Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch cho đào tạo nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh lai châu (Trang 60 - 66)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH LAI CHÂU

3.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Lai Châu giai đoạn 2011-2015

3.2.1. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch cho đào tạo nghề cho LĐNT

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và các Bộ, ngành; Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đã triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo theo yêu cầu của Đề án, cụ thể:

Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 14/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; và các Quyết định thành lập các Trung tâm Dạy nghề ở các huyện trong tỉnh: Trung tâm Dạy nghề huyện Mường Tè, Trung tâm Dạy nghề huyện Sìn Hồ, Trung tâm Dạy nghề huyện Phong Thổ, Trung tâm Dạy nghề huyện Tam Đường, Trung tâm Dạy nghề huyện Tân Uyên, Trung tâm Dạy nghề huyện Than Uyên nhằm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, xã trong tỉnh.

Đồng thời, UBND tỉnh có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ người học thông qua Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 của Ủy ban nhân dân về việc phê duyệt danh mục và mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Số lượng nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp) được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo: 34 nghề và đã được UBND tỉnh phê duyệt cụ thể mức chi phí đào tạo Lao đô ̣ng nông thôn học nghề được hỗ trợ chi phí ho ̣c nghề trình độsơ cấp và da ̣y nghề dưới 3 tháng với mức tối đa từ 02 triê ̣u đến 03 triê ̣u đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng đối tượng, từng nghề và thời gian ho ̣c nghề thực tế). Đồng thời học viên thuộc đối tượng đối tượng là người dân tộc thiểu số, người nghèo, người bị thu hồi đất canh tác, đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách ma ̣ng khi tham gia học nghề được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực ho ̣c/người; hỗ trợ tiền đi la ̣i theo giá vé giao thông công cô ̣ng, với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Người dạy nghề (giáo viên, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) được trả công giảng dạy tối thiểu 30.000 đồng/ giờ dạy lý thuyết và 40.000 đồng/ giờ dạy thực hành. Mức chi trả tiền công giảng dạy này không phân biệt người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân. Chính điều này ảnh hưởng tới việc thu hút các nhà khoa học là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp hay các nghệ nhân nghề tham gia hoạt động đào tạo, hay truyền nghề cho lao động nông thôn của tỉnh

Căn cứ vào chính sách đào tạo nghề của trung ương và của địa phương, Ban chỉ đạo cấp tỉnh về đào tạo nghề chỉ đạo sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu và các TTĐT nghề và CSĐT nghề xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn: ngành nghề, số lượng, quy mô, cơ sở vật chất,... của tỉnh nhằm đảm bảo mục tiêu mà TW và địa phương đề ra về kế hoạch đào tạo nghề.

3.2.1.2. Hoạt động của ban chỉ đạo tại địa phương.

Ban chỉ đạo tại địa phương về đào tạo nghề bao gồm: Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban chỉ đạo cấp xã. Việc thành lập Ban chỉ đạo có vai trò

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

quan trọng trong việc tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vai trò trong việc hướng nghiệp cho lao động nông thôn. Đặc biệt là có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động tại khu vực nông thôn. Từ đó, giúp cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn được hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động của địa phương.

- Đối với Ban chỉ đạo cấp Tỉnh: Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, sự tham gia vào cuộc của các cơ quan thành viên của Ban chỉ đạo nên các chính sách, giải pháp và hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Lai Châu đã được từng bước triển khai đồng bộ, bước đầu đã đạt được những kết quả. Ban chỉ đạo của tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương, các cơ sở dạy nghề triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của Chính phủ; ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh.

- Đối với Ban chỉ đạo cấp huyện: Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của các huyện, thành phố đã xây dựng được quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, chỉ đạo các ban ngành chuyên môn xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện đạo tạo nghề hàng năm.

Tuy nhiên sự phối kết hợp của các ngành thành viên của Ban chỉ đạo các huyện, thành phố chưa thực sự mạnh mẽ, còn hạn chế, thiếu sự phối hợp, công tác quy hoạch dự tính dự báo thị trường lao động, ngành nghề đào tạo còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đối với Ban chỉ đạo cấp xã: Tính đến tháng 08/2016 đã thành lập được 108 ban chỉ đạo cấp xã. Qua kiểm tra, đánh giá hầu hết Ban chỉ đạo cấp xã chưa thực hiện được việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, nhiều hoạt động chưa được Ban chỉ đạo triển khai, thực hiện theo yêu cầu, công tác kiểm tra giám sát chưa được thực hiện nghiêm túc.

3.2.1.3. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Để quản lý việc lập kế hoạch cho đào tạo nghề cho LĐNT, hàng năm Ban Chỉ đạo cấp tỉnh triển khai xuống Ban Chỉ đạo cấp huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trong đó: xác định rõ chỉ tiêu, ngành nghề, địa điểm đào tạo, đề xuất cơ sở đào tạo, danh mục nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo cho từng nghề. Từ đó xây dựng dự toán cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn và kinh phí quản lý công tác đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo của tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu. Kết quả hỗ trợ dạy nghề nông thôn của tỉnh Lai Châu trong 5 năm (2011-2015) cho thấy, số người có nhu cầu học nghề cao hơn số người được học nghề là 1,8 lần. Chủ yếu là nhu cầu đào tạo thuộc nhóm ngành nông nghiệp, số người có nhu cầu học nghề cao hơn số người được học nghề gần 1,9 lần. Như vậy có thể thấy xu hướng mở rộng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhóm ngành nông nghiệp là khả thi. Trong đó tập trung vào một số ngành: Trồng cây lương thực, thực phẩm (trồng lúa, trồng ngô), Chăn nuôi gia súc, Trồng cây công nghiệp (Kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật trồng cây cao su, trồng và khai thác mủ cao su...), Trồng rau, Thú y. Những ngành nhu cầu người học cao và hiện các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng đủ. Đồng thời, định hướng, tư vấn cho lao động tham gia học các ngành học mà khả năng có việc làm cao như ngành hàn thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp; ngành: trồng cây lương thực, thực phẩm (trồng lúa, trồng ngô), chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt, Trồng cây công nghiệp (Kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật trồng cây cao su, trồng và khai thác mủ cao su...), trồng rau, lâm sinh, trồng cây ăn quả thuộc nhóm ngành nông nghiệp.

Bảng3.4: Kết quả hỗ trợ dạy nghề nông thôn trong 5 năm (2011-2015)

TT Tên nghề đào tạo cho LĐNT

Số người có nhu cầu học nghề

(người)

Số người được học nghề(người) I Nhóm nghề phi nông nghiệp 7.000 4.366

1 Thêu dệt thổ cẩm 2.000 498

2 Điện dân dụng 1.500 785

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn TT Tên nghề đào tạo cho LĐNT

Số người có nhu cầu học nghề

(người)

Số người được học nghề(người)

3 Tin học văn phòng 500 470

4 Kỹ thuật xây dựng dân dụng 500 400

5 Hàn 500 491

6 Kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp 1.000 619

7 Kỹ thuật cắt may 300 491

8 Sửa chữa xe máy 753 521

9 Mây tre đan 400 91

II Nhóng nghề nông nghiệp 43.000 22.716 1 Trồng cây lương thực, thực phẩm

(trồng lúa, trồng ngô) 10.400 9.097

2 Chăn nuôi gia súc, gia cầm 13.000 8.352

3 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2.000 1.307

4 Phòng và chữa bệnh thủy sản 30 30

5 Trồng nấm 3.000 815

6 Trồng cây công nghiệp 6.000 1.420

7 Trồng rau 2.000 300

8 Lâm sinh 1.000 90

9 Kỹ thuật nuôi ong 500 149

10 Trồng cây ăn quả 1.000 569

11 Thú y 600 487

12 Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh 20 -

13 Khuyến nông, khuyến lâm 3.000 30

14 Bảo quản chế biến nông sản 450 70

Tổng số (I+II) 50.000 27.082

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu, 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tuy nhiên do địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn thấp nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

Để hiểu rõ hơn về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, kết quả khảo sát 150 lao động nông thôn cho thấy, có 86% lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo về ngành nông nghiệp, chỉ có 2,7% lao động có nhu cầu đào tạo về ngành công nghiệp và 11,3% còn lại là các ngành đào tạo khác. Mục đích của đào tạo nghề chủ yếu của lao động nông thôn là nâng cao kiến thức và tay nghề, khả năng giải quyết công việc tốt hơn, và ứng dụng vào trong sản xuất và lao động. Về thời gian đào tạo, 100% lao động nông thôn muốn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Đây cũng là một trong những nhân tố dự báo về nhu cầu đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn tại tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.5: Nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn tỉnh Lai Châu

TT Nội dung Số lượng

(Người)

Tỷ lệ (%)

1 Tổng số LĐNT được điều tra 150

1.1 Số người có nhu cầu học nghề 150 100

1.2 Số người không có nhu cầu học nghề

2 Nhu cầu vềngành nghề cần học 150 100

2.1 Nông nghiệp 142 94,6

2.2 Công nghiệp 4 2,7

2.3 Tiểu thủ công nghiệp 2.4 Thương mại, dịch vụ

2.5 Ngành nghề khác 4 2,7

3 Mục đích học nghề 150 100

3.1 Kiến thức và tay nghề được nâng lên 146 97,3 3.2 Khả năng kiếm được được việc làm tốt hơn

3.3 Khả năng giải quyết công việc tốt hơn 142 94,67 3.4 Ứng dụng vào trong lao động sản xuất 150 100

3.5 Thu nhập tăng lên 61 40,67

4 Nhu cầu về thời gian học nghề 150 100

4.1 Ngắn hạn dưới 3 tháng 150 100

4.2 Trung hạn 4.3 Dài hạn

(Nguồn điều tra của tác giả,2016) Căn cứ vào nhu cầu thực tế về học nghề, mục đích học nghề và thời gian học nghề để Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn lập kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT một cách chính xác và phù hợp với thực tế, nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh lai châu (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)