2.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của t nh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km; phía Đông giáp huyện C m Khê và huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Cách nút giao IC10 (Sai Nga) của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai 20 km.
Yên Lập có 16 xã và 1 thị trấn với tổng dân số năm 2016 là 88,39 ngàn người. Trên địa bàn huyện có 01 tuyến quốc lộ 70B với chiều dài 67km chạy qua (được nâng cấp từ đường t nh lên quốc lộ từ năm 2013), ch có 04 tuyến đường t nh lộ là các tuyến đường 313, 321B, 313D và 321C. Toàn bộ các tuyến đường t nh lộ trên địa bàn Yên Lập có chiều dài là 107,1 km, cơ bản đạt tiêu chu n cấp V miền núi, còn lại là đường tương đương cấp VI hoặc chưa vào cấp, chất lƣợng kém đi lại khó khăn nhất là vào mùa mƣa.
Do nằm ở vị trí khá xa trung tâm t nh lỵ, cùng với hệ thống giao thông chƣa đồng bộ nên huyện Yên Lập có nhiều khó khăn, bất lợi so với các huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
2.1.1.2. Địa hình, khí hậu và thời tiết a. Địa hình
Yên Lập là huyện miền núi cao, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không
đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng chính.
- Tiểu vùng 1: Các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): Là vùng địa hình núi thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn.
- Tiểu vùng 2: các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã Xuân Viên, Xuân Thuỷ, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, Thị trấn Yên Lập.
đây là vùng thung lũng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây huyện, đất đƣợc hình thành do bồi tụ trong qúa trình phong hoá có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lƣợng cao; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.
- Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thượng huyện, gồm Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 35°, về mùa mƣa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn. Trong tiểu vùng có một số khoáng sản và một vài điểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở Lương Sơn, Xuân An.
b. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của Yên Lập đến năm 2017 là 43.824,67 ha, chiếm 12,41% diện tích tự nhiên của t nh Phú Thọ. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.160,46 ha chiếm 25,47%; đất lâm nghiệp là 27.073,71 ha
chiếm 61,78% và đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.009,78 ha chiếm 2,49%.
Đất phi nông nghiệp của huyện có 4.376,13 ha, chiếm 9,97% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ở là 785,15 ha; đất chuyên dùng là 2.895,95 ha, chủ yếu là đất quốc phòng an ninh với 1196,47ha,...
Đất chƣa sử dụng của huyện còn 201,50 ha, chiếm 0,46% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng có 160 ha, còn lại chủ yếu là đất đồi núi chƣa sử dụng.
Với quỹ đất nhƣ trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.
Quỹ đất chƣa sử dụng còn nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quỹ đất chuyên dùng để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong huyện trong tương lai.
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện qua các năm từ 2015- 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
DT (Ha) CC (%)
DT (Ha)
CC (%)
DT (Ha)
CC (%)
2016/
2015
2017/
2016
TĐPT BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên 43.824,67 100,00 43.824,7 100,00 43.824,67 100 100 100 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp 11.171,60 25,49 11.168,77 25,49 11.160,46 25,47 99,97 99,93 99,95 - Đất trồng cây hằng năm 5.075,68 11,58 5.074,84 11,58 5.068,53 11,57 99,98 99,88 99,93 - Đất trồng cây lâu năm 6.095,92 13,91 6.009,93 13,71 6.091,93 13,90 98,59 101,4 99,97 2. Đất lâm nghiệp 27.078,84 61,79 27.078,68 61,79 27.073,71 61,78 100,00 99,98 99,99 3. Nuôi trồng thủy sản 1.010,09 2,30 1.009,78 2,30 1.090,78 2,49 99,97 108 103,9 4. Đất phi nông nghiệp 3.485,14 7,95 4.326,76 9,87 4.367,13 9,97 124,15 100,9 111,9 5. Đất chƣa sử dụng 202,92 0,46 201,60 0,46 201,50 0,46 99,35 99,95 99,65 (Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Lập năm 2017)
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết; thuỷ văn, sông ngòi
Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính:
mùa đông lạnh và khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 14,2°-18°; mùa hè nóng và mƣa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28-30°C. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.570 mm. Độ m trung bình trong năm là 86-89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7-8 và thấp nhất xuống đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chưá nước trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Mực nước tại các suối hàng năm là +25,45m, mực nước lũ lịch sử từng đạt đến +56,62 m. Hàng năm thường xảy ra lũ ống gây ngập lụt cục bộ, có thể kéo dài đến 2 ngày tuỳ thuộc vào từng trận mƣa lớn.
Trên địa bàn Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngòi (Ngòi Lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (t nh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt nguồn từ Nghĩa Tâm (t nh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn, sang xã Phượng Vĩ (huyện C m Khê) rồi đổ ra sông Thao.
Nhìn chung, chế độ khí hậu và thuỷ văn trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của người dân trong Huyện.