1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Yếu tố pháp luật: Ban hành hệ thống chính sách hướng vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Lao động trong nông nghiệp ở các tỉnh miền núi thường chiếm tỷ trọng cao, tính chất công việc là thời vụ, nên chính vì vậy, cần có cơ chế chính sách đào tạo nghề cho người nông dân chuyển đổi hình thức làm ăn, góp phần tăng thu nhập đặc biệt là giảm thời gian bán thất nghiệp trong nông nghiệp.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cùng với quá trình hội nhập quốc tế là quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn tạo các điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến để công nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp vừa khắc phục các hạn chế về đặc điểm sinh học của sản xuất nông nghiệp, vừa nâng cao đời sống vật chất tinh thần ở nông thôn. Chính sự phát triển này đã tạo ra sự chuyển dịch rất lớn đối với lao động nông thôn.
Chính sách tuyên truyền vận động, hướng nghiệp nghề nghiệp: Hướng nghiệp là việc xây dựng các công cụ, các hoạt động nhằm hỗ trợ công tác hướng nghiệp, hướng tới hỗ trợ các đối tượng cần hướng nghiệp có được định hướng và động lực cần thiết để phấn đấu đạt được một chuyên môn nghề nghiệp vững vàng, tham gia lao động nghề nghiệp, có thu nhập ổn định.
Nhiệm vụ đặt ra ở mức độ sâu rộng, để thực hiện được cần xây dựng một chiến lược tổng thể với nhiều hoạt động phối hợp với nhau, số lượng công việc cần triển khai lớn, đòi hỏi quá trình thực hiện dài hạn và liên tục.
Cốt lõi của hướng nghiệp là định hướng để cá nhân có một nghề nghiệp ổn định với khả năng chuyên môn nghề nghiệp đã được tu dưỡng. Và với nghề nghiệp đó chính là cơ sở để mỗi cá nhân ổn định cuộc sống, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự khó khăn, thoát nghèo.
Ở mức độ rộng hơn, hướng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Hướng nghiệp đảm bảo mọi lao động đều được trang bị kiến thức, phương pháp, công cụ và sự hỗ trợ tư vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cần thiết để có thể xác định định hướng phù hợp cho tương lai. Lao động nông thôn chưa qua đào tạo ngành nghề và các đối tượng đặc biệt (khuyết tật, cai nghiện...) được tạo điều kiện tiếp cận đẩy đủ nguồn thông tin đào tạo, hỗ trợ họ tìm nơi học tập để trang bị cho cá nhân chuyên môn nghề nghiệp phù hợp, định hướng cá nhân phát triển đủ năng lực cần thiết để tham gia thị trường lao động sản xuất, tìm kiếm cơ hội việc làm ổn định. Mọi sinh viên đều được tiếp cận môi trường thuận lợi để phấn đấu phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp, đạt đến trình độ chuyên môn cao, trực tiếp và gián tiếp đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Điều kiện tự nhiên: Lao động nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Yếu tố tự nhiên mà thuận lợi thì việc sản xuất cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được dễ dàng, đối với những vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì sản xuất nông nghiệp càng trở nên khó khăn. Nhu cầu chuyển đổi phương thức làm ăn và nghề nghiệp của người lao động ngày là rất lớn.
Thu nhập người lao động: Đối với các địa phương khác nhau thì thu nhập người lao động khác nhau. Các vùng trung tâm và miền đồng bằng thì thu nhập thường cao hơn vùng sâu vùng xa. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng lao động, cũng như khả năng tiếp cận khoa học, nâng cao trình độ sản xuất của bản thân người lao động.
Yếu tố mùa vụ: Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của sự phát triển của cây trồng vật nuôi nên chính vì vậy lao động nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố mùa vụ. Khi mùa vụ kết thúc cũng là lúc lao động nông nghiệp không có việc làm điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người lao động.
Phong tục tập quán: Đối với người lao động nông thôn ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục vốn có của địa phương. Những phong tục tập quán này ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức người dân, thời gian làm việc cũng như phương thức sản xuất.
Yếu tố này rất quan trọng vì điều này sẽ thúc đẩy lao động nông thôn tìm đến các lớp học để nâng cao nhận thức, nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.Công tác dự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
báo thị trường lao động có vai trò rất quan trọng. Công tác dự tính dự báo thông tin thị trường lao động xây dựng hệ thống dữ liệu để dự báo được cung - cầu, nhất là cầu thị trường lao động để từ đó xác định từng ngành nghề đào tạo.
Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, công tác dự báo thị trường lao động góp phần vào việc đánh giá cơ hội và thách thức của thị trường lao động tại từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong hoạch định chính sách phát triển thị trường lao động và quá trình xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Dự báo thị trường lao động đem lại thông tin cho các chủ thể tham gia thị trường lao động (các cơ quan tổ chức, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, người lao động,…), là cầu nối định hướng cho mối quan hệ giữa các bên nhằm đem lại sự phát triển tốt nhất cho thị trường lao động, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế bền vững. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực về công tác dự báo trong thời gian gần đây nhưng dự báo thị trường lao động ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như: Cán bộ làm công tác dự báo không nhiều, mô hình dự báo các yếu tố của thị trường lao động không đồng bộ trong tổng thể các mối quan hệ với các yếu tố kinh tế - xã hội, kết quả dự báo không kịp thời hoặc hạn chế về độ chính xác và phạm vi bao phủ, đặc biệt thiếu dữ liệu vi mô đầu vào cho các mô hình dự báo.
Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta vẫn chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt là các tỉnh miền núi và trung du. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình canh tác cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động trên cả nước nói chung và trên từng địa phương nói riêng. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả, lao động nông thôn cần phải có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nhất định. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn được thể hiện qua quá trình tham gia học tập ở các cấp học và trong quá trình làm nghề, người lao động tích lũy được các kiến thức về một ngành nghề đào tạo cụ thể nào đó. Đối với lao động nông thôn việc tham gia các khóa đào tạo nghề, hoặc tích lũy kiến thức về một nghề nghiệp nhất định có ảnh hưởng lớn đến khả năng tham
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
gia đào tạo nghề. Điều này góp phần rất lớn đến cải thiện thu nhập cho người dân trong khu vực nông thôn nói chung và góp phần xóa đói giảm nghèo nói riêng.
Ý thức của người lao động nông thôn đối với học nghề quyết định rất lớn đến sự thành công, thất bại trong công tác đào tạo nghề.
Về mặt tâm lý học, tâm lý truyền thống, người nông dân có tính tư hữu cao, tầm nhìn hạn chế. Chính những điều này góp phần kéo sự phát triển của nông thôn, nông dân lại. Vì vậy việc thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. Động lực, khát vọng cải thiện đời sống của người nông dân còn chưa thực sự cao. Lao động nông thôn còn ngại sự thay đổi. Khát vọng thay đổi, làm giàu, đi lên của người nông dân còn chưa cao. Họ dường như ngại thay đổi, chấp nhận cuộc sống bình thường.
Tóm lại đối với cá nhân lao động nông thôn đang tồn tại một tác phong làm việc với nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quá trình đào tạo nghề. Lao động nông thôn vừa là chủ thể của nông nghiệp và nông thôn, vừa là một yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Do đó quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông dân phải chuyển dịch từ chỗ bị chi phối nặng nề bởi tâm lý, tác phong và tập quán chuyên môn hóa và hợp tác lao động công nghiệp, tương xứng với trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn hình thành và phát triển trong nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo nghề nói chung và quản lý chất lượng đào tạo nghề nói riêng.
Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề: Hệ thống cơ sở vật chất là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động dạy nghề. Dạy nghề là dạy và rèn luyện kỹ năng lao động, vì vậy dạy nghề cần có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề và rèn nghề. Kinh phí cho việc mua sắm các thiết bị thường rất lớn, vì đó là các máy móc, các thiết bị cho người học rèn tay nghề nên số lượng lớn và sử dụng thường xuyên. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề có vai trò hết sức quan trọng. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho đào tạo nghề lao động nông thôn còn thuộc về chính sách của các cơ sở đào tạo trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội trong xây dựng cơ sở vật chất của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề: Đối với lao động trong nông nghiệp thường là những lao động có trình độ thấp, nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chính vì vậy cần có đội ngũ giáo viên dạy nghề có trình độ cao, hiểu biết đặc thù từng vùng từng địa phương mà đưa ra được những phương pháp dạy tích cực, giúp người nông dân nâng cao khả năng nhận thức về khoa học kỹ thuật nói chung, thay đổi được tư duy trong sản xuất nói riêng.
Học phí của người học: Đối với người học thì học phí là điều rất quan trọng đối với quyết định học của mỗi người. Nếu học phí mà phù hợp sẽ khuyến khích được nhiều người được đào tạo nghề mới và ngược lại. Bên cạnh đó, các trường cũng phải cân đối lượng học phí áp dụng đối với người học sao cho phù hợp, vừa thu hút được nhiều người học đến với các trung tâm và cũng nâng cao tính cạnh tranh giữa các trung tâm đào tạo nghề với nhau.
Chương trình đào tạo trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về lao động trên thị trường lao động là rất đa dạng, nhiều ngành nghề mới để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, người lao động luôn tìm những trung tâm dạy nghề có những ngành nghề mà họ cảm thấy phù hợp với bản thân, có khả năng dễ xin việc và có mức lương cao. Chính vì vậy, các trung tâm cần thường xuyên cập nhật các trương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu người học, nhu cầu của xã hội.