1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lai Châu
Từ thực tiễn về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương, ta rút ra bài học cho quản lý đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lai Châu như sau:
- Cần phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội thể hiện vai trò tích cực trong quản lý chất lượng đào tạo nghề.
- Viê ̣c triển khai công tác đào tạo nghề phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch lao động của địa phương theo ngành, lĩnh vực và cần được thực hiện đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là chính sách giải quyết việc làm, đất đai, tín dụng, phát triển thị trường hàng hóa…
- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiê ̣p phải đặt lên hàng đầu, cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm được thông tin về đào tạo nghề và khả năng giải quyết việc làm sau học nghề để thông tin đầy đủ, kịp thời cho người LĐNT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Phải nhận thức rõ dạy nghề chỉ là “mặt cung” của thị trường lao động, đáp ứng “cầu” của thị trường lao động. Do vậy, kế hoạch dạy nghề phải căn cứ vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (từ cấp xã), của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và do đó để hoạt động dạy nghề có hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp trên địa bàn; chương trình dạy nghề phải có nội dung về kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp để người lao đô ̣ng sau học nghề biết huy đô ̣ng vốn, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt là phải liên kết chặt chẽđối với các đốitượng liên quan trong việc quản lý đào tạo nghề, sử dụng lao động nghề, có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của tổ chức giới chủ, công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh và địa phương.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp phải có đủ năng lực và điều kiê ̣n để triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và giáo viên cơ hữu ở các TTDN phải được tăng cường về chất lượng và đủ về số lượng. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nhân tài kỹ thuật tại các CSĐT nghề.
- Hình thành hệ thống cơ sở GDNN có sự phân tầng có trường chất lượng cao, đào tạo những nghề mũi nhọn, đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các KCN có công nghệ tiến tiến.
- Nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới, nâng cao chất lượng các yếu tố đảm bảo chất lượng đào ta ̣o: Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên; chuẩn hóa cơ sở vâ ̣t chất, thiết bi ̣đào ta ̣o; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ba bên gồm cơ quan quản lý Nhà nước vể GDNN với đại diện giới chủ (VCCI) và cơ sở GDNN để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống GDNN hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiê ̣p trong KCN nói riêng, cho thi trường lao đô ̣ng nói chung.
- Phát triển hệ thống thông tin TTLĐ để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động.
Hệ thống thông tin TTLĐ được coi là công cụ quan trọng để điều tiết cung- cầu trong thị trường lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Hình thành và tăng cường chất lượng hoạt động của các trung tâm quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở GDNN để làm tốt vai trò cầu nối giữa đào tạo và sử dụng lao động.
- Nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động dạy nghề phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các cấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 2