1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.3. Quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chất lượng đào tạo nghề
Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật dạy nghề số 76/2006/QH11.
Trong đó viết: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”.
Trong Luật cũng xác định “Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn. Đào tạo nghề bao gồm: Đào tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí, điện tử, sửa chữa,…) và phổ cập nghề cho người lao động (chủ yếu là lao động nông thôn).
Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào hệ thống đào tạo. Khi các yếu tố đầu vào có chất lượng như: giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh giỏi,… thì chất lượng đào tạo nghề được nâng cao.
Cũng có quan điểm rằng chất lượng đào tạo nghề được đánh giá bằng sản phẩm của quá trình đào tạo (đầu ra), tức là bằng mức độ hoàn thành của học viên tốt nghiệp.
Một số quan điểm khác lại khẳng định chất lượng ĐTN được quyết định bởi các quá trình hoạt động bên trong, đặc biệt là hệ thống thông tin và hệ thống quyết định tối ưu. Chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng đạt được bởi sự tác động tích cực của các yêu tố cấu thành quá trình đào tạo. Chất lượng đào tạo nghề là sự phù hợp với mục tiêu đào tạo nghề.
Theo hệ thống kiểm định quốc gia Việt Nam chất lượng được đánh giá bằng cách khách hàng xếp hạng tầm quan trọng của các đặc trưng phẩm chất đối nghịch với tính nhất quán và giá trị bằng tiền. ĐTN sẽ đảm bảo, nâng cao chất lượng nếu thực hiện các yếu tố như: Đáp ứng yêu cầu khách quan; tập trung vào con người và mọi người đóng góp xây dựng tổ chức của mình; có tầm nhìn dài hạn; quản lý sự thay đổi một cách có hiệu quả; có đổi mới; hữu hiệu; tổ chức tiếp thị tốt với thị trường.
Mặc dù khó có thể đưa ra một định nghĩa về chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp, song các nhà nghiên cứu cũng có nhiều cách tiếp cận. Trong đó, cách tiếp cận phổ biến nhất là xem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, đa chiều, với những người ở các cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khi xem xét nó.
- Đối với giáo viên dạy nghề và học sinh thì chất lượng đào tạo nghề là quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề phục vụ công tác dạy và học
- Đối với người sử dụng lao động, thì chất lượng là sản phẩm đầu ra, tức là kiến thức, kỹ năng tay nghề, thái độ nghề nghiệp và năng lực làm việc của người sau học nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Như vậy, mức độ tác động tích cực của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề không giống nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần phải xây dựng một hệ thống rõ ràng, mạch lạc các tiêu chí với những chỉ số được lượng hóa, nêu rõ phương thức đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng sẽ được sử dụng trong và ngoài giáo dục nghề nghiệp với xu hướng tiếp cận dần với chuẩn của khu vực và thế giới. Nhằm đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với giáo dục nghề nghiệp thế giới.
Quản lý chất lượng đào tạo nghề
Quản lý chất lượng đào tạo nghề là quản lý các yếu tố sau theo một trình tự, quy trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Các yếu tố đó là:
- Mục tiêu đào tạo nghề
- Phương pháp đào tạo nghề, phương tiện phục vụ đào tạo nghề - Giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề
- Học viên
- Nội dung đào tạo nghề
- Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo nghề - Chất lượng đào tạo nghề.
Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại lẫn nhau.
Quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quản lý chất lượng của từng yếu tố: Lập mục tiêu đào tạo nghề; phương pháp đào tạo nghề, phương tiện phục vụ đào tạo nghề; giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề; học viên; nội dung đào tạo nghề; cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo nghề; chất lượng đào tạo nghề phù hợp với đối tượng là lao động nông thôn, nhằm đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo.
- Mục tiêu đào tạo nghề: Trang bị cho lao động nông thôn năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề;
có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong làm việc, sức khỏe,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.
- Phương pháp đào tạo nghề, phương tiện phục vụ đào tạo nghề: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở sang đào tạo theo nhu cầu của người học và của thị trường lao động, hệ thống cơ sở đào tạo phải đảm bảo cơ sở vật chất cho thực hành nghề. Đối với lao động nông thôn tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp: Học nghề để phục vụ sản xuất, tăng năng suất sản xuất cây trồng, vật nuôi. Đối với lao động nông thôn học nghề để chuyển nghề: Học nghề phải đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động.
- Giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề: Đội ngũ giáo viên và quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ giáo viên, người dạy nghề phải có trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế về nghề, được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề cho lao động nông thôn. Huy động người dạy nghề là cán bộ kỹ sư, kỹ thuật, nghệ nhân tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; Đội ngũ cán bộ quản lý: Có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp và có trách nhiệm.
- Học viên (Đối tượng học nghề):
Đối tượng học nghề là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn, có sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó đối tượng ưu tiên dạy nghề là:
+ Lao động là người thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng + Lao động thuộc hộ nghèo
+ Lao động là người dân tộc thiểu số + Lao động là người tàn tật
+ Lao động là người bị thu hồi đất canh tác + Lao động thuộc hộ cận nghèo.
- Nội dung đào tạo nghề:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và điều kiện cụ thể theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và điều kiện của người học ở từng vùng miền.
+ Chương trình đào tạo phải xác định rõ thời gian đào tạo và thời gian thực học của từng nghề.
+ Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, tính linh hoạt theo nhu cầu của thị trường lao động, tính liên thông trong đào tạo nghề và thời gian học thực hành là chủ yếu.
- Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo nghề:
+ Các cơ sở dạy nghề và có dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn phải có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và số lượng người học.
+ Quản lý, huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho các cơ sở dạy nghề để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề đảm bảo các điều kiện dạy nghề, đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp.
- Chế độ chính sách trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
+ Chính sách đối với các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề.
+ Chính sách đối với lao động nông thôn tham gia học nghề ngắn hạn: Được hỗ trợ học nghề ngắn hạn miễn phí, được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, được vay vốn để học nghề, tạo việc làm… theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
+ Chính sách đối với giáo viên, giảng viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn: Hưởng phụ cấp lưu động, giải quyết nhà công vụ, chi trả thù lao giảng dạy… theo quy định.
1.1.3.2. Nội dung quản lý chất lượng đàotạo nghề cho lao động nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Lập kế hoạch đào tạo nghề: Thông qua mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tập trung vào kiến thức và kỹ năng nghề được học. Cơ sở đào tạo nghề lập kế hoạch đào tạo nghề căn cứ vào các nội dung sau:
+ Căn cứ nhu cầu lao động của các đối tượng sử dụng lao động trên địa bàn:
Các CSĐT phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn, xác định nhu cầu lao động nghề. Từ đó xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo, kế hoạch tài chính phục vụ cho đào tạo nghề.
+ Căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Các CSĐT phải căn cứ vào chính sách, ngoài chính sách của trung ương còn phải căn cứ vào chính sách của địa phương về khuyến kích đào tạo nghề, chính sách khuyến khích tạo việc làm,... cho lao động nông thôn, để lập kế hoạch cho phù hợp.
+ Xác định số lượng về nhu cầu lao động nông thôn cần được đào tạo trong Tỉnh là bao nhiêu thông qua các cuộc khảo sát, thông qua báo cáo của các cơ quan Nhà nước trong Tỉnh. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế về học nghề của người lao động, căn cứ vào nhu cầu lao động của đối tượng sử dụng lao động, căn cứ vào các chính sách cụ thể từ trung ương đến địa phương để lên kế hoạch tổ chức dạy nghề phù hợp.
- Tổ chức thực hiện
+ Xác định mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo hay sản phẩm đào tạo chính là người học tốt nghiệp với nhân cách đã được thay đổi (phẩm chất và năng lực), cải biến thông qua quá trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động và chính sách đào tạo nghề của địa phương. Do vậy mục tiêu đào tạo phải đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của từng địa phương.
+ Quản lý phát triển chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo.
Bản thiết kế đó cho biết mục tiêu, phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung; các phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo; cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả được sắp xếp theo một tiến trình và thời gian biểu chặt chẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn thường có 2 kiểu cấu trúc: Chương trình được cấu trúc theo hệ thống các môn học lý thuyết kết hợp với thực hành; chương trình được cấu trúc theo hệ thống các môđun tích hợp.
Người quản lý, người xây dựng chương trình đào tạo, giáo viên thường phải luôn tự đánh giá chương trình đào tạo ở mọi khâu qua mỗi buổi học, mỗi khóa học, mỗi năm học. Từ đó có kế hoạch sửa đổi chương trình đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động.
+ Quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ:
Điều 15 Luật Giáo dục khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Như vậy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là nòng cốt trong việc phát triển quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích đội ngũ các bộ, giảng viên có trình độ có chuyên môn, các nghệ nhân tham gia giảng dạy. Có chính sách phù hợp đối với các nhà khoa học, tiến sĩ, các chuyên gia tham gia đào tạo nghề.
+ Quản lý hoạt động dạy - học:
Quản lý hoạt động dạy và học thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiện vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.
Giáo viên dạy nghề tại các CSĐT có nhiệm vụ giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên đồng thời học phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cho giảng dạy, đào tạo nghề của mình. Bởi vì chất lượng giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng học viên, quyết định chất lượng đào tạo của trung tâm. Do vậy, cần phải theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên; theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.
Quản lý hoạt động học tập của học viên là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên trong quá trình đào tạo: Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện cũng như những biến đổi nhận thức và kỹ năng nghề của học viên; theo dõi, giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đỡ, khuyến khích học viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục yếu tố tiêu cực, giúp họ phấn đấu tiếp nhận tri thức và rèn luyện kỹ năng nghề tốt nhất; Sau thời gian đào tạo, cần thường xuyên giữ liên lạc và có sự tư vấn kỹ thuật để họ thực hành nghề nghiệp hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội.
+ Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo:
Chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là chất lượng kỹ năng nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng. Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng nghề, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học. Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ đào tạo gồm: Đất cho xây dựng và thực hành, nhà cửa, trang thiết bị văn phòng, xưởng thực hành, các thiết bị máy móc cho học viên thực tập theo ngành nghề đào tạo,... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề một cách hiệu quả nhằm đảm bảo điều kiện học tập và thực hành tốt nhất cho người học.
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Người quản lý, người xây dựng chương trình đào tạo, giáo viên thường phải luôn tự đánh giá chương trình đào tạo ở mọi khâu qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học, kết hợp với phân tích tình hình, điều kiện mới để hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo. Dựa trên mục tiêu mới, tình hình mới thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình đào tạo. Cứ như vậy chương trình đào tạo sẽ liên tục được hoàn thiện và phát triển không ngừng cùng với quá trình đào tạo.
Hàng năm, các cơ sở đào tạo phải tự đánh giá chất lượng đào tạo nghề thông qua tỷ lệ học viên tốt nghiệp tìm được việc làm, cơ sở hạ tầng, môi trường,... Chất lượng đào tạo nghề được coi là phù hợp khi đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Từ đó, có kế hoạch cụ thể cho ngành nghề đào tạo và phương pháp đào tạo nghề phù hợp với đối tượng nghề là lao động nông thôn.