1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Lai Châu là một tỉnh nghèo phía Tây Bắc của tổ quốc, số lao động đã qua đào tạo chỉ đạt khoảng 40%, trong đó đào tạo nghề chiếm 29,3%. Cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, đặc biệt công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập. Trong chừng mực nào đó, thì bài học kinh nghiệm của các địa phương trong nước về hiệu quả của đào tạo nghề cho lao động nông thôn và công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng mang lại bài học hữu ích cho tỉnh trong việc nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
* Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Quảng Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Quảng Ninh là tỉnh mang những nét đặc thù riêng về dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là trong bộ máy điều hành quản lý. Cụ thể, tỉnh là địa phương đi tiên phong trong việc phân quyền chức năng quản lý hoạt động giáo dục đào tạo tại địa phương. Theo đó, Sở LĐTBXH là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục dạy nghề. Không chỉ vậy, việc phân cấp triệt để cho chính quyền cấp xã, huyện trực tiếp triển khai hoạt động đào tạo cũng được Tỉnh triển khai một cách nhanh chóng ngay sau khi có Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Bên cạnh việc phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng, công tác giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo cũng được Tỉnh chú trọng.
Hiện trên địa bàn Quảng Ninh có 10 trường chuyên nghiệp gồm 01 đại học, 06 trường cao đẳng, 02 trường trung học CN và 01 trường năng khiếu thể dục thể thao. Nhiệm vụ đào tạo lao động bậc đại học, cao đẳng và trung cấp. Hệ thống trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác do ngành Lao động thương binh và Xã hội Quảng Ninh. Dạy nghề có ba cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Số các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh hiện nay trên 40 cơ sở: 05 Trường nghề gồm 2 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề (trong đó có 1 trường tư thục); 07 Trường chuyên nghiệp có dạy nghề gồm 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp vừa đào tạo chuyên nghiệp vừa tham gia dạy nghề; 08 trung tâm dạy nghề (trong đó có 5 trung tâm dạy nghề tư thục); 07 trung tâm, đơn vị sự nghiệp khác (trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm khoa học kỹ thuật giống thuỷ sản vv...) có tham gia dạy nghề. Hơn 10 cơ sở khác của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề.
Hằng năm, hệ thống tuyển sinh trên 40 ngàn người, năm 2012 là khoảng 47 ngàn, trong đó hệ chuyên nghiệp khoảng 13 ngàn và dạy nghề là 34 ngàn. Số nghề đào tạo trên 90 nghề. Trong số 34.000 người được tuyển sinh học nghề năm 2012 trong đó có 23% học trình độ trung cấp và cao đẳng nghề (thời gian đào tạo trên 01 năm trở lên), theo cơ cấu ngành nghề: ngành khai thác mỏ chiếm 21.4%; Nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghề vận hành các thiết bị, phương tiện cơ giới chiếm 41,78%; Nhóm nghề điện - sửa chữa 5,45%; Nhóm nghề Xây dựng 2,16%; Nhóm nghề Nông - Lâm - Ngư nghiệp 7,44%; Nhóm nghề thủ công nghiệp 2,39%; Nhóm nghề Du lịch - dịch vụ 3,82%; Nhóm nghề Công nghệ thông tin 4,77%; nhóm nghề khác : 11,05%. Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012 đạt 5.078 người chiếm 14,7%. Đánh giá: Chương trình dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Quảng Ninh được xây dựng theo hướng sát với nhu cầu thực tế của người lao động và của doanh nghiệp tại địa phương. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ sau đào tạo, đảm bảo người lao động có việc làm sau khi tốt nghiệp. [44]
Tuy nhiên, điểm mấu chốt cho thành công của đề án chính là thay đổi nhận thức “mong muốn thoát nghèo” của người lao động tại nông thôn, do đó, hoạt đông tuyên truyền thay đổi nhận thức luôn được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại từng cấp cơ sở. Đây cũng chính là 3 nội dung quan trọng nhất trong việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho laođộng nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Ninh.
* Kinh nghiệm đào đào nghề tỉnh Quảng Trị
Qua nhiều năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm - dạy nghề, đặc biệt là khi triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ đa dạng hóa các hình thức đào tạo, người lao động đã được tiếp cận nhiều ngành nghề mới.
Trong hai năm 2014 - 2015, các cơ sở dạy nghề của Quảng Trị đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề cho 12.180 người, trong đó dạy nghề nông nghiệp 10.480 người, chiếm 89%, dạy nghề phi nông nghiệp 1.340 người. Ngành nghề đào tạo tập trung chủ yếu vào các ngành như trồng và chăm sóc, khai thác cao su, hồ tiêu, cà phê, kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng lúa, sắn, ngô, lạc; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức: tập trung tại các cơ sở dạy nghề;
lưu động tại các xã, thôn, bản; theo hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp... Điều đáng ghi nhận là, các cơ sở đã chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong hai năm qua, Nhà nước đã đầu tư cho Quảng Trị gần 61 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 53,780 tỷ đồng (chiếm 88,26% tổng nguồn vốn đầu tư) cho hoạt động này. Nhờ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước mà cơ sở vật chất của các trung tâm dạy nghề tổng hợp được xây dựng, sửa chữa khang trang hơn, to đẹp hơn, mua sắm được nhiều trang thiết bị quan trọng phục vụ nhiệm vụ đào tạo nghề. Thông qua hoạt động đào tạo nghề, nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, đã được trang bị nghề mới, được tiếp thu kiến thức kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động. Mặt khác qua đào tạo nghề, nông dân đã thực sự làm chủ được kỹ thuật, tự chủ được tay nghề và quan trọng hơn là có nghề để nuôi sống bản thân và gia đình.