Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN DIỄN CHÂU

2.2.4. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Giao thông - vận tải

Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông rất thuận tiện gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Đại học Kinh tế Huế

* Đường bộ: Đường bộ của huyện Diễn Châu được hình thành theo 3 cấp quản lý:

Trung ương, tỉnh, huyện với các tuyến: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A và Quốc lộ 48, đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn có tổng chiều dài là: 1.476,5 km,

- Quốc lộ: Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam qua địa bàn huyện là 28,6 km. Quốc lộ 7 nối từ Quốc lộ 1A tại ngã ba Diễn Châu chạy về phía Tây của huyện nối với nước Lào.

Quốc lộ 48 nối từ Quốc lộ 1A (Yên Lý, huyện Diễn Châu) đến thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong. Tỉnh lộ 538 có tổng chiều dài 7,5 km. Đường huyện: gồm có 20 tuyến, với tổng chiều dài là: 221 km, nền đường rộng 6,5 m. Trong đó đãđược rải nhựa là: 73,2 km và cấp phối 147,8 km. Đường xã: Tổng chiều dài 637 km, nền đường rộng 5,0 m. Trong đó đã được rải nhựa 106 km, bê tông 37,4 km, còn lại đá cấp phối 393,6 km. Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài 527 km, nền đường rộng 3 - 4 m. Trong đó: nhựa 37 km và bê tông 29 km, còn lại là đường đất.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được phân bố khá hợp lý và thuận tiện, mật độ Quốc lộ và tỉnh lộ của huyện(0,15 km/km2) cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (0,13 km/km2); mật độ đường bộ của huyện đạt (0,56 km/km2), cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh (0,47 km/km2). Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường giao thông nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện với nhau, mật độ và chất lượng đường ở các xã vùng miền núi nhìn chung còn thấp hơn nhiều so với các xã vùng đồng bằng và ven biển.

* Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 30 km với 2 ga trung chuyển hàng hóa (ga Yên Lý, ga Diễn Phú) 1 ga hành khách (ga Sy). Nhìn chung các ga trên địa bàn huyện chưa được đầu tư nâng cấp, các thiết bị thông tin, tín hiệu trong ga đều lạc hậu và cần được nâng cấp cải tạo, để đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông.

* Đường thủy:

Giao thông đường thuỷ có những điều kiện thuận lợi tuy nhiên tiềm năng phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ chưa được khai thác tối đa, còn nhiều hạn chế, mới chỉ mang tính chất nội khu vực, quy mô nhỏ. Đa phần tàu thuyền cập bến là tàu thuyền đánh bắt cá có công suất nhỏ, chủ yếu của ngư dân trong huyện và những vùng xung quanh.

Đại học Kinh tế Huế

Hệ thống bến bãi phát triển tự phát chưa có quy hoạch làm hạn chế tiềm năng giao thông đường thuỷ.

Thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, ngoài các hồ, đập trên địa bàn huyện hiện còn có hệ thống tưới Bắc Đô Lương chiều dài 42 km có dung tích lớn. Trong đó: 11 km kênh cấp I, 29 km kênh cấp II và 42 km kênh cấp III, đã kiên cố hóa được 130 km, với hệ thống các kênh dẫn khá dày đặc dẫn nước về tưới cho hệ thống đồng ruộng cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho đa số cư dân của huyện.

Hiện tại trên địa bàn huyện có tuyến đê biển dài 25km, cao trìnhđê chỉ có 3m, mái đê phía biển đạt m = 2,5; mái đê trong đồng đạt m = 2; do đó khả năng chống bão và triều cường rất yếu.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của huyện đã phần nào đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ động trong sản xuất cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp; nhiều công trình do đầu tư xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, hiệu suất của công trình giảm nên gây ra những khó khăn nhất định cho công tác thuỷ lợi của huyện. Một số khu vực chưa có công trình thuỷ lợi, thiếu nước ngọt cung cấp cho cây trồng, hệ thống hồ đập chưa phát huy hết công suất, đê ngăn chặn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiều khu vực nhiễm mặn, hiện tượng hạn hán, úng lụt vẫn còn xảy ra cục bộ ở mộtsố nơi,... gây hạn chế nhất định cho sản xuất.

Giáo dục và đào tạo

Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có: 40 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 40 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông (trong đó có 4 trường dân lập bán công). Ngoài ra còn có một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề.

Đến nay toàn huyện có 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100% và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng.

Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại Diễn Châu có một bệnh viện huyện, ngoài ra còn có một số bệnh viện, phòng khám tư nhân

Đại học Kinh tế Huế

nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một đội vệ sinh phòng dịch và 39 trạm y tế của 39 xã, thị trấn.

Năm 2010, ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho 57.712 lượt người, trong đó điều trị nội trú 5.331 trường hợp, ngành y tế cũng đã triển khai tốt các chương trình về y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (tiêm vac xin, uống vitamin, tiêm chủng,...), chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá y tế, vận động toàn dân tham gia vệ sinh phòng bệnh.

Văn hoá - thể thao Văn hóa- thông tin

Hoạt động văn hoá, thông tin của huyện trong những năm qua phát triển sâu rộng từ huyện xuống các thôn xóm, góp phần kịp thời phổ biến các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá ở cơ sở, góp phần thực hiện tốt chủ trương "xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Phong trào xây dựng làng, xã, giađình văn hoá và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đã được nhân dân tích cực tham gia và đồng tình ủng hộ. Các hoạt động về văn hoá, nghệ thuật diễn ra đa dạng, phong phú thu hút được nhiều đối tượng tham gia như tổ chức các lễ hội, liên hoan văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức các cuộc thi hội diễn nghệ thuật, sáng tác kịch, thơ, hò vè với nhiều chủ đề khác nhau nhằm tuyên truyền sâu rộng lối sống lành mạnh, ngợi ca tình yêu đất nước, con người,bài trừ các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội (mê tín dị đoan, ma tuý, cờ bạc, mại dâm,...).

Thể dục thể thao

Phong trào thể dục - thể thao của huyện được phát triển sâu rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú với các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật, đua thuyền,... Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đãđược coi trọng; phong trào thể dục - thể thao trong các lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, thanh niên, học sinh cũng như trong gia đình thu hút nhiều người tham gia. Cơ sở vật chất từng bước được

Đại học Kinh tế Huế

nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu, tuy nhiên thực trạng các cơ sở còn rất thiếu thốn do nguồn kinh phí hạn hẹp... đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.

Bưu chính- viễn thông

Huyện có 38/39 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã (đạt 97,43%), số máy điện thoại có 4.970 máy, gấp gần 2,4 lần năm 2000, đạt bình quân 1,7 máy/100 dân,đạt tổng doanh thu từ dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 5.053 triệu đồng. Trong đó, khu vực tư nhân có tốc độ phát triển mạnh, chiếm 84% tổng số máy, gấp gần 3 lần so với năm 2000.

Tuy nhiên, do địa bàn các xã của huyện rộng, dân cư phân bố không đồng đều nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho bưu chính viễn thông còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng trao đổi thư tín, thông tin liên lạc còn có những hạn chế. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong huyện cũng như thực hiện thành công mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong giai đoạn tới cần tiếp tục đầu tư, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành.

Năng lượng

Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triển nhanh góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn. Đến nay 100% số xã, thị trấn đã cóđiện lưới quốc gia với khoảng 100% số hộ sử dụng điện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)