Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT

3.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI CÁ RPĐT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

3.3.1. Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2010

Nuôi cá RPDDT nói riêng và nuôi cá nước ngọt nói chung cũng là ngành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, muốn đạt được mục tiêu này, người nuôi phải biết cách để tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy để đánh giá được hiệu quả nuôi cá RPĐT của các hộ dân, việc đầu tiên là phải tìm hiểu các khoản chi phí mà chủ hộ đã bỏra trong quá trình nuôi. Bảng 13 thể hiện chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ nuôi cá RPĐT tại Diễn Châu năm 2010. Chi phí sản xuất của các hộ bao gồm: chi phí trung gian; thuế, phí, lệ phí; khấu hao TSCĐ và chi phí tự cócủa hộ.

Chi phí trung gian bao gồm:

Chi phí giống: trong sản xuất nông nghiệp, ông cha ta đã từng quan niệm “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thì trong nuôi trồng thủy sản cần chú trọng các yếu tố sau

“nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ giá”. Chính vì vậy, giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất, sản lượng cá nuôi. Chất lượng, mật độ, nguồn giống là vấn đề rất quan trọng nên bà con rất chú trọng trong việc ra quyết định, lựa chọn nguồn giống để mua.

Tại địa bàn nghiên cứu có 90% hộ nuôi mua giống từ trạm giống huyện, hoặc trung tâm sản xuất giống lớn nhất ở Yên Lý – Diễn Châu. Nguồn giống trong huyện do trung tâm giống tự ương bằng các loại hoocmon, tỷ lệ cá đực đạt từ 95 đến 99% nên rất được bà con tin tưởng. Vào những lúc không đủ giống cung cấp cho các hộ nuôi, trạm giống huyện chủ động nhập thêm giống từ Hải Phòng, Trung Quốc, hoặc các huyện lân cận kiểm dịch kỹ càng nhằm cung cấp đủ giống cho bà con kịp thời mùa vụ. Giống bà con thả nuôi thường ở giai đoạn cá hương, cá từ 3 đến 5 cm, mật độ thả bình quân chung toàn huyện là 4 -7 con/m2. Hàng năm chi mua giống cá RPĐT đều chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí trung gian của hộ. Diễn Đoài tiền giống cá RPĐT có giá trị là 18,25 trđ, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng chi phí. Diễn An giá trị mua giống là 13,24 trđ, chiếm hơn 35% chi phí. Diễn Lộc giá trị giống năm 2010 là 9,80 trđ chiếm 33,55% trong tổng giá trị chi phí sản xuất năm 2010. Tính bình quân chung toàn huyện tiền giống là 13,76 trđ, chiếm 36,76% trong tổng bình quan chung giá trị chi phísản xuất năm 2010.

Đại học Kinh tế Huế

Chi phí thức ăn chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của hộ nuôi cá RPĐT. Thức ăn của cá RPĐTbao gồm thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp. Nếu biết đầu tư đúng liều lượng, đầy đủ chất, phối hợp đúng tỷ lệ giữa các loại thức ăn với nhau thì sẽ cho năng suất nuôi đạt rât cao mà còn tối thiểu hóa được chi phí. Nhìn tổng chung 2 loại thức ăn của các xã thì mức đầu tư thức ăn của xã Diễn Đoài là lớn nhất, với 10,61 trđ chiếm 23,18% trong tổng chi phí. Tiếp theo là Diễn An đầu tư 8,37 trđ thức ăn chiếm 22,40% tổng chi phí của xã và cuối cùng là Diễn Lộc đầu tư 5,36 trđ chiếm 18,36% tổng chi phí sản xuất của xã. Như vậy, từ mật độ nuôi cho đến chi phí thức ăn các xã khác nhau có mức đầu tư đều khác nhau.

Qua bảng số liệu 15 cho thấy sự khác biệt về mức đầu tư các loại thức ăn của các xã.

Xã Diễn Lộc chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như phân chuồng, bột cám, bột ngô… nên chi phí cho thức ăn tươi lớn hơn chi phí thức ăn công nghiệp rất nhiều. Thức ăn tươi có giá trị 2,96 trđ chiếm 10,14 % trong khi thức ăn công nghiệp chỉ 2,40 trđ chiếm 8,22%. Qua điều tra tôi được biết, phần lớn các hộ nuôi tại xã Diễn Lộc chủ yếu chỉ đầu tư các loại thức ăn tươi tự có. Trong tháng đầu, khi mới thả cá, các hộ chỉ đầu tư một lượng ít thức ăn công nghiệp. Nhưng khi cá lớn từ 6 -9 cm thì hầu như không cung cấp thức ăn công nghiệp mà chỉ cung cấp thêm thức ăn tươi. Đối với cá nuôi nước ngọt, nếu cung cấp hoàn toàn thức ăn tươi vẫn cho kết quả nuôi tốt, nhưng không cao. Một mặt nếu đầu tưquá nhiều thức ăn tươi, cá ăn không hết, lượng thức ăn dư thừa tồn đọng lại trong ao sẽ là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi. Đối với xã Diễn An, mức độ đầu tư thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp gần như bằng nhau. Lượng thức ăn tươi có giá trị 3,64 trđ, chiếm 9,74% tổng giá trị chi phí cho thức ăn công nghiệp là 4,73 trđ, chiếm 12,66 %. Diễn Đoài lượng thức ăn tươi chỉ có giá trị 1,75 trđ chiếm 3,82% trong khi thức ăn công nghiệp có giá trị 8,86 trđ, chiếm 19,35% tổng giá trị chi phí sản xuất. Đánh giá bình quân chung của 3 xã gí trị thức ăn tươi là 2,78 trđ chiếm 7,43% và thức ăn công nghiệp lớn hơn với bình quân giá trị chung là 5,33 trđ, chiếm 14,23%.

Chi phí phòng bệnh: trong quá trình nuôi, các hộ nuôi phải bỏ ra một khoản chi phí để phòng trừ dịch bệnh cho cá. Nếu làm tốt công tác này thì cá sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra

Đại học Kinh tế Huế

trong chu kỳ nuôi. Người dân phòng bệnh cho cá ngay từ những khâu cải tạo ao, làm sạch con giống, làm sạch nguồn nước trong quá trình nuôi. Ngay từ ban đầu, để tránh mầm bệnh ủ trong ao, người nuôi cá ngài việc vết bùn đáy ao, phơi đáy ao còn phải bón vôi và phân xanh. Khi bắt đầu thả giống, phải dùng các hóa chất làm sạch con giống. trong quá trình nuôi phải dùng vôi làm trong nguồn nước, thay nước thường xuyên, kiểm tra nồng độ nước…Nếu không chú trọng các khâu này, dịch bệnh xảy ra sẽ phải tốn một khoản chi phí lớn tri bệnh và còn gây thiệt hại đến sản lượng. Năm 2010 vừa qua, tại địa bàn nghiên cứu không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng nên khoản chi phí phòng trị bệnh của người dân không tốn kém nhiều. Bình quân chung toàn huyện chỉ tốn 0,68 trđ/ha và chiếm 1,80% trong tổng chi phí sản xuất. Trong đó xã Diễn Đoài tốn 1,09 trđ/ha, chiếm 2,39%

tổng chi phí sản xuất, DIễn An 0,64 trđ/ha, chiếm 1,70% tổng chi phí và Diễn Lộc là 0,30 trđ/ha chiếm 1,02% tổng chi phí sảnxuất.

Chi phí xử lý ao: trước mỗi vụ nuôi, để đảm bảo môi trường nuôi không bị ô nhiễm người dân thương phải tốn một khoản chi phí để xử lý ao nuôi. Người dân phải nạo vét ao, hút bùn đáy ao, thay nước, bón vôi vàphân xanh trước mỗi vụ nuôi. Tùy theo chất đất trong ao mà liều lượng bón phân xanh, vôi khác nhau. tuy nhiên tại địa bàn nghiên cứu, số liệu mà tôi điều tra được từ các hộ nuôi cho thấy khoản chi phí xử lý ao đầu vụ của các hộ khoảng 0,30 đến 0,32 trđ/ha. Chi phí này tuy chưa cao, song cúng cho thấy ý thức của người nuôi trong việc đảm bảo các khâu kỹ thuật nuôi cá của mình.

Chi phí nhiên liệu: đây là một khoản chi phí cấu thành nên giá trị trung gian trong sản xuất cá RPĐT thương phẩm tại Diễn Châu. Để đảm bảo môi trường nước cho cá phát triển thì khoảng 15 – 20 ngày thya nước cho các một lần, mỗi lần thay 30% nước. Tuy không đều dặn nhưng một số hộ dân đã áp dụng phương pháp này. Chi phí nhiên liệu là chi phí xăng dầu chạy máy bơm phục vụ hoạt động này. Tại Diễn Đoài chi phí cho hoạt động này là 0,17 trđ/ha, chiếm 0,36% tổng chi phí sản xuất. tại Diễn An chi phí này là 0,05 trđ/ha chiếm 0,14% tổng chi phí sản xuất. Diễn Lộc là 0,04 trđ/ha chiếm 0,15% tổng chi phí. Tính bình quân chung 3 xã điều tra chi phí nhiên liệu mất 0,09 trđ, chiếm 0,23 % tổng chi phí sản xuất bình quân chung.

Đại học Kinh tế Huế

Chi phí thuê lao động ngoài: vào những ngày đầu vụ, chuẩn bị ao nuôi, hay những ngày thu hoạch, khối lượng công việc nhiều, số lao động trong gia đình không thể đảm bảo hoàn thành hết công việc kịp thời mùa vụ, hộ nuôi cá phải thuê thêm lao động ngoài.

Vì khối lượng công việc nhiều bắt buộc hộ nuôi phải thuê lao động ngoài, nhưng số lao động thuê hạn chế ở mức tối thiểu, bởi những ngày mùa vụ, giá nhân công tăng, như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất của hộ. Bình quân chung, toàn vụ nuôi các hộ phỉa thuê ngoài từ 15 – 20 công/ha, với giá nhân công năm 2010 là 1000 nghìn đồng/công. Như vậy, theo kết quả điều tra, chi phí này tại Diễn Đoài là 1,78 trđ/ha chiếm 3,89% tổng chi phí sản xuất, tại Diễn An là 1,45 trđ chiếm 3,88% tổng chi phí, Diễn Lộc là 1,13 trđ/ha chiếm 3,86% tổng chi phí ssanr xuất của xã. Như vậy, tính chung 3 xã điều tra có đến 3,88% chi phí thuê lao động ngoài, tương đương với 1,45 trđ.

Chi phí phân bổ côngcụ dụng cụ: một số trang thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi, có giá trị dưới 10 trđ, không không được khấu hao mà phân bổ chi phí theo thời gian sử dụng. Vì vậy chi phí phân bổ công cụ dụng cụ được xem như là một khoản chi phí cấu thành nên chi phí trung gian. Theo điều tra, các loại lưới vây, lưới kéo có thời gian sử dụng 3 năm, máy bơm nước có thời gian sử dụng 5 năm, mỗi năm hộ đều nuôi 2 vụ cá, vì vậy chi phí phân bổ CCDC của các xã như sau: Diễn Đoài giá trị phân bổ là 0,46 trrđ/ha, chiếm 0,99% tổng chi phí sản xuất, Diễn An 0,31 trđ/ha chiếm 0,88% tổng chi phí, Diễn Lộc 0,2 trđ/ha chiếm 0,69% tổng chi phí và bình quân chung 3 xã chi phí này chiếm 0,86% tổng chi phí tương ứng với 0,32 trđ. Số năm sử dụng CCDC càng lâu và số vụ nuôi trong năm càng nhiều thì chi phí này càng nhỏ.

Chi phí thuê đất: theo quy định của bộ nông nghiệp, đất sản xuất nhu cầu của mỗi nhân khẩu tham gia sản xuất nông nghiệp là 1 sào/khẩu. Vì thế, để có diện tích nuôi cá lớn mà vẫn đảm bảo được đất trồng trọt lương thực, hoa màu, các hộ nuôi cá phải đấu thầu đất của xã. Quy định chung của huyện, đất đấu thầu sản xuất nông nghiệp mỗi năm phải trả chi phí là 900 nghìn đồng/ha. Do nuôi 2 vụ cá trong năm nên chi phí này được chia đều cho mỗi vụ. Chi phí thuê đất này phải trả hàng năm cho xã, nên nó được xem là một khoản trong chi phí trung gian của sản xuất cá. Mức chi phí này đồng đều nhau ở tất

Đại học Kinh tế Huế

cả các xãnhưng do chi phí sản xuất các xã khác nhau là khác nhau nên nó chiếm tỷ trọng khác nhau trong kết cấu chi phí sản xuất của các xã. Bình quân chung cho 3 xã thì chi phí này chiếm 12,02% tổng chi phí sản xuất.

Chi phí trả lãi vốn vay: để có đủ vốn cho quá trình nuôi, ngoài vốn tự có của mình các hộ nuôi còn phải vay thêm một khoản vốn từ các tổ chức nhà nước, tổ chức tín dụng hay từ những mối quan hệ khác. Lãi suất vay thường là từ 17-19%/năm. Chi phí trả lãi vốn vay này là một khoản cấu thành nên chi phí trung gian. Chi phí này là một khoản không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của hộ. Qua điều tra cho thấy, tương xứng với vốn vay bình quân/ha của hộ tại bảng năng lực sản xuất các hộ điều tra, chi phí trả lãi vốn vay của các hộ nuôi tại các xã như sau: Diễn Đoài là 4,95 trđ/ha chiếm 10,81% tổng chi phí sản xuất của xã, Diễn An chi phí này là 4,47 trđ/ha chiếm 11,97% tổng chi phí sản xuất,Diễn Lộc mỗi ha phải chi 3,33 trđ chiếm 11,39% tổng chi phí sản xuất. Tính bình quân chung 3 xã điều tra, cứ mỗi ha các hộ phải chi 4,25 trđ tiền trả lãi vốn vay, khoản chi này chiếm 11,34% trong tổng chi phí sản xuất của hộ.

Chi phí tu bổ ao hàng năm: ngoài các khoản chi trên, các hộ còn phải bỏ ra một khoản tiền để tu bổ ao trước mỗi vụ nuôi. Do mỗi năm thực hiện tu bổ một lần cho 2 vụ nuôi, nên cho phí này được phân bổ đều cho 2 vụ. Không phải hộ nào cũng bỏ chi phí cho khoản này, vì một số hộ có bờ ao bị hư hỏng mới phải tu bổ. Mỗi lần tu bổ phải mất từ 1 đến 3 trđ/ha. Tính bình quân tại 3 xãđiều tra, trung bình chung mỗi ha ao nuôi, phải bỏ ra 0.81 trđ để tu sửa trong năm 2010, khoản chi phí này chiếm 2,17% trong tổng chi phí sản xuất của các hộ nuôi.

Như vậy tổng chung tất cả các khoản chi nêu trên chiếm một phần rất lớn trong tổng chi phí sản xuất cá RPĐTcủa các xãđiều tra. Chi phí trung gian cũng là khoản chi phí lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết nguồn vốn của các hộ nuôi chủ yếu đầu tư vào khoản chi phí này. Tại Diễn Đoài khoản chi náy là 42,46 trđ/ha chiếm đến 92,76% tổng chi phí, tại Diễn An chi phí trung guan là 33,9 trđ/ha chiếm 90,74 tổng chi phí sản xuất, Diễn Lộc là 26,51 trđ/ha, chiếm 90,77% tổng chi phí. Khoản đầu tư này cànglớn chứng tỏ mức đầu tư cho nuôi cá càng cao, điều này quyết định phần lớn đến năng suất, sản lượng của cá cuối vụ.

Đại học Kinh tế Huế

Bình quân chung 3 xãđiều tra, thì cứ 1ha ao nuôi, các hộ đầu tư 34.29 trđ cho chi phí trung gian, khoản này chiếm 91,57% tổng chi phí sảnxuất chung của 3 xã.

Khấu hao TSCĐ

Ao nuôi cá, cũng như các phương tiện dụng cụ có giá trị trên 10 trđ đều được xem là chi phí cố định và được khấu hao theo vụ nuôi và theo số năm sử dụng. Giá trị khấu hao được xem là một khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất. Để tính được khoản chi phí này, tôi sử dụng phương pháp khấu hao đều cho các năm sử dụng. Vì mức độ đầu tư cho các phương tiện dụng cụ sản xuất có giá trị cao chưa có nên khấu hao ở đây chủ yếu là ao nuôi. Ao dược xây dựng và sử dụng trong 20 năm, mỗi năm nuôi 2 vụ nên chi phí khấu hao nhỏ. Chỉ từ 0,5 đến 0,9 trđ/ha, chiếm từ 2,5 đến 7,5 % trong tổng chi phí sản xuất.

nếu tăng vụ nuôi trong năm sẽ làm tăng hệ số sử dụng đất, thì chi phí khấu hao càng nhỏ, làm giảm chi phí sản xuất cho hộ nuôi.

Chi phí tự có

Do tận dụng phế phẩm nông nghiệp có trong gai đình làm thức ăn cho cá, và ngoài công thuê vào những ngày nông vụ tấn thì, công chăm sóc chủ yếu trong vụ nuôi n là công lao động gia đình. 2 khoản chi phí này là tự có của gia đình. Tuy không bỏ tiền ra mua, nhưng những phế phẩm mà hộ đã sử dụng cũng như công lao động đã tham gia chăm sóc cá góp phần không nhỏ vào kết quả nuôi đạt được. Theo mức giá nhân công nếu đi làm thuê ngoài và mức giá phụ phẩm nông nghiệp mà người dân phải mua thêm, các khoản mục này được tính theo gia trị và tính vào chi phí sản xuất cá RPĐT. Trung bình, mỗi ha mặt nước nuôi cá cần 25 công lao động cham sóc, tuy nhiên ngoài nuôi cá, hộ nuôi còn tham gia vào các hoạt động nông nghiệp khác nên công lao động đầu tư chăm sóc vẫn chưa đúng mức, trung bình chỉ từ 15-20 công/ha/vụ. Những phụ phẩm từ nông nghiệp đủ chiếm từ 20 – 30% lượng thức ăn tươi mà hộ đầu tư cho việc nuôi cá.

Như vậy, tính cả hai khoản chi này, Diễn Đoài là 2,45 trđ/ha, chiếm 5,35 % tổng chi phí.

Diễn An là 2,67 trđ/ha, chiếm 7,14% tổng chi phí, Diễn Lộc là 2,13 trđ/ha chiếm 7,3%

tổng chi phí sản xuất. Bình quân chung 3 xã, cứ 1 ha mặt nước nuôi các RPĐT hộ đầu tư 2,42 trđ tự có của gia đình, chiếm 6,46 % tổng chi phí sản xuất.

Đại học Kinh tế Huế

TT Chỉ tiêu

Diễn Đoài Diễn An Diễn Lộc BQC

Giá trị

(trđ/ha) % Giá trị

(trđ/ha) % Giá trị

(trđ/ha) % Giá trị

(trđ/ha) %

I Chi phí trung gian 42,45 92,76 33,90 90,74 26,52 90,77 34,29 91.57

1 Giống 18,25 39,88 13,24 35,45 9,80 33,55 13.76 36.76

2 Thức ăn 10,61 23,18 8,37 22,40 5,36 18,36 8.11 21.66

Thức ăn tươi 1,75 3,82 3,64 9,74 2,96 10,14 2.78 7.43

Thức ăn CN 8,86 19,35 4,73 12,66 2,40 8,22 5.33 14.23

3 Phòng bệnh 1,09 2,39 0,64 1,70 0,30 1,02 0.68 1.80

4 Xử lý ao 0,32 0,71 0,30 0,80 0,32 1,11 0.32 0.84

5 Chi phí nhiên liệu 0,17 0,36 0,05 0,14 0,04 0,15 0.09 0.23

6 Công LĐ thuê ngoài 1,78 3,89 1,45 3,88 1,13 3,86 1.45 3.88

7 Phân bổ CCDC 0,46 0,99 0,31 0,83 0,20 0,69 0.32 0.86

8 Chi phí thuê đất 4,50 9,83 4,50 12,05 4,50 15,40 4.50 12.02

9 Trả lãi vốn vay 4,95 10,81 4,47 11,97 3,33 11,39 4.25 11.34

10 Tu bổ ao hàng năm 0,33 0,72 0,57 1,53 1,53 5,25 0.81 2.17

II KHTSCĐ 0,86 1,88 0,79 2,11 0,56 1,93 0.74 1.97

III Chi phí tự có 2,45 5,35 2,67 7,14 2,13 7,30 2.42 6.46

1 Thức ăn tươi 0,44 0,96 0,91 2,43 0,74 2,54 0.70 1.86

2 Công LĐ gia đình 2,01 4,39 1,76 4,71 1,39 4,77 1.72 4.60

Tổng 45,77 100 37,36 100 29,21 100 37.45 100

Bảng 13: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)