Đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh lai châu (Trang 102 - 105)

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 -2020

4.3. Đề xuất, kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính Phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Đào tạo nghề và quản lý chất lượng đào tạo nghề là trách nhiệm của các cấp các ngành và của toàn xã hội. Do vậy, để công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả, qua phân tích thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lai Châu, tác giả đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và Bộ Lao động TBXH như sau:

- Hình thành hệ thống cung cấp thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho các địa phương để có định hướng đào tạo nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện công tác phân luồng học sinh ở các cấp học, tránh lãng phí trong đào tạo, tránh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

- Tăng mức đầu tư cho các tỉnh miền núi phía Bắc để thực hiện các dự án ưu tiên đã được phê duyệt trong việc tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo giáo viên, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

- Tăng cường công tác kiểm định chất lượng đào tạo nghề ở các cơ sở dạy nghề và hoàn thiện chương trình, giáo trình dạy nghề cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Có chính sách hỗ trợ cho lao động sau khi được đào tạo nghề ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sau đào tạo nghề.

- Có chính sách cho giáo viên các cơ sở đào tạo nghề có từ 50% học sinh là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

4.3.2. Đối với UBND và các cơ quan phối hợp quản lý của tỉnh Lai Châu

* Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu

- UBND tỉnh cần sớm có quy hoạch chi tiết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động để làm cơ sở tư vấn lựa chọn nghề sát với thực tế. Qua đó, các cơ quan chức năng nghiên cứu, xác định các ngành nghề đào tạo cho phù hợp với đặc điểm phát triển KT-XH của từng địa phương trong tỉnh.

- Cần tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho những CSDN còn thiếu theo hướng tập trung, tránh dàn trải; ưu tiên đầu tư hoàn thiện cho những CSDN mà tại địa phương có nhu cầu học nghề lớn trước, nơi có nhu cầu học nghề ít hơn sau; yêu cầu các CSDN quy hoạch nghề trọng điểm (từ 3 đến 5 nghề/CSDN) để tập trung đầu tư. Tăng cường xã hội hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT bằng việc huy động các nguồn đầu tư từ XH cho các CSDN; hợp tác với DN trong ĐNT để tận dụng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để vừa giảm chi phí đầu tư, vừa gắn đào tạo với nhu cầu thực tế của bên sử dụng LĐ.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất vào tỉnh, không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp mà cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh.

- Có chính sách, giải pháp tích cực nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động dạy nghề; khuyến khích thành lập các cơ sở tư thục hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

- Chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

* Đối với UBND cấp huyện

- Các huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động về công tác đào tạo nghề cho từng giai đoạn để thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; gắn kết chặt chẽ đào tạo nghề với doanh nghiệp, thị trường lao động với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững.

- Chỉ đạo công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu về lao động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm và từng giai đoạn gắn với quy hoạch vùng miền, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

- Chỉ đạo, kiểm tra giám sát đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

* Đối với UBND cấp xã

- Cần tăng cường các hoạt động phổ biến chính sách, quy định về dạy nghề cho lao động nông thôn, cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện học nghề, địa chỉ nơi làm việc sau học nghề, cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn để người lao động nông thôn biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp.

- Tổ chức, kiểm tra giám sát việc dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

* Đối với cơ sở đào tạo nghề

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức dạy nghề, gồm: Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề, giáo viên dạy nghề, người dạy nghề, chương trình tài liệu,… đảm bảo các quy định về số lượng, chất lượng của nghề đào tạo.

- Nhận thức đúng đắn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy nghề theo đúng chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

trình đào tạo, kế hoạch dạy nghề, chi trả đúng, đủ chế độ cho lao động nông thôn học nghề theo quy định.

- Tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo. Tăng cường phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để hợp đồng đào tạo, đào tạo có địa chỉ sử dụng lao động.

- Đa dạng các hình thức, phương pháp đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các trình độ phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động và tập quán dân cư của từng địa phương trong tỉnh. Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

* Đối với các doanh nghiệp

Doanh nghiệp hỗ trợ nông dân trong việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, việc làm sau đào tạo. Phối hợp với các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề về thực tế nhu cầu việc làm tại doanh nghiệp. Từ đó, tuyển chọn lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề cho đơn vị mình.

* Đối với lao động nông thôn tham gia học nghề

- Cần nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn, nắm bắt được các quy định về dạy nghề, các nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau học, các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn,… để lựa chọn nghề học.

- Có thái độ nghiêm túc trong việc tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh lai châu (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)