(i) Môi trường kinh tế - xã hội: Mối liên kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và sự tiến bộ của nhân lực là một mối quan hệ tương tác quan trọng. Chất lượng của nhân lực không chỉ phản ánh sự tích hợp của mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố quyết định thuộc tính bên trong mà còn là một độ đo quan trọng về trình độ văn minh của một quốc gia. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cung cấp điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lƣợng đào tạo cho nhân lực. Ngƣợc lại, khi hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển, điều tất yếu đi kèm là sự gia tăng về trí tuệ ứng dụng trong lao động, từ đó nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao sau đó trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
(ii) Môi trường chính trị pháp luật: Chính sách, quy định pháp luật, và yếu tố chính trị đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến tổ chức, cũng như quá trình đào tạo và phát triển nhân lực theo nhiều hướng khác nhau. Những chủ trương và chính sách của chính phủ, cùng với các quy định pháp luật, đều có khả năng tạo ra cơ hội mới nhƣng cũng có thể tạo ra các thách thức và rủi ro cho tổ chức. Sự ổn định chính trị và nhất quán trong quan điểm chính sách sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác đào tạo và phát triển. Điều này cũng làm tăng sự hấp dẫn đối với những nhà đầu tƣ quan tâm đến việc đầu tƣ vào đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho cả quá trình này và cho các tổ chức liên quan.
(iii) Thị trường lao động: Quá trình đào tạo không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực và năng lực của cá nhân lao động trong doanh nghiệp, mà còn chịu ảnh hưởng đáng kể từ các yếu tố bên ngoài của thị trường lao động. Sự dồi dào và chất lượng cao của nguồn lao động trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của quá trình đào tạo. Nếu có sẵn lao động chất lƣợng, công tác tuyển chọn sẽ đạt đƣợc kết quả tích cực và ngƣợc lại, nếu nguồn lao động không đủ chất lƣợng, công tác tuyển chọn có thể đối mặt với nhiều khó khăn.
Việc chọn lựa những người lao động có kỹ năng chuyên môn cao từ thị trường lao động không chỉ giảm áp lực đặt ra cho công tác đào tạo sau này mà còn đóng góp vào việc tăng cường chất lượng và hiệu suất làm việc trong tổ chức.
(iv) Tiến bộ khoa học công nghệ: Là những yếu tố quyết định đến đòi hỏi về chất lƣợng nguồn nhân lực, sự tiến bộ của công nghệ ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về sự hiểu biết và khả năng nhanh nhạy của người lao động. Hiện nay, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh chóng, và để tồn tại, tổ chức phải không ngừng thích nghi với những thay đổi này, với điểm quan trọng nhất là đội ngũ lao động.
Công việc đào tạo nhân lực trở thành một phương pháp hiệu quả để nâng cao khả năng thích nghi của tổ chức với môi trường biến đổi. Đào tạo nhân lực trở thành nguồn đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lƣợng lao động, đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ.
(v) Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Sự cạnh tranh không chỉ là một áp lực mà còn là động lực đối với doanh nghiệp, thúc đẩy chúng tìm kiếm cách giảm giá hoặc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm và dịch vụ. Để đạt đƣợc mục tiêu này, việc quan trọng là cần phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo có một đội ngũ lao động chuyên nghiệp có khả năng sản xuất ra các sản phẩm chất lƣợng cao.
1.4.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố bên trong doanh nghiệp là những nhân tố chịu sự tác động của tổ chức, có ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực. Một số nhân tố cơ bản như: mục tiêu của doanh nghiệp, chính sách cho công tác đào tạo, đặc điểm, yêu cầu sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng nguồn tài chính, khả năng tiếp nhận nguồn đầu tƣ mới,
…
(i) Mục tiêu phát triển nhân lực chính là yếu tố quyết định công tác đào tạo và phát triển nguồn lực đƣợc triển khai với nội dung gì và có thành công hay không, vì khi có mục tiêu rõ ràng thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng đƣợc kế hoạch đào tạo chất lượng và hiệu quả. Trước sự phát triển và cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần phải có những mục tiêu riêng trong việc phát triển đội ngũ nhân sự của mình qua từng giai đoạn, thời kỳ. Để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi, cải tiến phương thức quản lý cũng như đào tạo, tiếp cận thị trường lao động, nghiên cứu thực tiễn,… từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra phương án trong việc phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên cũ và thu hút nhân lực mới, tài năng.
Bên cạnh đó, cũng cần đề ra mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, để dễ dàng xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực phù hợp với từng vị trí cụ thể.
(ii) Ngành nghề kinh doanh: Các kỹ thuật và sản phẩm đòi hỏi người lao động phải đƣợc đào tạo và giỏi về chuyên môn, doanh nghiệp cần quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hiện nay, ngành sản xuất thường có những trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, nên người lao động thường được yêu cầu có tay nghề cao hơn để có thể phát huy đƣợc tối đa tác dụng của những cơ sở vật chất hiện đại này. Máy móc công nghệ cao càng đổi mới thì yêu cầu về kĩ năng của người lao động càng cao, càng phải hoàn thiện là một điều tất yếu. Vì thế, người lao động cần đƣợc đào tạo những kiến thức để sử dụng đƣợc máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
(iii) Đặc điểm nguồn nhân lực: Vì đào tạo là một quá trình học tập của nhân viên trong công ty nên khả năng tiếp thu của mỗi cá nhân có tác động đáng kể đến
việc liệu nhân viên trong công ty có đủ trình độ để thực hiện công việc hay không.
Về cá nhân, nhu cầu đào tạo là rất lớn và ngƣợc lại. Ngoài ra, độ tuổi và giới tính cũng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo, đặc biệt là đối với phụ nữ và người lớn tuổi, bị ảnh hưởng bởi gia đình và khả năng tiếp thu. Vì vậy, khi lập kế hoạch đào tạo, doanh nghiệp nên chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến nhân viên của mình.
(iv) Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Các nguồn lực tài chính đầu tƣ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng. Để thực hiện công tác đào tạo và giảng dạy, doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tƣ chi phí vào cơ sở vật chất và kỹ thuật để phục vụ cho việc học tập và giảng dạy diễn ra đƣợc đảm bảo. Tùy theo từng hình thức đào tạo mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ có các khoản phí khác nhau, nhƣ: Đối với hình thức đào tạo trực tiếp thì các thiết bị nhƣ: máy chiếu, phòng ốc, hệ thống đèn, ánh sáng, âm thanh,… là cùng cần thiết. Ngoài ra, chi phí cho các tài liệu đào tạo phải đƣợc in ấn với số lƣợng lớn và phát cho từng thành viên tham gia.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đầu tƣ thêm một số chi phí cho văn phòng phẩm cơ bản và các thiết bị liên lạc, trao đổi thông tin với người và tổ chức khác.
Chính vì thế, để chất lượng đào tạo nhân lực không bị ảnh hưởng, doanh nghiệp cần phải thiết lập nguồn kinh phí riêng phục vụ cho công tác này và luôn phải xem xét qua từng giai đoạn, để có thể nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, vừa bắt kịp tiến độ phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay.