Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh lai châu (Trang 66 - 82)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH LAI CHÂU

3.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Lai Châu giai đoạn 2011-2015

3.2.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Lai Châu thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh trực tiếp giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đồng thời chỉ đạo các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền công tác đào tạo nghề và xác định nhu cầu đào tạo nghề cho các đối tượng lao động khu vực nông thôn trong tỉnh. Tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tuyển sinh và tổ chức dạy nghề.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên chất lượng đào tạo nghề của tỉnh Lai Châu được nâng lên. Kết quả đào tạo nghề qua các năm như sau:

Bảng 3.6:Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo cấp trình độ giai đoạn 2011-2015

TT Cơ sở đào tạo

Giai đoạn 2011 - 2015 CĐN,

TCN cấp

Dưới 3 tháng

Tổng Cộng

Tổng 893 12.299 13.890 27.082

1 Trường trung cấp nghề 893 1.019 1.800 3.712

2 Trung tâm dạy nghề huyện Tân uyên - 879 1.200 2.079

3 Trung tâm dạy nghề huyện Tam Đường - 946 810 1.756 4 Trung tâm dạy nghề huyện Phong Thổ - 819 900 1.719 5 Trung tâm dạy nghề huyện Sìn Hồ - 617 1.100 1.717 6 Trung tâm dạy nghề huyện Mường Tè - 1.344 1.200 2.544 7 Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh - 2.386 1.100 3.486 8 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm

huyện Than uyên - 1.298 1.500 2.798

9 Công ty TNHH MTV ĐT&XD Hùng

Vương.JSC - 304 300 604

10 Công ty Cổ phần Nhật Quang T&T - 576 1.000 1.576 11 Công ty TNHH MTV May thêu thời trang MK - 59 - 59

12 Công ty Cổ phần Thành Môn - 503 1.480 1.983

13 Công ty TNHH TM&XD Khánh Phát - 270 180 450

14 Hội Phụ nữ tỉnh - - 120 120

15 Công ty Cổ phần Tiến Đạt - 1.199 1.200 2.399

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu Qua bảng 3.6 ta thấy số lượng lao động được đào tạo dài hạn trên địa bàn tỉnh Lai Châu rất thấp, 100% số lượng học nghề dài hạn tại tỉnh được bố trí công tác tại địa phương và công ty Cao su của tỉnh.

Mặc dù qua mỗi năm, lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh duy trì từ 5.500 - 6.000 lao động, tuy nhiên chất lượng thì chưa đáp ứng được cho thị trường lao động. Đào tạo nghề ngắn hạn mặc dù được triển khai ở nhiều cơ sở đào tạo với số lượng đông nhưng nếu nhìn mặt bằng chung thì con số này khá khiêm tốn.

Nhiệm vụ chính của trung tâm dạy nghề là đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nhưng do điều kiện của trung tâm còn hạn chế nên số lượng lao động được đào tạo ở trung tâm còn khá thấp. Các lao động được đào tạo nghề ngắn hạn ở đây chủ yếu được đào tạo tại chỗ.

Trong 5 năm từ năm 2011 đến hết năm 2015, các trung tâm và cơ sở dạy nghề đào tạo được 27.082 lao động nông thôn. Trong đó có 3,30% là đào tạo Cao đẳng nghề và trung cấp nghề; 45,41% số lượng là đào tạo sơ cấp; số còn lại là đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Do đặc trưng của lao động nông thôn, đa phần là trình độ không cao, thời gian đào tạo ngắn dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo đủ thời gian học nghề của lao động.

Bảng 3.7: Kết quả đào tạo nghề cho lao độngnông thôn theo ngành đào tạo trong 5 năm (2011-2015)

Nhóm ngành đào tạo

Người học nghề thuộc hộ nghèo

Người học nghề là người khuyết tật

Người học nghề là dân tộc thiểu số

Tổng số tham gia

học nghề SL

(LĐ)

Tỷ lệ

(%) SL (LĐ) Tỷ lệ

(%) SL (LĐ) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp 2.377 10,46 60 0,26 22.716 100 22.716

Phi nông nghiệp 0 0 87 1,99 4.366 100 4.366

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu Kết quả bảng 3.7 cho thấy, trong 5 năm (2011-2015), tổng số lao động tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

gia học nghề là 27.082 lao động. Trong đó chủ yếu là lao động theo ngành nông nghiệp chiếm 83,88%/ tổng số lao động được đào tạo.

Trong nhóm nghề đào tạo là nghề nông nghiệp, số lượng người học thuộc hộ nghèo chiếm 10,46%, người khuyết tật chiếm 0,26%, và 100% số người học là dân tộc thiểu số.

Trong nhóm ngành phi nông nghiệp, số lượng người học là hộ nghèo là 0%, 1,99% người học là người khuyết tật và 100% đối tượng học là người dân tộc thiểu số.

Nguyên nhân là do Lai Châu là tỉnh miền núi có trên 80% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp nên các đối tượng theo học nghề chủ yếu là học ngành nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất của tỉnh. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo tại tỉnh Lai Châu qua các năm từ 2011 đến năm 2015 cụ thể như sau:

Bảng 3.8: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua các năm 2011-2015 theo đối tượng học

TT Nhóm nghề đào tạo

Số lao động tham gia học nghề

Trong đó Người học

nghề thuộc hộ nghèo

Người học nghề là khuyết tật

Người học nghề là dân

tộc thiểu số 1

Năm 2011 6.451 - 6.451

Nông nghiệp 5.743 - - 5.743

Phi nông nghiệp 708 - - 708

2

Năm 2012 6.003 512 - 6.003

Nông nghiệp 5.154 512 - 5.154

Phi nông nghiệp 849 - 849

3

Năm 2013 4.884 - - 4.884

Nông nghiệp 4.131 - - 4.131

Phi nông nghiệp 753 - - 753

4

Năm 2014 5.363 536 - 5.363

Nông nghiệp 4.289 536 - 4.289

Phi nông nghiệp 1.074 - - 1.074

5

Năm 2015 4.381 559 147 4.381

Nông nghiệp 3.525 559 60 3.525

Phi nông nghiệp 856 87 856

Tổng 27.082 1.607 147 27.082

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu Nghiên cứu bảng 3.8 cho thấy, 100% đối tượng tham gia học nghề là người dân tộc thiểu số; 0,54% đối tượng học là người khuyết tật; 5,93% đối tượng học thuộc hộ nghèo. Do vậy, kinh phí đào tạo nghề chủ yếu do sự hỗ trợ từ trung ương và địa phương, hỗ trợ người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và hộ nghèo tham gia học đào tạo nghề.

Bảng 3.9: Thực trạng việc làm của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề trong 5 năm 2011-2015

TT Nhóm nghề đào tạo

Số lao động tham gia học

nghề (người)

Số LĐ sau học nghề có

việc làm (người)

Số LĐ sau học nghề được các

đơn vị tuyển dụng(người)

Số LĐ sau học nghề tự tạo

việc làm (người)

Tổng số 27.082 22.128 382 21.810

Nông nghiệp 22.842 19.760 - 19.810

Phi nông nghiệp 4.240 2.378 382 1.996

1

Năm 2011 6.451 4.970 38 4.923

Nông nghiệp 5.743 4.651 4.651

Phi nông nghiệp 708 319 38 281

2

Năm 2012 6.003 5.078 72 5.006

Nông nghiệp 5.154 4.587 - 4.587

Phi nông nghiệp 849 491 72 419

3

Năm 2013 4.884 4.112 102 4.010

Nông nghiệp 4.131 3.717 - 3.717

Phi nông nghiệp 753 395 102 293

4

Năm 2014 5.363 4.458 138 4.320

Nông nghiệp 4.289 3.774 - 3.774

Phi nông nghiệp 1.074 684 138 546

5 Năm 2015 4.381 3.650 61 3.589

Nông nghiệp 3.525 3.031 - 3.031

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Phi nông nghiệp 856 619 61 558

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu Lao động nông thôn đã qua khóa đào tạo nghề, có 81,71% lao động có việc làm; 1,42% số lao động sau học nghề được các đơn vị tuyển dụng làm tại các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn; 80,53% số lao động sau học nghề tự tạo việc làm.

Hình 3.2: Số lao động tham gia học nghề và số lao động học nghề có việc làm thuộc nhóm nghề đào tạo nông nghiệp qua các năm 2011-2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.3: Số lao động tham gia học nghề và số lao động học nghề có việc làm thuộc nhóm nghề đào tạo phi nông nghiệp qua các năm 2011-2015

Qua hình 3.2 ta thấy, số lao động tham gia học nghề thuộc nhóm nghề đào tạo là nông nghiệp giảm đáng kể qua các năm 2011 đến năm 2015. Từ 5.743 lao động vào năm 2011, giảm xuống còn 3.525 lao động vào năm 2015; dẫn đến số lao động học nghề nông nghiệp có việc làm giảm từ 4.651 lao động (năm 2011), xuống 3.031 lao động (năm 2015). Tỷ lệ số lao động qua đào tạo ngành nông nghiệp từ 80% đến 90% lao động có việc làm.

Qua hình 3.3 ta thấy, số lao động tham gia học nghề và số lao động học nghề có việc làm thuộc nhóm nghề đào tạo phi nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm từ 2011 đến năm 2014, sang năm 2015 giảm hơn so với năm 2014. Tuy nhiên số lượng lao động nông thôn tham gia đào tạo các ngành phi nông nghiệp không nhiều, nguyên nhân là số lao động có việc làm không nhiều, tỷ lệ trung bình trên 50%; sang năm 2015 tỷ lệ lao động nông thôn sau đào tạo có việc làm lên 72,31%.

Như vậy, có thể thây đây là một tín hiệu đáng mừng cho tỉnh Lai Châu vì lao động nông nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch dần sang lao động phi nông nghiệp.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát 150 lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề cho thấy, có 3,33% số lao động đã qua đào tạo tìm được việc, 96,67% lao động không tìm được việc làm phù hợp mà tự hành nghề đã học. Đây chính là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn.

Bảng 3.10: Kết quả lao động tìm được việc làm và nhận được sự hỗ trợ tìm việc làm từ chính quyền địa phương

TT Nội dung Số lượng

(Người)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú 1 Tổng số lao động được phỏng vấn 150 100

1.1 Sau khi học nghề có tìm được việc làm 5 3,33 1.2 Sau khi học nghề tự hành nghề đã học 146 96,67 1.3 Số người được hỗ trợ tìm việc làm từ các

cấp chính quyền 0 0

(Nguồn điều tra của tác giả, 2016)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.2.2.2. Tình hình phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Đến nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 12 cơ sở dạy nghề, trong đó: 01 trường Trung cấp nghề tỉnh trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 07 Trung tâm Dạy nghề công lập cấp huyện; 01 cơ sở dạy nghề thuộc tổ chức Hội Nông dân; và 04 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Số CSDN đã được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề 5 năm (2011-2015): 08 cơ sở, trong đó, số cơ sở đã hoàn thành đầu tư là 08 cơ sở. Tổng kinh phí thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trong 5 năm (2011-2015) là 80.397 triệu đồng (trung ương: 37.700 triệu đồng, địa phương: 24.606 triệu đồng, khác:

18.091 triệu đồng). Kinh phí đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề được thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11: Kinh phí đầu tư cho các cơ sở dạy nghề của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015

ĐVT: Triệu đồng

TT Tên CSDN được đầu tư

Giai đoạn (2011-2015)

Tổng số

Kinh phí Trung

ương

Kinh phí địa phương

Khác

1 Trường Trung cấp nghề tỉnh 8.500 8.500 - - 2 TT Dạy nghề và Hỗ trợ nông

dân tỉnh 10.616 550 - 10.066

3 TT Dạy nghề huyện Than Uyên 7.272 3.300 3.972 - 4 TT Dạy nghề huyện Tân Uyên 12.500 5.300 7.200 - 5 TT Dạy nghề huyện Tam Đường 8.844 5.000 3.844 - 6 TT Dạy nghề huyện Phong Thổ 11.570 5.400 6.170 -

7 TT Dạy nghề huyện Sìn Hồ 8.375 350 - 8.025

8 TT Dạy nghề huyện Mường Tè 12.720 9.300 3.420 - Tổng cộng 80.397 37.700 24.606 18.091

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Với tổng kinh phí đầu tư 80.397 triệu đồng cho các trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh đã đáp ứng được một phần yêu cầu đào tạo của cơ sở. Tuy nhiên cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở được trang bị từ những năm trước đây đã lạc hậu, chỉ mới đáp ứng một phần yêu cầu công tác đào tạo nghề. Để công tác dạy nghề có hiệu quả cao đáp ứng được yêu cầu về dạy nghề theo cấp trình độ cao hơn thì các Trung tâm Dạy nghề cần phải được nâng cấp và cung cấp thêm trang thiết bị dạy nghề trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để phát triển được mạng lưới cơ sở dạy nghề, ngoài việc hỗ trợ về kinh phí cho các cơ sở dạy nghề, công tác tuyên tuyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vô cùng quan trọng. Thông qua tuyên truyền, người lao động nông thôn hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc học nghề và thay đổi tư duy làm nghề của họ.

Bảng 3.12: Kết quả công tác tuyên truyền đào tạo nghề cho LDNT

TT Nội dung Số lượng

(Người)

Tỷ lệ (%) 1 Thông tin về đào tạo nghề cho người dân 150 100 1.1 Số người được tiếp cận thông tin 118 78,67 1.2 Số người không được tiếp cận thông tin 32 21,33

2 Nguồn thông tin người dân được tiếp cận 118

2.1 Từ các phương tiện thông tin đại chúng 73 61,86

2.2 Do cán bộ địa phương truyền đạt 20 16,95

2.3 Nguồn thông tin khác 25 21,19

Nguồn điều tra của tác giả, 2016 Kết quả khảo sát 150 lao động nông thôn cho thấy, trong 150 người được khảo sát có 118 người là tiếp cận được thông tin về đào tạo nghề, chiếm 78,67%,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

còn lại 21,33% số người được khảo sát không tiếp cận được với thông tin về đào tạo nghề của địa phương. Trong 118 người tiếp cận được với các thông tin về đào tạo nghề có 61,86% cho biết họ tiếp cận các nguồn thông tin về đào tạo nghề từ các phương tiện thông tin đại chúng, 16,95% từ các cán bộ địa phương truyền đạt và 21,19% là từ các nguồn khác (bạn bè, người thân giới thiệu,…). Như vậy, có thể thấy được công tác tuyên truyền về đào tạo nghề của tỉnh chưa thực sự tốt. Đặc biệt là vai trò của cán bộ địa phương trong việc tuyên truyền người dân tham gia đào tạo nghề còn chưa hiệu quả. Do vậy, cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, chính sách nâng cao vai trò của cán bộ tuyên truyền của địa phương trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm phát huy cao nhất vai trò của cán bộ trong công tác tuyên truyền dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Song song với việc hỗ trợ kinh phí và tuyên truyền công tác đào tạo nghề. Để mở rộng mạng lưới đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì đánh giá của người học về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học nghề là rất cần thiết. Kết quả đánh giá của người học về cơ sở vật chất phục vụ cho đào nghề tại các trung tâm và cơ sở dạy nghề của tỉnh Lai Châu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.13. Đánh giá của người học về cơ sở vật chất phục vụ các lớp đào tạo nghề

TT Nội dung Số lượng

(Người)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú 1 Số người đã tham gia học nghề đánh giá

về cơ sở vật chất các lớp đào tạo nghề 150 100

1.1 Tốt 0 0

1.2 Khá 0 0

1.3 Trung bình 82 54,67

1.4 Kém 68 45,33

Nguồn điều tra của tác giả, 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Kết quả khảo sát cho thấy, có 54,67% số người được hỏi đánh giá cơ cơ vật chất phục vụ các lớp đào tạo nghề ở mức trung bình, còn lại 45,33% đánh giá ở mức kém. Có thể thấy được rằng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo nghề tại các trung tâm và các cơ sở dạy nghề của tỉnh Lai Châu còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến công tác tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.

3.2.2.3. Chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề

Số lượng nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp) được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo và định mức chi phí đào tạo: 34 nghề, trong đó: 15 nghề nông nghiệp, 19 nghề phi nông nghiệp. Những năm gần đây xu hướng đào tạo các nghề phi nông nghiệp đang thu hút được nhiều lao động nông thôn tham gia thể hiện qua bảng 3.14.

Bảng 3.14: Danh mục các chương trình đã áp dụng ĐTNcho lao động nông thôn

TT Tên nghề

I Nghề nông nghiệp

1 Trồng cây lương thực, thực phẩm 2 Chăn nuôi gia súc, gia cầm

3 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 4 Phòng và chữa bệnh thủy sản

5 Trồng nấm

6 Cây trồng công nghiệp (kỹ thuật trồng chè, trồng cây cao su

7 Trồng rau

8 Lâm sinh

9 Kỹ thuật nuôi ong 10 Trồng cây ăn quả

11 Thú y

12 Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh 13 Khuyến nông, khuyến lâm 14 Bảo quản chế biến nông sản

II Nghề phi nông nghiệp 15 Điện dân dụng 16 Tin học văn phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 17 Kỹ thuật xây dựng dân dụng

18 Hàn

19 Kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp 20 Kỹ thuật cắt may

21 Sửa chữa xe máy 22 Mây tre đan

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu Số chương trình dạy nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp) đã được phê duyệt: 27 nghề, trong đó số chương trình dạy nghề được chỉnh sửa, bổ sung: 27 nghề đáp ứng nhu cầu lao động của tỉnh trong một số lĩnh vực nông nghiệp và quản lý nhà nước, các ngành nghề này được sửa đổi, bổ sung phù hợp với xu thế chung của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2015, tỉnh Lai Châu mới áp dụng được 22 nghề đào tạo cho lao động nông thôn.

Công tác xây dựng chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình của Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án còn chậm; từ năm 2011 - 2015 các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng chương trình, giáo trình của tỉnh bạn hoặc tự biên soạn. Nhìn chung, chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề của nhiều nghề đang tổ chức hiện nay là chưa thực sự phù hợp về nội dung, thời gian đào tạo so với yêu cầu của nghề đào tạo, đối tượng người học, đặc điểm thực tế tại địa phương.

3.2.2.4. Cán bộ quản lý dạy nghề và độingũ giáo viên

Hiện nay, tổng số giáo viên, cán bộ quản lý công tác dạy nghề của 8 huyện, thành phố được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho LĐNT trong năm 2014: 300 người và trong 5 năm 2010 - 2014: 1.150 người.

Năm 2015, toàn tỉnh có 251 giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT, trong đó giáo viên cơ hữu là 96 người, chiếm 38,25% còn lại 61,75% là ký hợp đồng thỉnh giảng với giảng viên, giáo viên của các trường Trung cấp và Đại học, cán bộ của các trung tâm khuyên công, khuyến nông, khuyến ngư, phòng nông nghiệp các huyện,...

Qua bảng 3.15 dưới đây cho thấy, có 4 cơ sở dạy nghề chưa bố trí được đủ số lượng giáo viên cơ hữu theo quy định, đội ngũ giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ năng nghề còn hạn chế chiếm tỷ lệ 4,78%, số giáo viên được đào tạo, bồi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh lai châu (Trang 66 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)