Đánh giá chung về công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 104)

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.5. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Nguồn lực xóa đói giảm nghèo

Công tác giảm nghèo cho hộ nông dân tại huyện Võ Nhai đã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn vốn ngân sách trung ương đến nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nguồn xã hội hóa (đóng góp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân). Trong đó nguồn lực ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn đầu tư cho các chính sách của Chương trình giảm nghèo và tập trung cho những chính sách có tác động trực tiếp nhất, như sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; tăng nguồn vốn tín dụng với thời hạn vay phù hợp với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm; dạy cách làm ăn từ những mô hình thoát nghèo có hiệu quả bền vững. Tuy nhiên, nguồn lực huy động được từ dân cư, từ các doanh nghiệp trên địa bàn còn rất hạn chế, điều này tạo áp lực lên ngân sách Nhà nước cấp cho công tác giảm nghèo hàng năm.

3.5. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Những kết quả đạt được

- Trong những năm qua, các cấp chính quyền đã quan tâm và chỉ đạo sát thực tế. Các cấp, ngành đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao trong triển khai tổ chức thực hiện.

Ban Chỉ đạo chương trình và cơ quan thường trực phát huy vai trò trong tham mưu, chủ động và hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện, đáp ứng cơ bản chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các tổ chức chính trị vào cuộc tích cực, hiệu quả; nhân dân đồng tình hưởng ứng đã tác động tích cực đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo. Các chủ trương, chính sách về phát triển

kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân và được nhân dân đón nhận, nhiệt tình tham gia ủng hộ.

- Nhận thức trong nhân dân, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục có chuyển biến mạnh dẫn đến chuyển đổi hành vi để tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu.

- Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và phù hợp đã có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết và báo cáo kết quả được thực hiện kịp thời, thường xuyên. Các xã, thị trấn có nhiều cách làm mới, sáng tạo; tập trung giảm nghèo có trọng tâm, trọng điểm ở các hộ thiếu hụt các chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; vận động xã hội giúp tạo việc làm, thoát nghèo bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới. Công tác xã hội hóa, việc tham gia công tác giảm nghèo ở địa phương được quan tâm thực hiện nhất là việc huy động các doanh nghiệp hỗ trợ về nhà ở, các hoạt động nhân dịp Tết nguyên đán đã giúp cho các hộ nghèo có điều kiện thoát nghèo.

- Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo có xu hướng giảm xuống qua các năm trong giai đoạn 2019-2021. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai đã giảm từ 19,4% đầu năm 2019 xuống còn 6,5% cuối năm 2021. Như vậy, trong giai đoạn 2019-2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm được 12,9%, bình quân mỗi năm giảm 4,3%. Tỷ lệ hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai đã giảm từ 15,03% đầu năm 2019 xuống còn 11,41% cuối năm 2021.

Như vậy, trong giai đoạn 2019-2021, tỷ lệ hộ cận nghèo toàn huyện đã giảm được 3,62%, bình quân mỗi năm giảm 1,21%.

3.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.5.2.1. Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể là:

- Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, các hộ nghèo chủ yếu là dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Tỷ lệ phát sinh nghèo và tái nghèo giảm chậm. Bên cạnh đó, nhiều hộ thoát nghèo lại chuyển xuống thành hộ cận nghèo.

- Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập còn cao, vẫn còn có hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh. Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chủ yếu tập trung ở các nhóm dịch vụ về chất lượng, diện tích nhà ở và vệ sinh môi trường.

- Sự huy động nguồn lực của toàn xã hội còn hạn chế, chủ yếu là trông chờ vào nguồn lực từ trung ương. Hiệu quả và hiệu lực của chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo chưa cao. Một số chính sách hỗ trợ người nghèo còn mang nặng tính bao cấp, cho không, số hộ thoát nghèo lại rơi vào hộ cận nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao.

- Công tác giám sát, đánh giá ở một số xã còn mang tính hình thức, chưa chủ động trong việc tự triển khai đánh giá, giám sát chương trình giảm nghèo tại địa phương. Chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc vẫn còn cao tiềm ẩn nhiều yếu tố gia tăng khoảng cách.

- Nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong những năm qua bố trí còn thấp, ngân sách tỉnh hạn hẹp, việc huy động các nguồn lực khác trên địa bàn còn hạn chế.

3.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Địa bàn rộng, hệ thống giao thông chưa thuận lợi, khí hậu, thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thường; điều kiện xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nhiều mặt, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhận thức của một bộ phận người nghèo chưa có sự thay đổi, vẫn giữ những phong tục tập quán lạc hậu; tư duy và các kỹ năng phát triển kinh tế hộ gia đình rất yếu, còn mang nặng tính tự cung, tự cấp.

- Trình độ văn hoá cũng như kiến thức làm ăn của người nghèo còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với người trong độ tuổi lao động về trình độ cũng như kiến thức làm ăn còn hạn chế. Nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh nghèo

đói do ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa (sạt lở, gió lốc…) gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa mầu và con người làm cho đời sống của một bộ phận đồng bào ngày càng khó khăn hơn.

- Nguồn vốn đầu tư các chương trình dự án về giảm nghèo còn dàn trải, chưa thực hiện được lồng ghép giữa một số chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội với chương trình giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo và cận nghèo nên khả năng đối ứng để thực hiện các dự án còn hạn chế, đặc biệt là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Bộ máy tổ chức cấp Ủy, chính quyền các xã tuy đã được kiện toàn, tăng cường thêm đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thường xuyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ những vẫn còn nhiều hạn chế, yếu về phương pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện, việc phân công cho từng thành viên Ban Chỉ đạo xã còn chưa cụ thể rõ ràng, ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo.

- Việc rà soát, đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số địa phương còn lúng túng; việc xác định nguyên nhân dẫn đến nghèo chưa chính xác nên đưa ra các giải pháp giảm nghèo chưa đúng và trúng, chưa phù hợp từng đối tượng và điều kiện của địa phương; không xác định được các hộ có khả năng thoát nghèo để lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ và phân công thành viên ban chỉ đạo giúp đỡ, định hướng để hộ dân thoát nghèo.

- Công tác quán triệt, tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách giảm nghèo chưa thực sự sâu rộng nên nhận thức, trách nhiệm của một số địa phương và người dân về công tác giảm nghèo còn hạn chế; cán bộ thực hiện chính sách giảm nghèo tại một số xã là cán bộ hợp đồng, kiêm nhiệm nên chưa chủ động nắm bắt, phản ảnh tình hình, tham mưu đề xuất xây dựng kế hoạch, giải pháp, giảm nghèo phù hợp.

- Vai trò của mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong thực hiện công tác giảm nghèo ở một số nơi còn hạn chế; cách

thức tổ chức sản xuất, đời sống và chi tiêu của nhiều hộ nghèo chưa hợp lý; ý thức, trách nhiệm tự vươn lên thoát nghèo của một số hộ nghèo còn thấp, còn tư tưởng ỷ lại, không muốn thoát nghèo, trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự quyết liệt; trách nhiệm của người đứng đầu chưa cao, một số địa phương đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn hơn chỉ tiêu huyện giao, có địa phương chưa giao tỷ lệ giảm hộ nghèo, cận nghèo đến từng thôn, xóm; tổ chức thực hiện chưa cụ thể và hiệu quả, có nơi còn mang tính hình thức.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)