Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo về thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là:

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Võ Nhai năm 2019, 2020, 2021; kế hoạch thực hiện năm 2020, 2021, 2022 của UBND huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021; Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Báo cáo Kết quả thực hiện Dự án 5 về “Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” huyện Võ Nhai.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, 2020, 2021; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, 2021, 2022 của UBND huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Mục tiêu: Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ các cán bộ tham gia thực hiện công tác giảm nghèo cho hộ nông dân và các hộ nông dân nghèo về công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng điều tra:

+ Đối tượng 1: Là các cán bộ tham gia thực hiện công tác giảm nghèo cho hộ nông dân của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (gồm cả cán bộ ở cấp huyện và cấp xã).

+ Đối tượng 2: Là các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Số phiếu điều tra:

+ Đối tượng 1: Tại thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có 96 cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo (cấp huyện là 36 người, cấp xã là 60 người). Do tổng thể không lớn nên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể. Như vậy, tổng số phiếu điều tra của đối tượng 1 là là 96 phiếu.

+ Đối tượng 2: Tại thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn huyện Võ Nhai có 1.179 hộ nông dân nghèo, do tổng thể lớn nên tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) Trong đó:

n: Cỡ mẫu (Số hộ nông dân nghèo cần điều tra) N: Tổng thể chung (Tổng số hộ nông dân nghèo)

e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5%.

Với tổng số hộ nông dân nghèo là 1.179, áp dụng công thức Slovin tính được số phiếu cần khảo sát với đối tượng 2 là 299 phiếu. Tác giả tiến hành khảo sát 300 phiếu, mỗi xã/thị trấn tác giả khảo sát 20 phiếu (trên địa bàn huyện Võ Nhai có 15 xã/thị trấn).

- Nội dung phiếu điều tra: Với phiếu điều tra đối tượng 01, phiếu điều tra gồm 2 phần, trong đó phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là nội dung đánh giá công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Với phiếu điều tra đối tượng 02, phiếu điều tra gồm 3 phần, trong đó phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là khảo sát nguyên nhân dẫn đến nghèo và nguyện vọng của hộ nghèo; phần III là nội dung đánh giá công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Thang đo của phiếu điều tra: Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: “Rất không đồng ý”; Bậc 2: “Không đồng ý”; Bậc 3: “Phân vân”; Bậc 4: “Đồng ý”; Bậc 5: “Rất đồng ý”.

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Điểm bình quân Ý nghĩa

1,00 - 1,80 Rất không đồng ý

1,81 - 2,60 Không đồng ý

2,61 - 3,40 Phân vân

3,41 - 4,20 Đồng ý

4,21 - 5,00 Rất đồng ý

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

- Thời gian điều tra, phỏng vấn: Tháng 4, 5/2022.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin - Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp tổng hợp số liệu

Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua phương pháp này, tác giả phân tích thực trạng công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2019-2021. Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp thống kê mô tả

Trình bày lại một cách có hệ thống những thông tin thu thập được làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Phương pháp này giúp tìm hiểu bản chất của công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trong giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn huyện Võ Nhai. Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị, bảng biểu mô tả dữ

liệu sẽ cho thấy rõ hơn sự thay đổi về công tác giảm nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo; là cơ sở để phân tích định lượng số liệu;

giúp đưa ra những nhận xét khách quan đối với công tác giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)