a. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập
Là huyện miền núi vùng cao còn nhiều khó khăn của t nh Phú Thọ, với
nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giao thông đi lại khó khăn, dân cƣ thƣa thớt, đất sản xuất nông nghiệp ch chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nên nền kinh tế của huyện Yên Lập còn chậm phát triển. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, kinh tế huyện Yên Lập đã có những bước chuyển biến tích cực.
Tổng giá trị sản xuất tăng qua từng năm, năm 2015 là 1.008,2 tỷ đồng, năm 2016 là 1.053,6 tỷ đồng đến năm 2017 là 1.136,2 tỷ đồng; Tỷ lệ tăng bình quân 3 năm là 6,16%. Trong đó ngành Công nghiệp xây dựng năm 2014 đóng góp 109,89 tỷ đồng chiếm 10,9%; ngành nông, lâm thủy sản đóng góp 601,89 tỷ đồng chiếm 59,70%; còn lại ngành Dịch vụ đóng góp 296,41 tỷ đồng chiếm 29,4%. Cơ cấu kinh tế của huyện đã từng bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng nông, lâm thủy sản giảm từ 59,6% năm 2015 xuống còn 56% năm 2016.
Dịch vụ tăng từ 29,4% năm 2015 lên 32,7% năm 2016.
Nhƣ vậy qua Bảng 2.3 cho thấy, cơ cấu kinh tế của huyện Yên Lập tuy đã chuyển dịch theo hướng tích cực song vẫn còn rất chậm và chưa vững chắc, còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn đầu tƣ của t nh và Trung ƣơng. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, đời sống của nhiều đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua.
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Lập năm 2015-2017
STT
Tổng giá trị sản
uất ĐVT
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
TĐ PTBQ (%) I Giá trị sản uất (giá
2010)
Tỷ
đồng 1008,2 1053,6 1136,2 106,16 1 Nông, lâm, thủy sản Tỷ
đồng 601,90 590,02 588,55 98,88 2 Công nghiệp xây
dựng
Tỷ
đồng 109,89 119,06 147,71 115,94
3 Dịch vụ Tỷ
đồng 296,41 344,53 399,72 116,13 II Cơ cấu sản uất
1 Nông, lâm, thủy sản % 59,7 56,0 51,8 2 Công nghiệp xây
dựng % 10,9 11,3 13,0
3 Dịch vụ % 29,4 32,7 35,2
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Lập năm 2017) b. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Lập
Theo kết quả thống kê tại Bảng 2.3 thì năm 2017 huyện Yên Lập có số dân là 88.399 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 13,8%. Mật độ dân số năm 2015 là 193 người/Km², là huyện thưa dân thứ hai của t nh Phú Thọ (ch sau huyện Tân Sơn). Trong địa bàn huyện có 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 70%, dân tộc Dao chiếm khoảng 3%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 17%, còn lại là các dân tộc khác. Nguồn lao động của Huyện có 43.022 người, chiếm 48,7% tổng số dân trong Huyện. Nguồn lao động cơ bản có chất lƣợng không đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen, kinh nghiệm; áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Một bộ phận
lao động trình độ văn hoá thấp khó tiếp cận kiến thức mới phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện có khoảng 3000 lao động đang đi làm việc ở nơi khác. Đời sống của người dân trong huyện trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên đã được nâng lên đáng kể, xong vẫn còn thấp hơn mặt bằng chung của t nh, nhất là các xã ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số hộ nghèo năm 2017 là 749 hộ, chiếm 21,4% tổng số hộ trong toàn Huyện. Đây là một khó khăn, thách thức lớn cho huyện trong phát triển kinh tế-xã hội.
43
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Lập qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
SL
CC
(%) SL
CC
(%) SL
CC (%)
2016/
2015
2017/
2016
TĐ PTBQ 1. Tổng số nhân kh u Kh u 85.578 100 87.804 100 88.399 100 102,6 100,7 101,1
2. Tổng số hộ Hộ 24.199 23.542 21.318 97,3 90,6 62,6
- Hộ nông nghiệp Hộ 19.212 79,4 18.896 80,3 17.457 81,9 98,4 92,4 90,0 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.987 20,6 4.646 19,7 3.861 18,1 93,2 83,1 65,6 3. Tổng số lao động Người 47.684 55,7 45.870 52,2 43.022 48,7 96,2 93,8 81,9 - Lao động nông nghiệp, Lâm
nghiệp,Thủy sản Người 36.164 75,84 35.174 76,68 34.914 81,15 97,3 99,3 90,8 - Lao động phi nông nghiệp Người 11.520 24,16 10.696 23,32 8.108 18,85 92,8 75,8 64,3 4. Một số ch tiêu BQ
Nhân kh u/hộ Kh u/hộ 3,54 3,73 4,15 105,5 111,2 72,2
Lao động/hộ LĐ/hộ 1,97 1,95 2,02 98,9 103,6 67,5
Tỷ lệ tăng dân số % 15,7 13,71 13,8
(Nguồn:chi cục thống kê huyện Yên Lập)
44
c. Y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng
- Văn hoá: Trong địa bàn Yên Lập không có danh lam thanh cảnh lớn nhƣng cũng có một số điểm phong cảnh khá đẹp nhƣ Suối Tiên (xã Mỹ Lung), thác Đá Thờ (thị trấn Yên Lập), thác Kh Dòm (xã Nga Hoàng), thác Khe Cháu (xã Xuân An), hồ Ly (xã Thƣợng Long). Huyện cũng có một số điểm di tích lịch sử quan trọng nhƣ khu di tích chiến khu Phục Cổ (xã Minh Hoà), khu di tích lịch sử Ngô Quang Bích (xã Xuân An), bia Chiến Thắng (xã Ngọc Lập)... Gắn với các điểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá là các bản Mường, Dao còn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Với môi trường không khí trong lành, nhiều rừng, và một số điểm phong cảnh, di tích lịch sử và bản sắc văn hoá nêu trên, Yên Lập có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái - văn hoá.
- Y tế: Trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm Y tế với quy mô 200 giường bệnh; 16 Trạm y tế xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; 04 phòng khám đa khoa và chuyên khoa tƣ nhân cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
- Giáo dục: Toàn huyện có 61 trường học các cấp (tiểu học, mầm non và THCS 56 trường; 03 trường THPT, 01 trường PT dân tộc nội trú, 01 Trung tâm GDNN - GDTX); tỷ lệ trường học đạt chu n quốc gia đến năm 2016 chiếm 62%.
- An ninh - Quốc phòng: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn ổn định; quốc phòng luôn đƣợc quan tâm (có 05 xã thuộc vùng CT 229); tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất của huyện Yên Lập.
* Về giao thông: Đường Quốc lộ có 01 tuyến quốc lộ 70B với chiều dài 68km đã đƣợc Bộ GTVT đầu tƣ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân;
đường t nh có 04 tuyến cơ bản đáp ứng nhu cầu; đường liên xã và giao thông nông thôn có 170 km, đƣợc nhựa, bê tông hoá là 41,42%.
45
* Về điện
Toàn huyện có 100% số xã có điện lưới quốc gia; 16/16 xã có hệ thống điện nông thôn đạt chu n; chất lƣợng điện ở nông thôn đƣợc cải thiện đáng kể.
* Về thuỷ lợi
Toàn huyện có 192 công trình thuỷ lợi (có 01 hồ lớn là Đập Hồ Ly. xã Thƣợng Long với sức chứa 4 triệu m3); Trạm Thuỷ nông huyện vận hành 22 công trình; còn lại do 25 HTX dịch vụ nông nghiệp huyện vận hành.
* Dịch vụ thương mại
Những năm qua, dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện được cải thiện đáng kể; các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân và giao thương hàng hoá; có 14 chợ, 01 trung tâm thương mại; 01 khu vui chơi giải trí...