Huy động và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng, đảm bảo tốc độ tăng GTSX cao hơn năm 2010 gắn với chất lượng tăng trưởng. Khai thác tốt tiềm năng và lợi thế, phát triển kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đẩy nhanh đô thị hóa đi đôi với coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Thực hiện tốt chính sách phát triển nông thôn mới; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng và trật tựan toàn xã hội.
3.8.1.2.Định hướng phát triển chung
- Bố trí sản xuất nông nghiệp theo hướng: Ổn định sản xuất lương thực. Tập trung phát triển chăn nuôi, kinh tế thủy sản. Nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp; phấn đấu GTSX nông–lâm – ngư tăng khoảng 6 –6,5%.
+ Về trồng trọt: Giữ vững diện tích lúa cả năm 17.600 ha; diện tích ngô cả năm 5.596 ha. Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 135 ngàn tấn, trong đó thóc 108.500 tấn.
+ Chăn nuôi: Phấn đấu tốc độ tăng tổng đàn từ 2,5 – 3%, trong đó: tổng đàn bò tăng 3%, tổng đàn trâu 1%. Đưa sản lượng thịt hơi các loại tăng 2,2%, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên từ 40 – 45%.
+ Lâm nghiệp: Trồng trừng tập trung 160 ha. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.
+ Thủy sản: Phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy, hải sản năm 2011 đạt 33.500 tấn, trong đó: sản lượng đánh bắt là: 28.200 tấn. Tiếp tục ổn định diện tích nuôi tôm thâm
Đại học Kinh tế Huế
canh 115 ha, diện tích nuôi trồng nước ngọt 2.576 ha. Phát huy tốt các dịch vụ trên bờ ở bến cá Lạch Vạn ( Diễn Ngọc); chế biến 11.000 ngàn lít nước mắm,...
+ Triển khai xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ theo Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXIX ( Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đưa ra chỉ tiêu từ nay đến năm 2015 phấn đấu xây dựng nông thôn mới cho từ 15 -20 xã), trước mắt thí điểm cho 3 xã trong năm 2010 (Trong năm 2010, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở 03 xã: Diễn Hùng, Diễn Hồng và Diễn Phong) và hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng cho các xã còn lại trong xã năm 2011. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trạm y tế, trường học, hệ thống thủy lợi, điện,.. đảm bảo cho sản xuất và đời sống.
+ Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư; có cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở đảm bảo sản xuất nông nghiệp với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
- Tập trung các giải pháp phòng chống bệnh cho cây trồng và dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tiếp tục rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Làm tốt công tác hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch.
- Tăng cường công tác dịch vụ nông nghiệp làm cơ sở đảm bảo sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơcấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế hợp lý nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tạo nhiều cánh đồng có thu nhập cao.
- Phát triển chăn nuôi hàng hoá; phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tiêu úng vùng màu, kênh tiêu Sơn Tĩnh - nhà Lê và hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo tiến độ.
- Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch.
Đại học Kinh tế Huế
- Có biện pháp quản lý giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản và các biện pháp quản lý môi trường phòng trừ dịch bệnh để hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra đối với các vùng nuôi. Đưa đối tượng Tôm he chân trắng vào nuôi vụ I ở một số vùng như Diễn Vạn, Diễn Thịnh, Diễn Trung. Tổ chức tốt nuôi nuôi vụ 2 với đối tượng tôm he và cua là chủ lực, thực hiện nuôi xen canh phù hợp theo hướng bền vững.
3.8.1.3. Mục tiêu phát triển
Phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15 – 15,8%/năm trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bành quân 4,0 –4,5%. Giá trị sản xuất của ngành nông lâm ngư nghiệp đến năm 2015 đạt 3.934,2 tỷ đồng (GHH) tăng gấp 1,8 lần năm 2010 và đến năm 2020 đạt 6.270,7 tỷ đồng (GHH), tăng gấp 1,6 lần năm 2015
Riêng đối với nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nuôi công nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng vùng, đa dạng hóa hình thức nuôi và cơ cấu giống, chú ý phát triển nuôi hải sản.
Cơ cấu diện tích, sản lượng NTTS huyện Diễn Châu giai đoạn 2011 – 2015 được thể hiện qua bảng 23
Bảng 23: chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản Diễn Châu giai đoạn 2011 - 2015 Sản phẩm
Năm 2011 Năm 2015
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
NTTS nước lợ 233 621 233 730
NTTS nước ngọt 2.100 4.980 2.500 5.030
Tổng 2.333 5.601 2.733 5.760
Nguồn: báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, phương hướng kế hoạch 2011-2015
Đại học Kinh tế Huế
Trong giai đoạn 2011 – 2015 toàn huyện phấn đấu mở rộngdiện tích nuôi trồng thủy sản lên 2.333 ha năm 2011 và 5.760 ha năm 2015, nâng tổng sản lượng từ 5.601 tấn lên 5.760 tấn. Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản nước lợ, nâng tổng sản lượng từ 621 tấn năm 2.011 lên 730 tấn năm 2.015. Riêng nuôi nước ngọt phấn đấu nâng diện tích trong giai đoạn này từ 2.100 ha lên 2.500 ha, nâng tổng sản lượng từ 4.980 tấn lên 5.030 tấn.
Nuôi trồng nước ngọt trong đó nuôi cá RPĐT đang là hoạt động thu được lợi nhuận cao, có tiềm năng về thị trường nên huyện chủ trương chỉ đạo quy hoạch vùng nuôi ổn định, cải thiện, chuyển đổi hình thức nuôi, nâng cao năng suất, sản lượng, đáp ứng chỉ tiêu cá xuất khẩu. Với tiềm năng mà huyện đang sở hữu, mục tiêu phấn đấu trong năm 2011 là quy hoạch 220 ha đất nuôi cá RPĐT năm 2010 thành các vùng chuyên canh, nuôi theo hình thức thâm canh, nâng cao năng suất từ 4 – 5 tấn/ha, phấn đấu đạt tổng sản lượng 1000 tấn năm 2011 và 1200 tấn năm 2015.Trong thời gian tới sẽ quy hoạch một số vùng nuôi cáRPĐT, đầu tư theo hình thức thâm canh và siêu thâm canh, thu được cá đạt tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu.