CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT
3.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI CÁ RPĐT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
3.3.2. So sánh chi phí sản xuất năm 2010 của các xã điều tra
Để thấy rõ hơn mức độ đầu tư của các xã cho nuôi cá RPĐT ta so sánh chi phí sản xuất giữa các xã. Mức độ chênh lệch đầu tư được thể hiện qua bảng 14.
Xã Diễn Đoài và xã Diễn An
Nhìn chung, phần lớn các khoản chi phí của xã Diễn đoài đều lớn hơn các khoản chi phí của xã Diễn An. Trong đó mức chệnh lệch lớn nhất là chi phí trung gian. Cứ mỗi ha mặt nước nuôi xã Diễn Đoài đầu tư chochi phí trung gian nhiều hơn xã Diễn An 8,56 trđ.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì trừ thức ăn tươi và chi phí tu bổ ao hàng năm tất cả các khoản chi khác xã Diễn Đoài đều đầu tư nhiều chi phí hơn. Mức độ chênh lệch nhiều nhất thể hiện ở chi phí giống, Diễn Đoài nhiều hơn Diễn An 5,01 trđ/ha, sau đó là chi phí cho thức ăn công nghiệp Diễn An ít hơn Diễn Đoài 4,13 trđ/ha. Các khoản chi phí như xử lý ao, chi phí phòng bệnh, chi phí nhiên liệu cũng như chi phí nhân công của xã Diễn Đoài đều nhiều hơn xã Diễn An đã cho thấy rằng Diễn Đoài có chú ý hơn đến kỹ thuật nuôi trồng, biết chăm sóc, quản lý ao nuôi của mình tốt hơn Diễn An. Tuy nhiên khi xét về thức ăn tươi, chi phí cải tạo ao đầu vụ và chi phí tự có cụ thể là chi phí cho thức ăn tươi thì Diễn An vượt hơn hẳn so với Diễn Đoài. Mức chênh lệch thức ăn tươi của2 xã là 1,89 trđ/ha, chênh lệch chi phí tu bổ ao nuôi đầu vụ là 0,24 trđ/ha, chênh lệch chi phí thức ăn tươi tự có là 0,47 trđ/ha. Điều này cũng dễ giải thích bởi vì tại xã Diễn An, thay vì đầu tư thức ăn công nghiệp, hộ đã chủ động thay bằng thức ăn tươi, tận dụng nhiều hơn những phụ phẩm có trong gia đình, ao nuôiđầu tư ban đầu chưa chắc chắn, còn xảy ra sụt đất bờ ao nên chi phí tu sửa tốn kém hơn. Khi phỏng vấn hộ nuôi tại xã Diễn An chúng tôi được biết, các hộ nuôi đều muốn đầu tư một lần xây dựng ao nuôi chắc chắn nhưng vốn đầu tư ban đầu cho một ao nuôi lớn, hộ nuôi không dám vay vốn đầu tư nhiều, nên mỗi năm phải mất một khoản chi phí để tu sủa lại ao. Một số ao, khi xây ban đầu cũng chắc chắn,
Đại học Kinh tế Huế
nhưng do tuổi ao nhiều, do thời tiết, khí hậu nên cũng cần phải tu sửa lại nhiều. Tổng chi phí sản xuất, mỗi ha mạt nước nuôi cá RPĐT xã Diễn Đoài đầu tư cao hơn xã Diễn An 8,41 trđ.
Diễn Đoài và Diễn Lộc
Khi so sánh chi phí sản xuất giữa 2 xã Diễn Đoià và Diễn An, mức chênh lệch giữa các khoản mục đầu tư được tách biệt hơn. Số liệu điều tra đã cho thấy, mức đầu tư cho 1 ha mặt nước nuôi Cá RPĐT của xã Diễn Lộc còn thấp hơn cả mức đầu tư của xã Diễn An. Tổng chi phí sản xuất 1 ha ao nuôi xã Diễn Đoài đầu tư gấp 1,6 lần tổng chi phí sản xuất của xã Diễn An, tương đương với mức chênh lệch giá trị là 16,56 trđ. Mức chênh lệch chi phí của 2 xã thể hiện rõ nhất ở chi phí trung gian mà cụ thể là chi phí con giống và chi phí thức ăn công nghiệp. Chi phí giống của xã Diễn Đoài nhiều hơn chi phí giống của xã Diễn Lộc là 8,45 trđ/ha trong khi mức chênh lệch này của Diễn Đoài so với Diễn An là 5,01 trđ/ha. Mức giá giống tại các cơ sở bán giống đều như nhau là 0,5 nghìn đồng/con, nếu có chênh lêch thì mức chênh lệch rất thấp, vì vậy điều này cho thấy xã Diễn Đoài thả giống với mật độ cao hơn 2 xã còn lại. Theo điều tra có được mật độ thả nuôi của xã Diễn Đoài là 7 con/m2, xã Diễn An là 6 con/m2 và tại Diễn Lộc là 5 con/m2. Cũng với lý do giống như xã Diễn An, do vốn đầu tư ít, có sẵn phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình, hộ nuôi cá RPĐT tại xã Diễn An không đầu tư nhiều chi phí cho thức ăn công nghiệp, vì vậy chi phí cho thức ăn tươi của Diễn Lộc cũng nhiều hơn của xã Diễn Đoài. Mức chênh lệch này tôi điều tra được là 1,21 trđ/ha, ít hơn so với mức chênh lệch của xã Diễn An và Diễn Đoài.
Diễn An và Diễn Lộc
Nhìn vào bảng kết quả điều tra cho thấy, mức độ đầu tư của Diễn An cho mỗi ha ao nuôi không những thấp hơn Diễn Đoài mà còn thấp hơn cả Diễn An. Mức chênh lệch này thấp hơn kết quả so sánh giữa Diễn Đoài và Diễn An. Tổng chi phí sản xuất cả vụ, Diễn An cao hơn diễn Lộc 8,14 trđ/ha, mức chênh lệh này gần bằng mức chệnh lệch giữa tổng chi phí của Diễn Đoài và Diễn An, nhưng thấp hơn nhiều mức chi phí chênh lệch giữa
Đại học Kinh tế Huế
Diễn Đoài và Diễn Lộc. Cũng như 2 lần so sánh trước, sự chênh lệch chi phí ở đây phần lớn là chênh lệch giữa chi phí trung gian giữa các xã. Chi phí trung gian của Diễn An nhiều hơn chi phí trung gian của Diễn Lộc 7,39 Trđ, cụ thể cũng do chênh lệch chi phí giống và chi phí thức ăn công nghiệp. Tuy ít hơn Diễn Đoài về lượng thức ăn công nghiệp, nhiều hơn về thức ăn tươi nhưng đối với Diễn Lộc, xã Diễn An đầu tư nhiều hơn cả thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp. Tổng mức chênh lệch thức ăn là 3 trđ/ha, trong đó thức ăn tươi là 0,67 trđ/ha và thức ăn công nghiệp là 2,33 trđ/ha. Tuy nhiên do chi phí ao đầu tư ban đầu chưa đúngtiêu chuẩn nên chi phí tu sửa ao của xã Diễn Lộc trong năm 2010 lớn hơn chi phí tu bổ ao của xã Diễn An là 0,96 trđ/ha. Và do tận dụng nhiều phân xanh bón lót đáy ao đầu vụ nên khoản chi phí đầu tư cho xử lý ao của Diễn Lộc cao hơn của Diễn An 0,03 trđ.
Qua so sánh chi phí sản xuất của các xã với nhau đã cho ta thấy rõđược sự khác nhau trong đầu tư của các xã trong cùng một huyện. Chi phí sản xuất cao nhất phải kể đến Diễn Đoài, sau đó là Diễn An và Diễn Lộc đầu tư thấp hơn. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan khác nhau như do vốn sản xuất ít, do chủ hộ lạm dụng quá nhiều những phụ phẩm từ nông nghiệp, do kinh nghiệm nuôi, do tư tưởng chưa dám mạnh dạn đầu tư lớn của chủ hộ, ảnh hưởng từ nhiều người nuôi khác trong một vùng nuôi, hay do sự thay đổi không thể dự đoán trước được của thời tiết… có những nhân tố tác động ít, nhưng cũng có những nhân tố là nguyên nhân chính trong việc đưa ra quyết định đầu tư sản xuất của chủ hộ nuôi cá RPĐT.
Đại học Kinh tế Huế
TT Chỉ tiêu Diễn Đoài Diễn An Diễn Lộc So sánh
Diễn Đoài/Diễn An Diễn Đoài/Diễn Lộc Diễn An/Diễn Lộc
I Chi phí trung Gian 42,46 33,90 26,51 8,56 15,95 7,39
1 Giống 18,25 13,24 9,80 5,01 8,45 3,44
2 Thức ăn 10,61 8,37 5,36 2,24 5,24 3,00
Thức ăn tươi 1,75 3,64 2,96 -1,89 -1,21 0,67
Thức ăn côngnghiệp 8,86 4,73 2,40 4,13 6,46 2,33
3 Phòng bệnh 1,09 0,64 0,30 0,46 0,80 0,34
4 Xử lý ao 0,32 0,30 0,32 0,03 0,00 -0,03
5 Chi phí nhiên liệu 0,17 0,05 0,04 0,12 0,12 0,01
6 Công lao động thuê
ngoài 1,78 1,45 1,13 0,33 0,65 0,32
7 Phân bổ CCDC 0,46 0,31 0,20 0,14 0,25 0,11
8 Chi phí thuê đất 4,50 4,50 4,50 0,00 0,00 0,00
9 Trả lãi vốn vay 4,95 4,47 3,33 0,47 1,62 1,14
10 Chi phí tu bổao 0,33 0,57 1,53 -0,24 -1,20 -0,96
II KHTSCĐ 0,86 0,79 0,56 0,07 0,30 0,22
III Chi phí tự có 2,45 2,67 2,13 -0,22 0,31 0,54
1 Thức ăn tươi 0,44 0,91 0,74 -0,47 -0,30 0,17
2 Công lao động gia đình 2,01 1,76 1,39 0,25 0,62 0,37
Tổng 44,77 37,36 29,21 8,41 16,56 8,14
Bảng 14: So sánh chi phí sản xuất của các xã điều tra (ĐVT: trđ/ha)
Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2010
Đại học Kinh tế Huế