Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí gang thép (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép

3.3.1. Các nhân tố bên ngoài Nhân tố kinh tế - xã hội

Theo báo cáo tháng 2 năm 2024 của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), kinh tế Việt Nam có những điểm sáng tích cực trong năm 2023 khi tăng trưởng được thúc đẩy; lạm phát đƣợc kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế đƣợc bảo đảm,... Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng từ nhu cầu của thị trường toàn cầu suy giảm, sản xuất thép thành phẩm trong năm 2023 của các doanh nghiệp thành viên chỉ đạt 27,76 triệu tấn, giảm 5%; tiêu thụ thép thành phẩm đạt gần 26,3 triệu tấn, giảm 3,5% so với năm 2022. Tuy vậy, xuất khẩu lại là điểm sáng khi có sự tăng trưởng đáng kể,

đạt 8 triệu tấn, tăng 29% so năm trước, với các thị trường xuất khẩu chủ yếu tại khu vực ASEAN, EU, Hoa Kỳ và Ấn Độ,...

VSA cũng cho biết, dự kiến trong năm 2024, tiêu thụ thép sẽ tăng khoảng 6,4%, xuất khẩu thép tăng lên gần 13 triệu tấn. Mục tiêu này đƣợc đặt ra dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay. Bên cạnh đó, nhu cầu thép của thế giới dự kiến cũng tăng 1,9%, đạt 1,8 tỷ tấn trong năm 2024, trong đó nhu cầu thép của ASEAN kỳ vọng tăng 5,2%. VSA nhận định, triển vọng sản xuất thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại. Sản xuất thép thành phẩm trong hai năm 2024 và 2025 ƣớc đạt khoảng 28 triệu-30 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước khoảng 22 triệu-23 triệu tấn.

Có thể thấy những biến động trong ngành kinh tế, đặc biệt là ngành thép sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực và ngân sách của Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép dành cho đào tạo. Công ty cần phải điều chỉnh kế hoạch đào tạo của mình theo tình hình kinh tế hiện tại và dự đoán về nhu cầu đào tạo của nhân viên trong thời gian tới.

Nhân tố thị trường lao động

Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam (GSO) năm 2024, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước. Trong đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%, khu vực nông thôn là 32,9 triệu người, chiếm 62,7%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7%, lực lượng lao động nam đạt 27,9 triệu người, chiếm 53,3%.

Hình 3.3: Lực lượng lao động, giai đoạn 2019 – 2023 (triệu người)

Nguồn: GSO, 2024 Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, ngành thép chỉ chiếm khoảng 2,8%, tỷ lệ này so với tổng số lực lƣợng lao động của ngành Công nghiệp. Lực lƣợng lao động trong ngành thép chủ yếu là lao động kỹ thuật, bởi công việc trong ngành yêu cầu có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng các yêu cầu công việc phức tạp. Chính điều này đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành thép trong suốt nhiều năm qua, từ quá trình tuyển chọn nhân lực đầu vào cho sản xuất. Nhu cầu về lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, với phần lớn là lao động có trình độ chuyên môn. Chính vì vậy, công ty cần tăng cường các chính sách và chương trình đào tạo để thu hút, giữ chân và phát triển những nhân sự có năng lƣợng.

Ngoài ra, thị trường lao động đang chuyển dịch với sự phát triển của công nghệ và tự động hoá. Công ty cần có những chương trình đào tạo nhân sự để người lao động có thể làm việc với các công nghệ mới và hiểu rõ về các quy trình tự động hoá trong sản xuất gang thép.

Nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật

Ngành sản xuất thép đang trải qua nhiều sự thay đổi do sự ra đời và ứng dụng của nhiều công nghệ mới trong ngành này. Các công nghệ mới trong ngành thép không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất mà còn mang lại những tính đột phá giúp các nhà sản xuất thép đáp ứng đƣợc những nhu cầu cao hơn của khách hàng. Một số công nghệ mới trong ngành thép đang đƣợc áp dụng rộng rãi có thể kể

đến nhƣ tự động hoá quy trình sản xuất, công nghệ IoT (Internet of Things), công nghệ tạo hình kim loại, công nghệ xử lý nhiệt,…

Tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đồng nghĩa với việc xuất hiện các công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới và tiêu chuẩn chất lượng mới. Chính vì vậy, công ty cần có những chương trình và kế hoạch đào tạo nhân sự của mình để nắm bắt và áp dụng những tiến bộ này, giúp cải thiện hiệu suất và chất lƣợng sản phẩm. Khi nhân sự đƣợc đào tạo kiến thức về công nghệ mới thì khả năng sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ vào sản phẩm mới sẽ đƣợc phát huy.

Nhân tố đối thủ cạnh tranh

Theo báo cáo của Bộ Công thương (2023), thời gian tới các doanh nghiệp ngành thép sẽ phải cạnh tranh vô cùng gay gắt bởi thép nhập khẩu từ một số nước vào Việt Nam sẽ được giảm thuế rất nhiều so với trước đây. Khi các hiệp định thương mại song phương, đa phương có hiệu lực sẽ tạo ra sức ép từ các quốc gia có thế mạnh về thép nhƣ Hàn Quốc, Nga, Belarus… lên ngành thép Việt Nam. Ngoài ra, việc hàng loạt dây chuyền sản xuất thép dài ra đời nhƣ Vinakyoei, Posco SS, Formosa cũng góp phần tăng cung mạnh, tạo áp lực lớn.

Theo báo cáo của Công ty năm 2023, Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép là nhà sản xuất thép lớn thứ 5 tại Việt Nam với sản lƣợng hơn 1 triệu tấn thép xây dựng và 300.000 tấn phôi thép. Thị phần công ty chiếm khoảng 3% thị phần thép xây dựng và 5% thị phần phôi thép tại Việt Nam. Để giữ vững đƣợc vị trí của mình trên thị trường thép hiện nay công ty cần phải phân tích và nắm rõ được lợi ích của đào tạo nguồn nhân lực với mục tiêu nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của công ty.

3.3.2. Các nhân tố bên trong Mục tiêu hoạt động của tổ chức

Với mục tiêu xây dựng Công ty Cổ phần Cơ Khí Gang Thép trở thành đơn vị có uy tín trong lĩnh vực sản xuất, gia công chế tạo phụ tùng cơ khí, luyện kim trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Công ty đặt ra mục tiêu đào tạo nhân lực để nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên trong các lĩnh vực kỹ thuật, quản lý và

phát triển cá nhân. Điều này sẽ góp phần cải thiện hiệu suất làm việc và chất lƣợng sản phẩm, đồng thời tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên.

Các mục tiêu cụ thể liên quan đến đào tạo nhân lực bao gồm thúc đẩy nhân viên đạt đƣợc các kỹ năng và kiến thức liên quan đến các công việc trong sản xuất, kỹ thuật, quản lý và dịch vụ khách hàng. Khuyến khích sáng tạo đổi mới và tìm kiếm giải pháp đổi mới trong quy trình sản xuất và dịch vụ cũng mà một nội dung quan trọng trong các kế hoạch chương trình đạo tạo cho nhân viên. Bên cạnh đó, công ty cũng đang hướng tới tạo ra một môi trường học tập liên tục, việc học hỏi và phát triển kỹ năng đƣợc công ty khuyến khích và hỗ trợ. Điều này bao gồm cung cấp các khoá đào tạo, chương trình học bổng và các hoạt động học tập và phát triển cá nhân.

Đặc điểm lao động của tổ chức

Nhƣ đã phân tích ở trên, với cơ cấu lao động lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với số lao động nữ, với tỷ trọng gấp 3 đến 4 lần, ở độ tuổi trung bình trong khoảng 30-45 tuổi. Độ tuổi này đƣợc đánh giá là trẻ, là một yếu tố thuận lợi cho đào tạo vì lao động trẻ nhu cầu về học tập và phát triển cao.

Về trình độ lao động, lực lƣợng lao động trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất do đặc điểm công ty là ngành sản xuất chế tạo nên Công ty liên tục tuyển những lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và sơ cấp.

Đƣa ra kế hoạch đào tạo hợp lý, nghiên cứu đặc điểm nhân lực hiện tại để nắm rõ quy mô về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng chung toàn công ty. Từ đó đƣa ra kế hoạch đào tạo đạo cụ thể nhƣ đào tạo cho bộ phần nào, đào tạo cho đối tƣợng nào và cần đào tạo kỹ năng gì.

Khả năng tài chính của tổ chức

Kết quả hoạt động SXKD năm 2023 của Công ty ghi nhận, sản xuất trên 132.000 tấn phôi thép và 16.500 tấn thép cán; sản phẩm cơ khí gia công đạt trên 900 tấn; Hàng đúc gang, thép các loại: trên 2.000 Tấn. Tiêu thụ 150.000 tấn sản phẩm các loại; Doanh thu: 1.770 Tỷ đồng, đạt 110 % kế hoạch năm; bảo đảm việc làm ổn

định cho trên 400 lao động với mức thu nhập bình quân đạt trên 11 triệu đồng/người/tháng.

Có thể thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người của Công ty ở mức ổn định và có chiều hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện tiềm lực tài chính của công ty đang ổn định và phát triển. Đây là cơ hội thuận lợi cho việc chi trả cho các hoạt động của công ty, trong đó có hoạt động đào tạo nhân lực theo đúng mục tiêu và chiến lƣợc của công ty.

Quan điểm lãnh đạo

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Cơ Khí Gang Thép đánh giá đào tạo nhân lực là một phần quan trọng của chiến lƣợc phát triển công ty. Ban lãnh đạo xem đào tạo nhân lực là một cách để đảm bảo rằng nhân viên của công ty có đủ kỹ năng và kiến thức để làm việc hiệu quả và đáp ứng đƣợc yêu cầu của công ty.

Quan điểm của lãnh đạo công ty là đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển cá nhân để giúp nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết, có sự sáng tạo trong công việc và nâng cao năng suất, chất lƣợng sản xuất.

Lãnh đạo công ty nhận thức rằng việc đầu tƣ vào đào tạo nâhn lực có thể giúp công ty tạo ra sự khác biệt cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách đó, nhân viên có kỹ năng và kiến thức vƣợt trội, tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, thu hút khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí gang thép (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)