CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31''đến 19011'05''Vĩ độ Bắc; 105030'13''đến 105039'26''Kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc Phía Đông: Giáp biển Đông Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành
Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, tỉnh lộ 538 cùng tuyến đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 33 km về phía Bắc.
Với những lợi thế trên, Diễn Châu có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
2.1.2. Khí hậu
Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu thời tiết như sau:
Đại học Kinh tế Huế
* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,40C, phân hóa theo mùa khá rõ nét (cao nhất 40,10C và thấp nhất 5,70C). Đặc trưng theo mùa thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng.
Tổng tích ôn lớn hơn 8.0000C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu
Chỉ tiêu Cả năm Mùa nóng
(tháng 4 - 10)
Mùa lạnh (tháng 11 - 3)
- Nhiệt độ bình quân (0C) 23,4 25 - 27 18
- Trung bình tối cao (0C) - 29 - 32 20
- Trung bình tối thấp (0C) - 24 - 26 12 - 13
- Tối cao tuyệt đối (0C) 40,1 40,1 -
- Tối thấp tuyệt đối (0C) 5,7 - 5,7
Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Bắc Miền Trung
* Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:
+ Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những chân đất cao. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng thấp.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2 và lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô hạn trong vụ đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
Đại học Kinh tế Huế
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
* Chế độ gió, bão:
+ Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm theo nềnnhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần suất 85% số năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày.
+ Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình quân mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diện tích ven các cửa sông .
2.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng Địa hình
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.
* Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200- 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150, chỉ khoảng 20 % diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15- 200.
* Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, Khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng từ 0,5 - 1,7 m
Đại học Kinh tế Huế
và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
* Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực ở phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 -3 m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.
Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huyện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất như bảng 6
Trong 14 loại đất thì đất cát biển có Diện tích lớn nhất với 8.618 ha (chiếm 28,26%
diện tích tự nhiên của huyện). Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như, khoai, lạc, đỗ, vừng, dâu tằm … và có thể trồng cây ăn quả như dừa, cam, chanh.
Sau đất cát biển là đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ (P), Diện tích 6.735 ha (chiếm 22,09% diện tích tự nhiên của huyện). Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao nhất của huyện, những nơi có địa hình cao không chủ động về nguồn nước tưới nên trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, lạc hoặc luân canh lúa màu chú ý trong quá trình canh tác cần bón vôi cải tạo độ chua, tăng cường bón phân hữu cơ và các loại phân khoáng để đảm bảo dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao độ phì cho đất.
Chiếm vị trí thứ 3 trong cơ cấu các loại đất là đất đỏ vàng trên đá sét: (Fs), Diện tích 4.354 ha (chiếm 14,28% diện tích tự nhiên của huyện). Hiện tại loại đất này đang trồng cây hoa màu và cây lâu năm. Đất đỏ vàng trên đá sét thích hợp với cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày ở độ dốc, 0 - 30 và cây công nghiệp ngắn ngày như:
lạc, vừng, đỗ,… vùng có độ dốc từ 3 - 150 phù hợp với trồng cây lâu năm; vùng có độ dốc từ 15 - 250 thích hợp với mô hình sản xuất nông lâm kết hợp; nơi đất dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6:Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu
Loại đất Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1. Cồn cát trắng 1.345 4,41
2. Đất cát biển 8.618 28,26
3. Đất mặn ít 691 2,27
4. Đất mặn trung bình 48 0,16
5. Đất mặn nhiều 442 1,45
6. Đất phù sa không được bồi không có tầng lầy và loang lổ 6.735 22,09
7. Đất phù sa Glây 1.870 6,13
8. Đất phù sa ngập úng 1.600 5,25
9. Đất đỏ vàng trên đá sét 4.354 14,28
10. Đất vàng nhạt trên đá cát 303 0,99
11. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 1.395 4,57
12. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 122 1,57
13. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 41 0,13
14. Đất xói mòn trơ sỏi đá 1.557 5,11
Nguồn:Theo kết quả điều tra đất năm 2001- Viện Quy hoạch và TKNN Các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ gần như tương đương nhau và có tỷ lệ thấp, được phân bố đều khắp trên toàn huyện. Dựa vào đặc tính của từng loại đất, bà con đã có những hướng sử dụng khác nhau nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
2.1.4. Nguồn nước và thủy văn Nước mặt
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi và lượng mưa hàng năm. Mạng lưới sông ngòi trênđịa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, sông Vếch Bắc, kênh Nhà Lê,.. trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Tuy nhiên khả năng sử dụng nguồn nước mặt cho tưới không lớn. Do hệ thống sông thường dốc và ngắn
Đại học Kinh tế Huế
nên trong mùa mưa nước thường tập trung nhanh và thoát nước chậm thường gây úng ngập cho các vùng trũng ven sông, vào mùa khô, mực nước thấp lại bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế đáng kể khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Nước ngầm
Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập được cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu thay đổi tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng bằng và ven biển có mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, có thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên.
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng chung của khu vực Bắc Trung Bộ với biên độ thủy triều thấp (1,5 – 2,0 m), phức tạp, nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.
Nhiệt độ trung bình trên mặt nước biển từ 200C – 250C, độ măn từ 3,4% - 3,5%, độ mặn vùng khơi cao hơn độ mặn ở bờ, độ mặn lớp đáy cao hơn độ mặn lớp trên và độ mặn thường thay đổi theo mùa.