Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 99)

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách giảm nghèo

Ban Chỉ đạo và bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã đã được chú trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Về trình độ đào

tạo, hiện nay khoảng 80% cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai đã có trình độ đại học. Nhiều cán bộ đã công tác lâu năm, có trình độ, kinh nghiệm, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai. Tuy nhiên bên cạnh đó, mặc dù đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách giảm nghèo đã được kiện toàn, tăng cường thêm đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thường xuyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Hiện nay vẫn còn khoảng 20% cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai chưa có trình độ đại học. Cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến chưa tập trung tối đa cho công tác giảm nghèo.

Hiện nay 15/15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều bố trí công chức lao động, thương binh và xã hội để phụ trách công tác giảm nghèo. Tuy nhiên ngoài công tác giảm nghèo, công chức lao động, thương binh và xã hội còn phải phụ trách rất nhiều công việc khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Một số cán bộ làm công tác giảm nghèo còn thụ động, dập khuôn máy móc cách làm, chưa thực sự sáng tạo, chưa bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Bên cạnh đó, việc phân công cho từng thành viên Ban Chỉ đạo xã còn chưa cụ thể rõ ràng, ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo.

- Sự phối hợp của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo

Các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới, có sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể ở các cấp khác nhau. UBND huyện Võ Nhai xây dựng kế hoạch và chỉ đạo UBND các xã thực hiện. UBND các xã tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện xuống các thôn bản và hộ gia đình. Hàng năm để sơ kết và tổng kết thực hiện các chương trình đều có sự tổng hợp, báo cáo từ cơ sở lên cấp trên để tổng kết rút kinh nghiệm cho triển khai thực hiện các năm tiếp theo. Bên cạnh

đó, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở các cấp. Thực hiện kinh phí bảo trợ xã hội có sự phối hợp thực hiện giữa phòng Lao động, Thương binh và xã hội với Bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ phát triển sản xuất về giống cây trồng, vật nuôi có sự phối hợp thực hiện giữa phòng Nông nghiệp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Bảo lãnh cho người nghèo vay vốn có các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…với ngân hàng Chính sách xã hội. Sự phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở các cấp đã giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại huyện Võ Nhai nhanh và bền vững hơn.

- Nhận thức và tư duy của người nghèo

Cùng với các mô hình, dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế do Nhà nước triển khai, hỗ trợ thì để giảm nghèo bền vững cần nội lực từ chính các hộ nông dân nghèo. Ðó là ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo, chủ động, tích cực, dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế gia đình. Nhìn chung, phần lớn các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai có ý thức vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vay vốn để sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được Nhà nước và địa phương hỗ trợ. Nhiều hộ đã tích cực tham gia các mô hình giảm nghèo và thoát nghèo. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận hộ nghèo vẫn chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, vẫn còn tư tưởng trồng chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước và chính quyền địa phương. Với đặc thù gần 73%

dân số là đồng bào dân tộc thiểu số nên nhiều hộ nghèo người dân tộc thiểu số còn chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình trong thực hiện chương trình giảm nghèo. Trong thời gian tới, huyện Võ Nhai cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

3.4.2. Các yếu tố khách quan

- Cơ chế chính sách của nhà nước, của địa phương

Để thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, Chính phủ, các Bộ Ngành liên quan đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như: chính sách hỗ trợ về đào nghề, dạy nghề, tạo việc làm; Chính sách hỗ trợ về y tế;

Chính sách hỗ trợ về giáo dục; Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo;

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo,...Đây là cơ sở quan trọng, là điều kiện cần thiết để các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai thoát nghèo. Tuy nhiên, một số chính sách về giảm nghèo còn ban hành chậm dẫn tới việc thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo bị chậm, ảnh hưởng tới công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cụ thể là:

+ Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, đến ngày 28/4/2017 mới có Quyết định số 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020; ngày 20/6/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 900/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Hiện tại, đến năm 2021, Chính phủ cũng đã không còn bố trí nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 và đầu tư cho các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, các mô hình giảm nghèo, do đó huyện Võ Nhai không triển khai thực hiện hỗ trợ cho người nghèo được như năm 2020 trở về trước.

+ Hướng dẫn thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1722/QĐ- TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đến ngày 15/02/2017,

Bộ Tài chính mới có Thông tư số 15/2017/TTLT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; ngày 10/5/2017 Ủy ban Dân tộc mới ban hành Thông tư số 01/2017/TT-UBDT quy định chi tiết thực hiện Dự án 2, Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

+ Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 Chính phủ và Công văn số 6775/BTC-NSNN ngày 24/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, chưa thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, ít nhiều có tác động đến tâm lý người nghèo, cán bộ làm công tác giảm nghèo, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo nói chung trên địa bàn.

+ Chương trình giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên ban hành còn chậm, ngày 29/6/2017, UBND tỉnh Thái Nguyên mới ban hành Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2017 - 2020, trong đó mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo phải thực hiện theo giai đoạn 2016 - 2020.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Võ Nhai đã dần được hoàn thiện, kinh tế của huyện đã có tăng trưởng khá, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, đó là điều kiện thuận lợi cho chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, địa hình đồi núi chia cắt nên điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong giai đoạn 2019-2021, huyện chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, dịch lở mồm long móng và dịch tả lợn Châu Phi đã tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế, làm giảm nguồn thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn, trong

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)