Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 -2020
4.1. Định hướng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lai Châu
4.1. Định hướng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
4.1.1. Quan điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lai Châu
- Mục tiêu đào tạo nghề nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
- Cùng với khoa học và công nghệ, đào tạo nghề là cho lao động nông thôn được ưu tiên hàng đầu, là động lực thúc đẩy, điều kiện cơ bản đảm bảo và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn đào tạo nghề với xây dựng nông thôn mới xóa đói giảm nghèo bền vững.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động, ta ̣o viê ̣c làm, tăng thu nhâ ̣p của lao động nông thôn; góp phần chuyển di ̣ch cơ cấu lao đô ̣ng và cơ cấu kinh tế, phục vụ
sự nghiê ̣p công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của quản lý hành chính, quản lý điều hành.
- Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp... để tổ chức đào tạo nghề và hỗ trợ lao động sau học nghề. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo nghề.
- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở dạy nghề. Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
4.1.2. Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Huy động, lồng ghép các nguồn lực (ngân sách trung ương, địa phương), các chương trình, dự án, đề án và các nguồn xã hô ̣i hóa thực hiê ̣n da ̣y nghề cho lao đô ̣ng nông thôn theo chính sách, mục tiêu của Đề án.
- Đánh giá các cơ sở tham gia da ̣y nghề cho lao đô ̣ng nông thôn, đô ̣i ngũ cán bộ chuyên trách theo dõi về da ̣y nghề ở cấp huyê ̣n và giáo viên cơ hữu ở cơ sở da ̣y nghề để bổ sung, bố trí đúng, đủ theo quy đi ̣nh.
- Tổ chức rà soát danh mục nghề đào ta ̣o, mức chi phí đào ta ̣o và công tác tư vấn học nghề, lựa cho ̣n cơ sở da ̣y nghề, số lao đô ̣ng nông thôn ho ̣c nghề; xây dựng, phê duyê ̣t kế hoa ̣ch da ̣y nghề cho lao động nông thôn hàng năm.
- Tâ ̣p trung triển khai nhân rô ̣ng các mô hình da ̣y nghề có hiê ̣u quả. Ưu tiên tổ chức da ̣y nghềđối với lao động nông thôn thuô ̣c diê ̣n được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách ma ̣ng, hô ̣ nghèo, người dân tô ̣c thiểu số, người khuyết tâ ̣t, người thuô ̣c hô ̣ bi ̣ thu hồi đất nông nghiệp, hô ̣ câ ̣n nghèo, lao động nữ. Nghiêm túc quán triê ̣t và thực hiê ̣n nguyên tắc trong tổ chức da ̣y nghề cho lao đô ̣ng nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thôn là: “Không tổ chức da ̣y và ho ̣c khi chưa dự báo được nơi làm và mức thu nhâ ̣p với viê ̣c làm có được sau khi ho ̣c”.
- Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện trách nhiệm theo hướng dẫn tại Thông tư liên ti ̣ch số 30/2012/TTLT- BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012.
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020
4.2.1. Giải pháp chính sách nhằm quản lý chất lượng đào tạo nghề
Đề xuất những chính sách khuyến khích đào tào nghề lao động nông thôn:
Lai Châu là một trong những tỉnh mà nguồn lao động có thu nhập thấp nhất là những lao động trong lĩnh vực. Cần phải đề xuất nhiều chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho người lao động để người lao động có thêm cơ hội trong việc chọn nghề, cải thiện thu nhập cho gia đình và bản thân. Việc khuyến khích này cần phải khuyến khích hơn nữa cho các trung tâm tư nhân tham gia vào quá trình đào tạo tại tỉnh. Các chính sách này góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp hoặc dịch vụ, hoặc đào tạo nhiều lao động nông thôn có kỹ thuật để trồng và chăn nuôi những giống đem lại giá trị kinh tế cao. Để làm được điều này, tỉnh phải đưa ra chính sách hỗ trợ việc thành lập trung tâm đào tạo như: giảm lãi suất vay vốn mở trung tâm, giải phóng mặt bằng... Đối với người học cần hỗ trợ về chỗ ở, học phí và mở ra những ngành nghề mới có khả năng xin việc cao.
Vận động người lao động thay đổi việc làm cải thiện thu nhập: Lai Châu là một tỉnh nghèo, thu nhập người lao động là rất thấp. Đa số người dân là dân tộc thiểu số, có trình độ không cao. Người dân chủ yếu là lao động nông nghiệp theo phương pháp truyền thống. Bởi vậy, đối với lao động nông nghiệp, tỉnh cần chỉ đạo ngành Nông nghiệp mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp, áp dụng khoa học, đưa các giống cây trồng vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh cũng nên phát triển các ngành nghề truyền thống để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
người dân không còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp như: mây tre đan, dệt vải thổ cẩm... Ngoài ra, cũng vận động người dân tham gia các lớp học như hàn, điện, cơ khí... để chuyển sang các ngành nghề công nghiệp đem lại thu nhập cao và ổn định hơn.
Chính sách tuyên truyền vận động, hướng nghiệp: để thực hiện được giải pháp này cần có sự tham gia nhiều tổ chức xã hội, các ban ngành địa phương trong việc thay đổi nhận thức và tư duy người lao động. Vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất truyền thống lạc hậu sang phương thức sản xuất hiện đại hơn.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, hội thảo, tuyên truyền người dân nâng cao kiến thức sản xuất, cũng như chuyển đổi nghề nghiệp sang những nghề có thu nhập cao hơn. Các trung tâm hướng nghiệp phát huy vai trò của mình, định hướng trong việc học tập cũng như sự phát triển của thị trường lao động.
4.2.2. Giải pháp yếu tố địa phương
Giải pháp khắc phục điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn quá trình sản xuất nông nghiệp. Lai Châu là tỉnh vùng cao, việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do địa hình nhiều đồi núi, lũ ống, lũ quét, hạn hán thường xuyên xảy ra... ảnh hưởng rất nhiều thu nhập người lao động nông thôn. Do vậy, cần có chính sách chuyển đổi lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp bằng cách thu hút và phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với ngành nông nghiệp cần đưa vào sản xuất những giống cây chịu được điều kiện tự nhiên của tỉnh mà có giá trị kinh tế cao. Tỉnh cũng đưa ra chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp này để người dân yên tâm canh tác và có thu nhập cao.
Nâng cao thu nhập và thay đổi phương thức canh tác của người dân: đây là hai yếu tố gắn liền với nhau. Để nâng cao thu nhập lao động nông thôn trước hết là thay đổi nhận thức của người dân, nâng cao trình độ nhận thức người dân. Do vậy, cần phải phổ cập giáo dục trong dân, mở nhiều lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu và đưa các giống cây có giá trị kinh tế thay thế cho các giống truyền thống và phương thức sản xuất lạc hậu. Người dân khi có kiên thức có thể tự nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cứu, cũng như thay đổi được tư duy và mở rộng việc tiếp cận với khoa học hiện đại.
Phát triển một số nghề tận dụng thời gian rảnh rỗi do mùa vụ: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, khi mùa vụ kết thúc thời gian rảnh rỗi của người lao động nông nghiệp bắt đầu. Vậy để tăng thu nhập cho những lao động này cần phải phát huy các ngành nghề truyền thống để làm trong thời gian rảnh rỗi như mây tre đan, thêu, miến dong, nấu rượu... đây là những ngành nghề đem lại thu nhập cao nhưng đối với người dân thì thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khãn. Bời vậy, tỉnh cần tổ chức nhiều cuộc triển lãm quảng cáo sản phẩm truyền thống cũng như tìm các khách hàng cho người dân.
4.2.3. Giải pháp thị trường lao động
Dễ chuyển đổi nghề nghiệp: Lực lượng lao động của tỉnh Lai Châu chủ yếu là lao động nông nghiệp vì là tỉnh vùng cao công nghiệp chưa phát triển nhiều, chất lượng lao động cũng thấp nên việc chuyển đổi nghề nghiệp gặp khá nhiều khó khăn.
Bởi vậy muốn chuyển đổi được nghề nghiệp, tỉnh cần phải có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển ngành công nghiệp, giúp người lao động từ nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp. Thứ hai đó là đưa ra được chiến lược đào tạo lao động lâu dài phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp, ngoài ra cũng phải đưa ra chính sách cũng như phương hướng cho những lao động sau khi đào tạo có cơ hội việc làm, nếu học xong mà không có việc làm thì việc học sẽ không đạt được hiệu quả cũng như thu hút người lao động chuyển đổi nghề nghiệp.
Phát triển ngành nghề truyền thống: Lai Châu là tỉnh có 20 dân tộc cùng sinh sống có rất nhiều nghề và những làng nghề truyền thống được lưu giữ, trong đó đặc biệt phải kể đến những nghề như: dệt thổ cẩm của đồng bào Thái, Lào, Lự…, nghề làm bánh của đồng bào Dáy, nấu rượu của người Mông hay nghề mây tre đan, nghề rèn hay nghề trạm bạc…. Tuy không phát triển trên diện rộng, nhưng những nghề thủ công truyền thống này vẫn đang được một bộ phận không nhỏ đồng bào duy trì và coi như một nghề phụ để tăng thu nhập. Vì thế, những sản phẩm được tạo ra rất cầu kỳ, đa dạng và thường tốn rất nhiều thời gian, người Mông làm xong một chiếc váy phải mất cả năm, người Thái, người Lự dệt xong tấm thổ cẩm cũng cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đến 4, 5 tháng…Bởi vậy, việc phát triển ngành nghề truyền thống này tỉnh cần đưa ra các giải pháp như sau: trước hết đó là phát triển ngành du dịch, đây là cơ hội để người dân có thể phát triển được các ngành nghề truyền thống của mình không phụ thuộc quá nhiều vào nông nghiệp. Thứ hai tỉnh phải tổ chức nhiều cuộc triển lãm, quảng bá sản phẩm địa phương để tạo một thương hiệu các sản phẩm của tỉnh, từ đó có chỗ đứng trên thị trường, người dân dễ dàng trong việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hơn.
Quản lý thị trường lao động minh bạch rõ ràng: Lai Châu là tỉnh nghèo, lao động trong lĩnh vực công nghiệp ít trong khi nhu cầu người tìm việc làm là rất lớn.
Bởi vậy tỉnh cần quy định rõ ràng trong việc tuyển dụng của các công ty, cần phải công khai minh bạch. Thêm vào đó, nhiều vị trí lao động trong nhà nước cần tuyển dụng thì phải quảng bá rộng dãi để nhiều người dân nộp hồ sơ và dự tuyển. Nhiều cơ quan không làm tốt việc này, chỉ quảng bá tuyển dụng trong thời gian ngắn và không rộng dãi, thiếu những thông tin cần thiết như chế độ làm việc, mức lượng, thời gian....và nhiều hành vi tiêu cực trong việc tuyển dụng lao động. Tỉnh cần ra soát, kiểm tra thường xuyên khi phát hiện có sự cạnh tranh không công bằng trong thị trường lao động cần phải xử lý nghiêm minh để mang tính dăn đe cho các doanh nghiệp và cơ quan khác. Tạo được lòng tin của người dân đối với chính quyền, đối với doanh nghiệp.
Dự báo thị trường lao động phải phù hợp với tình hình thực tại của địa phương: Việc dự báo này là rất quan trọng, nó liên quan nhiều đến các chính sách phát triển lao động, cũng như phát triển các ngành nghề để có những lao động phù hợp. Đối với mỗi tỉnh khác nhau, thị trường lao động khác nhau, trình độ và nhận thức của lao động khác nhau. Tỉnh cần căn cứ và tình hình thực tế, cũng như dựa vào sự phát triển của địa phương mà đưa ra dự báo về nhu cầu lao động, quá đó tỉnh cần có chính sách phát triển các lao động cần thiết này để phục vụ cho phát triển của địa phương. Nếu công tác dự báo này mà sai, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung, các doanh nghiệp thì thiếu lao động cần thiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trong khi nhiều lao động không tìm được việc làm, đẩy họ vào tình trạng thất nghiệp hoặc vẫn sản xuất nông nghiệp thuần túy.
4.2.4. Giải pháp quy mô, chất lượng lao động nông thôn
Giảm lao động nông thôn và nâng cao trình độ của người lao động: đây là việc làm khá là khó khãn trong khi 80% lao động của tỉnh Lai Châu là sản xuất nông nghiệp. Nhưng tỉnh cũng cần đưa ra nhiều chính sách tích cực hơn nữa cần phải phổ cập hóa giáo dục, khi người dân có trình độ nhận thức lên cao họ sẽ tiếp cận với khoa học kỹ thuật dễ dàng hơn, ngoài ra họ chủ động tìm đến các lớp học nghề để tìm có hội có việc làm mới có thu nhập cao hơn. Chú trọng phát triển ngành nghề có thế mạnh như: chế biến nông sản, thực phẩm, nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp; sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch; quy hoạch lại các điểm chợ… thu hút lượng lớn lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn vào làm việc. Bên cạnh đó, về nông nghiệp sẽ tập trung phát triển mô hình trang trại, nông sản chất lượng cao như: trồng hoa, cây cảnh; trồng và chế biến chè; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Thêm vào đó để nâng cao chất lượng lao động tỉnh cũng cần mở rộng các trung tâm dạy nghề, giáo viên có trình độ cao, cơ sở vật chất hiện đại điều này giúp người học được tiếp cận với khoa học tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp khi được tuyển dụng.
Thu hút người lao động tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề: Trước hết là phải mở các lớp này phù hợp với hình thực tế của người dân, đúng với nhu cầu mong muốn của họ, thêm vào đó khi mở các lớp này thì cần có sự hỗ trợ từ ngân sách để hỗ trợ người học nghề sau khi được đào tạo nghề. Ngoài ra, cần phải làm cho họ thấy được hiệu quả của việc học nghề đó là nâng cao thu nhập, tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn đấy là những điều cần thiết mà những người học mong muốn khi tham gia các lớp học nghề.
Giúp người lao động nông thôn tiếp cận với khoa học: Đã có nhiều địa phương đã khá thành công trong việc giúp lực lượng lao động này tiếp cận được với trình độ khoa học bằng các biện pháp như: thành lập các trung tâm văn hóa ngay tại địa phương, các trung tâm này có nhiều sách báo đặc biệt có cả máy tính để người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
dân dễ dàng tìm hiểu và truy cập mạng để thấy được những phương pháp sản xuất mới và hiện đại. Từ đó người dân có được các biện pháp phù hợp cho sản xuất hơn.
4.2.5. Giải pháp nâng cao nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn
Dễ dàng tìm được việc làm mới sau khi học: Đây là bài toàn khó cho địa phương nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng. Nhu cầu người học có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm được các công việc mới có thu nhập cao, phù hợp với bản thân. Để làm được điều này thì trước hết, việc đào tạo nghề phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, học đúng các ngành nghề mà xã hội đang cần. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nghề cần kết hợp với các doanh nghiệp đào tạo những nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, điều này giúp người học có được việc làm sau khi học tập. Bên cạnh đó các cấp chính quyền địa phương cũng cần phải trú trọng quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, các ngành nghề mới để người lao động sau khi học dễ dàng tìm được việc phù hợp với ngành nghềđược đào tạo. Đối với đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp thì tỉnh phải có hướng tìm ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm thúc đẩy người dân tham gia sản xuất các mặt hàng truyền thống.
Ngành nghề đào tạo phải đa dạng: Việc đa dạng các ngành nghề đào tạo giúp người học dễdàng tìm được các lớp học phù hợp với nhu cầu bản thân và nhu cầu của công việc. Mà trước hết phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, thợ lành nghề, nghệ nhân truyền nghề sẵn sàng đáp ứng dạy học những ngành nghề mà người học có nhu cầu và phù hợp nhu cầu lao động của thị trường tránh được tình trạng chỗ thừa, chỗ thì thiếu lao động.
Người học dễ dang tham gia các lớp học: Các cơ sở đào tạo nghề mở các lớp học ngay tại địa phương hay còn gọi là dạy nghề lưu động tại những vùng sâu vùng xa nơi mà lao động gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Điều này giúp người học dễ dàng trong việc học cũng như nâng cao trình đô bản thân, học được các ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu.
4.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo nghề
Đầu tư thêm nhiều cơ sở vật chất cho việc đào tạo: Đối với lao động nông