Năng lực của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT

3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC HỘ ĐIỀU TRA

3.1.1. Năng lực của các hộ điều tra

Để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT ở huyện Diễn Châu, tôi đã lựa chọn điều tra phỏng vấn 60 hộ nuôi thuộc 3 xã Diễn Đoài, Diễn An, Diễn Lộc với số phiếu phân đều cho các xã. Đây là 3 xã có truyền thống nuôi cá từ nhiều năm nay và đang nuôi với diện tích khá cao so với toàn huyện. Nghề nuôi cá nói chung và nuôi cá RPĐT nói riêngđều phát triển chủ yếu dựa trên kinh tế hộ nông dân, vì vậy điều tra năng lực của hộ nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu kinh tế nông hộ nói chung và kinh tế nuôi cá RPĐT nói riêng. Kết quả điều tra năng lực của các hộ nuôi được thể hiện ở bảng 10

Xét về tuổi của các chủ hộ điều tra, thì bình quân chung của toàn huyện đạt gần 47 tuổi. Đây là độ tuổi khá cao, nhưng là độ tuổi tích lũy, dày dặn trong kinh nghiệm sản xuất, có điều kiện tạo dựng sự nghiệp. Tuổi bình quân của các chủ hộ điều tra tại xã Diễn Đoài thấp nhất với hơn 43 tuổi, tiếp đến là Diễn An với gần 48 tuổi và cuối cùng là Diễn Lộc cao nhất với hơn 49 tuổi. Tuy nhiên một điều trên thực tế cũng cho thấy, nếu tuổi của những người sản xuất quá cao cũng có thể gây nên trở ngại trong việc tiếp thu những cái mới trong sản xuất do quá trung thành với những tập quán sản xuất truyền thống, hoặc cũng do tính bảo thủ…Những người trẻ tuổi, tuy kinh nghiệm tích lũy có thể thấp, nhưng họ nhanh nhạy trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, khả năng mạo hiểm đầu tư cho sản xuất cũng cao hơn vì vậy họ thường đi đầu trong việc áp dụng các mô hình sản xuất mới.

Về trình độ văn hóa, các chủ hộ tại xã Diễn Đoài bình quân đều học đến lớp 9, tại xã Diễn An là lớp 8 và xã Diễn Lộc là lớp 7 vì thế mức bình quân chung của toàn huyện là lớp 8. Trình độ văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc trong việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tốt công tác quản lý sản xuất kinh doanh, có khả

Đại học Kinh tế Huế

năng tiếp thu, xử lý tốt các thông tin từ hoạt động sản xuất. Nhìn chung trình độ của các hộ dân nuôi cá RPĐT tại địa bàn nghiên cứu chưa cao, điều này đãảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất của các hộ, gây khó khăn trong công tác chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường đến người nuôi.

Bảng 10:Năng lực của các hộ điều tra ở huyện Diễn Châu (Tính BQ/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Diễn Đoài Diễn An Diễn Lộc BQC

Tổng số hộ Hộ 20 20 20 20

Tuổichủ hộ Tuổi 43,40 47,65 49,10 46,72

Trìnhđộ chủ hộ Lớp 9,00 8,05 6,95 8,00

Năm kinh nghiệm Năm 5,70 3,70 3,30 4,23

Số lần tham gia tập huấn Lần 5,70 3,70 3,30 4,23

Vốn vay Trđ 30,25 20,25 13,25 21,25

Nhân khẩu Người 4,35 4,60 4,90 4,62

BQ lao động Lao động 2,35 2,45 2,40 2,40

BQ đất sxnn Ha 0,23 0,25 0,25 0,24

Diện tích nuôi cá RPĐT Ha 1,14 0,83 0,75 0,91

Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2011 Từ lâu đời nghề nuôi cá truyền thống của các hộ dân nông thôn trở thành một phong trào, không những bổ sung thực phẩm cho mỗi bữa ăn gia đình mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Bắt đầu từ những ao nuôi nhỏ trong vườn hoặc từ các hồ, đập tự nhiên. Qua thời gian nuôi như vậy, các hộ đều tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm nhằm sản xuất ngày càng tốt hơn. Tại địa bàn nghiên cứu, số năm kinh nghiệm mà hộ nông dân có đối với hình thức nuôi cá truyền thống đều trên 7 năm. Nhưng đối với nuôi cá RPĐT thương phẩm thì mới từ 3 đến 6 năm. Bắt đầu từ năm 2004 giống cá RPĐT mới được người dân tại xã Diễn Đoài đem vào nuôi, vì thế số năm kinh nghiệm của các hộ dân tại xã nàyđều gần 6 năm. Sau đó 2 năm loại giống mới này được mở rộng ra một số xã khác

Đại học Kinh tế Huế

trong đó có Diễn An và những năm tiếp theo nữa thìđãđược ứng dụng trong toàn huyện.

Diễn An kinh nghiệm nuôi cá RPĐTmới chỉ 3,7 và Diễn Lộc cũng chỉ 3,3 năm. Tuy còn ít nhưng kinh nghiệm nhiều năm trước từ việc nuôi cá truyền thống cũng đã hỗ trợ cho người dân rất nhiều. Số năm kinh nghiệm càng cao giúp cho người dân chủ động, xử lý tốt các tình huống bất lợi xảy ra trong quá trình nuôi và tiếp tục tốt việc nuôi trồng trong những năm tiếp theo. Đối với Diễn Châu, các hộ nuôi cá RPĐT đều xuất phát nguồn từ nuôi cá truyền thống, xen ghép cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, khi chuyển qua nuôi cá RPĐT thương phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, người dân chưa nắm bắt kịpnên vẫn áp dụng những kinh nghiệm nuôi từ trước gây nên tình trạng phi khoa học, không đúng kỹ thuật, giảm năng suất cá nuôi.

Do sự quan tâm chỉ đạo đúng mực của cán bộ chuyên trách, khuyến nông, khuyến ngư việc tập huấn cho bà con rất được chú trọng. Chính vì vậy số năm nuôi cá RPĐT cũng tương đương với số năm bà con tham gia tập huấn. Diễn Đoài 5,7 lần, Diễn An 3,7 lần và Diễn Lộc là 3,3 lần. Mỗi năm, trước mỗi vụ nuôi, cán bộ khuyến nông phối hợp với ban khuyến nông xã tổ chức thực hiện tập huấn kỹ thuật nuôi trồng cho hộ nuôi cá RPĐT. Vì là giống nuôi mới, kỹ thuật nuôi mới cộng với việc làm tốt công tác tuyên truyền của cán bộ chuyên môn nên thu hút được đầy đủ100% bà con tham gia tập huấn.

Tại địa bàn nghiên cứu, công tác tập huấn được chia làm nhiều đợt theo quy trình nuôi như đợt cải tạo ao, đợt thả giống, đợt chăm sóc… ngoài việc tập huấn bằng những buổi trình bày bằng lý thuyết, trung tâm khuyến nông còn chọn những mô hình trình diễn thực tế giúp các chủ hộ nắm bắt kỹ thuật nhanh, dễ tiếp thu hơn.

Bất kể một hoạt động sản xuất nào thì yếu tố đầu vào quan trọng nhất chính là vốn, dù ở bất cứ hình thức nào: tiền mặt, trang thiết bị, nhà xưởng…Nguồn vốn của chủ hộ lớn hay nhỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của việc nuôi cá. Đối với các hộ tôi đã tiến hành điều tra thì có khoảng 80% hộ đều có vay vốn của các tổ chức như ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, hoặc từ người thân, bạn bè, mối quan hệ xã hội khác. Bình quân chung của toàn huyện cho thấy mức vốn vay của các hộ nuôi là hơn 21 trđ/hộ. Đây không phải là số vốn vay cao nhưng cũng trang trại được một nửa chi phí của

Đại học Kinh tế Huế

một vụ nuôi. Đối với xã Diễn Đoài mức vốn vay cao nhất là 30,25trđ/hộ, trong khi Diễn An là 20,25 trđ/hộ, còn Diễn Lộc hơn 10 trđ/hộ. Thức tế điều tra đã cho thấy các hộ nuôi ngoài nguồn vốn tự có của gia đình mình đã mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư sản xuất, một mặt cũng chỉ ra một nhu cầu rằng nhu cầu về vốn vẫn đang là một vấn đề cấp thiết đạt ra đối với các hộ nuôi.

Qua bảng số liệu 10cho thấy, trong mỗi hộ gia đình số nhân khẩu đều từ 4 đến năm 5 người. Nhiều nhất là Diễn Lộc bình quân với 4,9 người/hộ, thấp nhất là Diễn Đoài cũng đẫ là 4,35 người/hộ. Trong mỗi hộ như vậy thường có 2 vợ chồng, 2 đến 3 người con hoặc có bố mẹ già. Lao động chính trong gai đình thường là 2 vợ chồng, có khi thêm người con lớn. Chính vì vậy mà số lao động BQ/hộ thể hiện qua số liệu điều tra trung bình cũng từ 2 đến 3 người. Đối với Diễn Đoài là 2,35 lao động/hộ, Diễn An là 2,45 lao động/hộ, Diễn Lộc là 2,40 lao động/hộ vì vậy bình quân chung toàn huyện là 2,40 lao động/hộ. Như vậy tại địa bàn nghiên cứu, mỗi lao động làm việc ngoài việc nuôi sống bản thân còn phải nuôi thêm một người ngoài độ tuổi lao động. Điều tra để nắm rõ vấn đề này sẽ giúp chúng ta giải thích được rất nhiều điều trong quá trình nuôi cá của hộ dân, bởi nếu tỷ lệ người ngoài tuổi lao động cao, thu nhập chính của người dân chủ yếu chỉ dựa vào hoạt động nông nghiệp thì việc ra quyết định đầu tư cho hoạt động sản xuất nào sẽ được người dân cân nhắc rất kỹ, làm sao để vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo cuộc sốngcho cả gia đình.

Tương ứng với số nhân khẩu trong gia đình thìđất trồng trọt được cấp theo nhu cầu là 0,05 ha/nhân khẩu, một số hộ chuyển nhượng, mua bán hay khai hoang để có thêm đất sản xuất, vừa tận dụng nguồn lao động tự có, vừa đảm bảo lương thực cho gia đình, vừa lấy thêm phụ phẩm phục vụ cho hoạt động nuôi cá RPĐT. Mức bình quân chung đất trồng trọt là 0,24 ha/ hộ cho cả huyện. Điều tra diện tích sản xuất nông nghiệp của các hộ dân là rất cần thiết vì đây là một nhân tố phản ánh nguồn thức ăn tươi tự có để cung cấp cho cá. Riêng đối với đất nuôi cá RPĐT100% hộ dân đều đấu thầu đất của xã. Diễn Đoài có diện tích nuôi cá RPĐT bình quân lớn nhất với 1,14 ha/hộ, Diễn An ít hơn với 0,83 ha/hộ và thấp nhất là Diễn Lộc với 0,75 ha/hộ. Ban đầu là những vùng đất hoang hóa,

Đại học Kinh tế Huế

vùng sản xuất lúa nước kém hiệu quả sau khi được các hộ dân đấu thầu cải tạo, các xãđã chủ động xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, tạo điều kiện cho gười dân yên tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)