CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT
3.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
3.7.1. Tình hình thị trường
Tình hình thị trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của những hộ nuôi, từ thị trường đầu vào cho tới thị trường đầu ra. Chỉ khi tin tưởng vào sự ổn định của thị trường thì chủ hộ mới mạnh dạn trong việc đầu tư của mình.
Đại học Kinh tế Huế
Thị trường giống: Trong nuôi trồng thủy sản, việc tìm được nguồn giống đảm bảo chất lượng để sản xuất là một vấn đề được bà con quan tâm hàng đầu. Trong huyện hiện nay, có 2 trung tâm lai tạo giống tại xã Yên Lýnhưng vẫn không đủ cung cấp cho các hộ nuôi. Tỷ lệ cá đực mà các trung tâm giống trong huyện có thể lai tạo được chỉ đạt từ 90 – 95% do trình độ chuyên môn và đầu tư khoa học chưa cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cho kết quả nuôi cao nếu đầu tư đúng cách. Một số hộ nuôi không mua giống tại địa phương hoặc vì một vài lý do khác nên tìm đến các nguồn giống khác ngoài huyện. Số liệu điều tra tình hình mua giống của các hộ được thể hiện qua biểu đồ 1
Nguồn:Số liệu điều tranông hộ năm 2011 Qua điều tra có 15/60 hộ nuôi mua giống từ các nguồn ngoài huyện tương ứng với 25%. 75% còn lại mua tại địa phương. Nguồn giống phân tán, một số giống ngoài huyện nguồn gốc không rõ ràng, không được kiểm dịch nên xảy ra hiện tượng một số hộ sau khi thả cá một thời gian, xuất hiện một số bệnh như viêm ruột, nấm da…điều này nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu để lây lan trở thành dịch bệnh thì sẽ rất nguy hiểm cho cả vùng nuôi.
Thị trường thức ăn: hiện nay trên địa bàn nghiên cứu chưa có một cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp nào cho cá. Nhưng lại có nhiều đại lý phân phối của các công ty
Đại học Kinh tế Huế
sản xuất thức ăn lớn thuận tiện cho việc mua bán, vận chuyển của hộ nuôi. Nhưng một thực tế hiện nay là giá các loại thức ăn công nghiệp thường rất cao, trong lúc vốn sản xuất của người dân lại ít, điều này đã thúc đẩy người dân đầu tư thức ăn tươi là chính thay vì cho ăn thức ăn công nghiệp. Các hộ dân ngoài việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tự có trong gia đình, còn mua các phế phẩm đông lạnh tự chế biến thức ăn cho cá. Theo điều tra giá của thức ăn công nghiệp tăng 25% so với giá thức ăn năm 2009 tương đương với tăng 100 ngàn đồng/tạ. Các loại thức ăn tươi cũng có tăng nhưng mức tăng không đáng kể.
Thị trường các yếu tố đầu vào khác: thị trường này cũng có sự biến động so với năm 2009. Mà cụ thể là sự tăng về mức giá như: lao động tăng 20 ngàn đồng/công tương đương với 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Vôi tăng từ 55 ngàn đồng/tạ năm 2009 lên 60 ngàn đồng/tạ năm 2010…mức tăng của mỗi yếu tố đầu vào tuy nhỏ, nhưng sự cộng hưởng từ việc tăng cùng lúc nhiều yếu tố là mối lo ngại lớn cho người nông dân sản xuất.
Thị trường tiêu thụ cá: số liệu điều tra nông hộ cho kết quả như bảng 19 Bảng 19: Tình hình tiêu thụ cá RPĐT
Nơi bán Số hộ %
Chợ 42 70,00
Thương lái 60 100,00
Nơi khác 10 16,67
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011 Phần lớn số cá sản xuất được bán cho các thương lái đến mua tận nơi sản xuất.Vì thế có 100% hộ tham gia bán cá cho những người thu mua này. Số cá có kích cỡ nhỏ, không đạt tiêu chuẩn của thương lái, các hộ thường bán ở chợ trong huyện và vùng lân cận, số này chiếm70,00% tổng số 60 hộ điều tra tương đương với 42 hộ tham gia bán cá ở chợ.
Một số khác đem cá bán cho các nơi khác như nhà hàng, quán ăn…có khoảng 10 hộ bán theo hình thức này và chiếm16,67% của tổng số 60 hộ điều tra. Trong huyện có một số
Đại học Kinh tế Huế
cơ sở, công ty chế biến thủy, hải sản nhưng những cơ sở này nhỏ, sản phẩm chế biến đa dạng nên chỉ tiêu thụ được một phần số cá sản xuất ra. Số cá mà các thương lái mua một phần chế biến trong huyện, một phần được vận chuyển đến các cơ sở chế biến, tiêu thụ ngoài địa bàn huyện. Giá cá bán ra người dân thường thu thập từ chợ hoặc là do thương lái đưa ra. Đánh giá chung thị trường tiêu thụ cá không có tính ổn định, giá cả bấp bênh, người dân chỉ biết giá ngay khi bắt đầu thu hoạch nên thường bị động. Trong địa bàn huyện, chưa có một tổ chức nào đứng ra ký kết hợp đồng thu mua với người dân, chính sách”tam nông” chưa có tiếng nói…thông tin về giá cả không rõ ràng, phải qua nhiều khâu trung gian là những nguyên nhân có thể làm cho người nông dân dễ bị ép giá vào mùa vụ, gây nên những thiệt hại không nhỏ cho người dân không những về tài sản mà còn cả về niềm tin vào sản xuất. Vì vậy yêu cầu cấp bách hiện nay cho các cấp chính quyền địa phương là phải có những chính sách thích hợp giúp bìnhổn giá, tạo niềm tin và điều kiện cho bà con tiếp tục sản xuất.