Quy trình nghiên cứu khoa học của đề án có thể khái quát 7 bước như sau:
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Ary và cộng sự, 2010 Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Tác giả xác định đề tài, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cùng với các giả thuyết ban đầu tương ứng, đối tƣợng khảo sát và phạm vi nghiên cứu.
Bước 2: Tổng quan tài liệu
Tổng quan các công trình nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, các nguồn thông tin báo cáo, tài liệu liên quan đến vấn đề đào tạo nhân lực. Từ đó để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ban đầu.
Lựa chọn vấn đề nghiên cứu Tổng quan tài liệu
Thiết kế nghiên cứu Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu
Tổng hợp kết quả và kết luận Báo cáo kết quả
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu
Ở bước này, tác giả thực hiện các nội dung như lựa chọn phương pháp nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu, mẫu khảo sát và dự kiến tiến độ.
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Tổ chức thu thập các thông tin định tính và định lƣợng. Cụ thể tác giả thực hiện khảo sát người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép với bảng hỏi có nội dung về công tác đào tạo nhân lực tại công ty. Bên cạnh đó, thu thập các dữ liệu có liên quan đến đào tạo nhân lực thông qua các báo cáo, tài liệu, kỷ yếu nội bộ,… của Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép.
Bước 5: Phân tích dữ liệu
Từ các dữ liệu thu thập, tác giả đã sử dụng các công cụ thống kê, cụ thể là Microsoft Excel, để tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu.
Bước 6: Tổng hợp kết quả và kết luận
Tổng hợp các kết quả phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng các câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc đề ra, cung cấp kết luận, đề xuất và các khuyến nghị để phát triển hoạt động đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép.
Bước 7: Báo cáo kết quả 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả thực hiện thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp của Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép có liên quan đến đào tạo nhân lực. Cụ thể, dữ liệu thứ cấp là những số liệu của công ty đƣợc đƣợc thống kê hoặc tổng hợp sẵn nhƣ các báo cáo sơ kết, tổng kết, các số liệu thống kê trong các kỳ báo cáo trong giai đoạn 2019 – 2023 có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi thiết kế trước nhằm mục đích đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép. Thời gian điều tra bảng hỏi thực hiện trong tháng 01 – 04 năm 2024.
Đối tượng khảo sát: Ban lãnh đạo và người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép.
Quy mô mẫu điều tra: Năm 2023, tổng số lao động của Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép là 411 người, theo Tabachnick và Fidell (1996) tác giả tiến hành khảo sát quy mô mẫu theo công thức:
Vì vậy quy mô mẫu điều tra của tác giả là 214 người lao động của Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép.
Hình 2.2: Quy trình xây dựng và thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn: Tác giả tổng hợp Với quy trình xây dựng bảng hỏi này, tác giả xây dựng bảng hỏi với những tiêu chí nhƣ sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí xây dựng bảng hỏi khảo sát
Tiêu chí Nguồn
Nhu cầu và mục tiêu đào tạo Phan Thuỳ Chi (2008), Phạm Thị Hạnh (2020) Nội dung, phương pháp và phương
tiện chương trình đào tạo
Trần Kim Dung (2006), Phạm Thị Hạnh (2020), Trần Thị Hằng (2021), Lê Minh Hiệp (2022) Đôi ngũ giảng viên Trần Thị Hằng (2021), Lê Minh Hiệp (2022) Thời gian đào tạo Trần Kim Dung (2006)
Chi phí đào tạo Nguyễn Thi Thanh Huyền (2016),
Cam kết đào tạo Phạm Thị Hạnh (2020), Lê Minh Hiệp (2022) Đánh giá đào tạo Nguyễn Vân Điềm và cộng sự (2004), Phạm Thị
Hạnh (2020)
Nguồn: Tác giả tổng hợp Với bảng hỏi này, tác giả thực hiện in phiếu khảo sát và tiến hành phát phiếu cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép.
Tuy nhiên, tác giả sẽ thực hiện thảo luận nhóm để thảo luận với những người quản lý nhân sự có liên quan đến công tác đào tạo nhân sự để có góc nhìn khái quát, tổng thể và chính xác về vấn đề nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Với số liệu định lượng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính số bình quân các chỉ tiêu trong bảng câu hỏi và tính tần suất xuất hiện của các câu trả lời có trong các phiếu câu hỏi. Các số liệu thu đƣợc, tác giả sẽ nhập vào phần mềm Excels và mã hoá các chỉ tiêu khi nhập.
Với số liệu định tính, tác giả thực hiện đơn giản hoá dữ liệu và tổng hợp thông tin thu đƣợc. Đơn giản hoá dữ liệu là tóm tắt, chắt lọc những ý chính của đoạn thông tin định tính thu thập đƣợc. Những thông tin này sẽ đƣợc sử dụng để phân tích bổ trợ cho các thông tin định lƣợng thu đƣợc từ phỏng vấn bằng bảng hỏi và cùng để xem quan điểm đánh giá của các nhóm đối tƣợng cung cấp thông tin.
Ngoài ra, tác giả sẽ so sánh dữ liệu theo dòng thời gian và so sánh nguồn thông tin giữa các nhóm đối tƣợng cung cấp để phân tích, nhận định vấn đề. Từ đó khái quát, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu của đề án bao gồm 7 bước chính đó là: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu, Tổng quan tài liệu, Thiết kế nghiên cứu, Thu thập dữ liệu, Phân tích dữ liệu, Tổng hợp kết quả và kết luận, Báo cáo kết quả.
Từ đó tác giả đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các bản báo cáo, các số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép trong giai đoạn 2019 – 2023. Cùng với đó tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp, đối tượng khảo sát là người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang thép. Sau đó, tác giả sẽ xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excels.