Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

Đổi mới cơ chế quản lý NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN: phân định thu, chi giữa các cấp NS, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NSNN không ngừng tăng lên, NSNN từng bước vào thế cân đối tích cực trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập.

1.2.2. Phân cấp quản lý Ngân sách trong hệ thống NSNN

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn

của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của Ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu được hoạch định phù hợp từng địa phương.

Phân cấp là phân định nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp Ngân sách góp phần khuyến khích chính quyền cấp huyện và xã, phường thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo bồi dƣỡng, khai thác triệt để các nguồn thu để đáp ứng một cách tốt nhất nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN hoặc phấn đấu giảm dần sự hỗ trợ của Ngân sách cấp trên, góp phần giảm bội chi NSNN, đ y lùi lạm phát và các hiện tƣợng tiêu cực khác.

Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống nhằm khuyến khích chính quyền các cấp phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển KT-XH trên địa bàn.

Phân cấp quản lý Ngân sách đúng đắn và hợp lý không ch tăng đƣợc tính chủ động, tự chủ của địa phương, đảm bảo tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước, cho phép quản lý và kế hoạch tốt hơn, điều ch nh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng nhƣ mối quan hệ giữa các cấp Ngân sách đƣợc tốt hơn.

1.2.3. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN huyện

Để tham gia ch đạo điều hành và quản lý NS, lãnh đạo chính quyền cấp huyện phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN, đó là NSNN phải đƣợc quản lý đầy đủ, toàn vẹn ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ lập dự toán NS – chấp hành NS – quyết toán NS). Phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN; số thu NSNN; đối tượng thu NSNN; nắm vững yêu cầu của nhà nước về thực hiện đảm bảo chi NSNN;

các đối tượng được thụ hưởng từ NSNN địa phương đang quản lý. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như chính sách vĩ mô về tài chính tiền tệ; ảnh hưởng của hội nhập; ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Lãnh đạo chính quyền cấp huyện ở mỗi địa phương cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp, phải sử dụng những công cụ, chính sách tác động một cách linh hoạt, sắc bén, có trọng điểm, có mục tiêu và phương hướng rõ ràng để động viên mọi nguồn lực xã hội, kích thích sự sáng tạo, trọng dụng tài năng nhằm kích thích mọi động lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

1.2.4. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện Cần xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với th m quyền, chức năng và nhiệm vụ đƣợc chính phủ quy định. Tổ chức bộ máy tinh gọn và chất lượng nguồn nhân lực cao luôn là mục tiêu cần hướng tới. Con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo và nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổ chức đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

1.2.5. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện

Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu thập thông tin thủ công thực sự không còn phù hợp cả về chất lƣợng và thời gian,

không còn phù hợp cả về độ chính xác và an toàn. Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, cần đ y mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN; triển khai ứng dụng các phần mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, phối hợp quản lý thu, thực hiện kiểm soát chi, quản lý dự toán NSNN, thực hiện thanh toán điện tử,

1.2.6. Hệ thống kiểm soát, thanh tra

Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham nhũng lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý để kiến nghị với cơ quan nhà nước có th m quyền đưa ra các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tốt tích cực; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước; của các đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là nhân tố có tác động lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nói chung và của công tác quản lý NSNN nói riêng. Nội dung, phạm vi và đối tƣợng của công tác kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động của NSNN rất đa dạng. Việc kiểm tra, thanh tra có thể đƣợc tiến hành với tất cả các khâu hoặc các lĩnh vực hoạt động của NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN đến các đơn vị có liên quan tới thực hiện thu hoặc thụ hưởng kinh phí từ NSNN. Cấp độ kiểm tra, thanh tra cũng đa dạng: kiểm tra, thanh tra của chính phủ; kiểm tra, thanh tra chuyên ngành;

kiểm tra, thanh tra nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)