Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 89 - 95)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHI N CỨU

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN huyện Yên Lập

3.2.1. Các yếu tố chủ quan

3.2.1.1. Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN

Huyện Yên Lập là một cấp hành chính quan trọng trong hệ thống hành chính t nh Phú Thọ. Quản lý thu chi NSNN cấp huyện Yên Lập phụ thuộc vào Quốc hội và phụ thuộc vào ý chí của HĐND, UBND t nh Phú Thọ . Đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ

81

điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương, còn HĐND t nh Phú Thọ thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách t nh Phú Thọ, ngân sách huyện Yên Lập và ngân sách các xã, thị trấn trực thuộc.

UBND t nh Phú Thọ ch đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ t nh Phú Thọ thực hiện cơ chế phân cấp cho huyện về ngân sách và đầu tƣ xây dựng cơ bản. Các chủ trương, định hướng sử dụng NSNN, phát triển kinh tế huyện Yên Lập phải tuân thủ chủ trương phát triển chung của cả t nh.

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy đƣợc biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

3.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Vốn là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý ngân sách. Đặc thù công việc là làm việc với những giá trị lớn, nên trang thiết bị hiện đại, tốc

82

độ cao là vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống máy móc thiết bị tại huyện chƣa đầy đủ, chƣa hiện đại khiến cho công việc nhập và xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian.

Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất nhƣ bàn, ghế, tủ đựng tài liệu,... của huyện cơ bản đã cũ, không đƣợc nâng cấp nhiều năm nay. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác lưu trữ, bảo quản các tài liệu quan trọng về quản lý tài chính.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhất là khi công việc gắn liền với giá trị tiền rất lớn là một việc vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều các phần mềm máy tính có chất lƣợng tốt giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả nhƣ PX 2.0, Misa, phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản... Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều hạn chế, chính vì vậy hiện tại huyện đã đầu tƣ phần mềm kế toán Misa, chƣa có phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản. Chính vì vậy, công tác quản lý, đối chiếu số liệu kế toán giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính rất dễ sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến sai số và hiệu quả không cao. Vì vậy, việc trang bị phần mềm quản lý ngân sách xã và các công nghệ khác phục vụ quản lý ngân sách là vô cùng cần thiết.

Điều tra 33 cán bộ quản lý cấp xã và 17 cán bộ quản lý cấp huyện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý ngân sách đƣợc kết quả tại Bảng 3.6.

Kết quả điều tra cho thấy, ở cấp xã có 48,48% ý kiến đánh giá cơ sở vật chất đáp ứng mức độ trung bình, 6,06 % đánh giá chƣa đáp ứng yêu cầu công việc. Ở cấp huyện, mặc dù không có ý kiến đánh giá chƣa đáp ứng yêu cầu công việc nhƣng có tới 47,06% ý kiến đánh giá ch đáp ứng mức độ trung bình. Nhƣ vậy, trong thời gian tới điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố cần đƣợc xem xét, bổ sung.

83

Bảng 3.6. Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách về cơ sở vật kỹ thuật

TT

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ

thuật

Đánh giá của cán bộ cấp ã

Đánh giá của cán bộ cấp huyện

Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Đáp ứng tốt cho

yêu cầu công việc 15 45,46 9 52,94

2 Đáp ứng mức độ

trung bình 16 48,48 8 47,06

3 Chƣa đáp ứng yêu

cầu công việc 2 6,06 0 0

Tổng cộng 33 100 17 100

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) 3.2.1.4. Tổ chức bô máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách ở huyện Yên Lập gồm có 3 cơ quan:

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện và Kho bạc Nhà nước.

Ngoài ra còn có 17 Ban Tài chính xã của 17 xã, thị trấn.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện và sự quản lý về chuyên môn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư t nh Phú Thọ, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách và tổng hợp quyết toán ngân sách hàng năm.

84

Chi cục Thuế huyện, Kho bạc Nhà nước Yên Lập là hai cơ quan trực thuộc ngành dọc thuộc Bộ Tài chính. Chi cục Thuế huyện có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước Yên Lập thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, tổ chức bộ máy quản lý ngân sách hiện nay còn phân tán, 3 cơ quan đầu mối quản lý ngân sách ở địa phương thì có cơ quan Tài chính là trực thuộc địa phương, còn cơ quan thuế và Kho bạc trực thuộc trung ương (ngành dọc). Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan cũng chƣa rõ ràng, có khi lấn sân, hoặc bao biện chức năng của cơ quan khác, dẫn đến chồng chéo, trùng lắp công việc, làm cho quản lý ngân sách kém hiệu quả hơn, ngân sách không phát huy đƣợc vai trò là công cụ tài chính hữu hiệu của chính quyền địa phương, khiến quy trình ngân sách phức tạp do phải qua nhiều đầu mối.

Năng lực phối hợp hoạt động giữa 3 cơ quan chƣa cao, có lúc còn gặp các khó khăn, vướng mắc chưa xử lý và tháo gỡ kịp thời.

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã chƣa ổn định chức năng, nhiệm vụ của Ban Tài chính xã và của từng chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn giữa Chủ tài khoản (Chủ tịch xã) và Trưởng ban tài chính xã chưa đƣợc quy định cụ thể, gây lấn cấn trong xử lý nhiều vấn đề ở xã. Ban Tài chính xã chƣa có con dấu nên hạn chế nhiều đến tính độc lập của tài chính xã.

Kết quả điều tra 100 đối tƣợng về bộ máy quản lý ngân sách huyện cho thấy đa số ý kiến đánh giá mức độ hợp lý của bộ máy và hiệu quả phối hợp

85

trong quản lý còn thấp và trung bình, chiếm 82% và 87%. Số ý kiến đanh giá cao về mức độ hợp lý của bộ máy có 18%, và đánh giá cao về hiệu quả phối hợp trong quản lý có 13%.

Bảng 3.7. Đánh giá của đối tƣợng điều tra về bộ máy quản lý ngân sách huyện

Nội dung đánh giá

Cao Trung bình Thấp

Ý kiến

Tỷ lệ

(%) Ý kiến Tỷ lệ

(%) Ý kiến Tỷ lệ (%) Mức độ hợp lý của

bộ máy 18 18 70 70 12 12

Hiệu quả phối hợp

trong quản lý 13 13 68 68 29 29

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) 3.2.1.5. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách

Đội ngũ cán bộ, công chức của khối Tài chính về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực có mặt còn nhiều hạn chế, cán bộ trẻ chiếm 2/3 tổng số cán bộ nên công tác quản lý điều hành thu, chi ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Điều tra 33 cán bộ quản lý cấp xã, bao gồm 16 chủ tài khoản là chủ tịch xã, 17 kế toán xã, 17 cán bộ quản lý cấp huyện về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách đƣợc kết quả nhƣ Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Đánh giá trình độ, năng l c của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách Đơn vị tính: %

TT Trình độ, năng l c của đội ngũ

cán bộ quản lý ngân sách Cấp ã Cấp huyện 1 Đáp ứng tốt yêu cầu công việc 24,34 42,55

2 Đáp ứng mức độ trung bình 52,73 49,12

3 Chƣa đáp ứng yêu cầu công việc 22,93 8,33

Tổng cộng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

86

Kết quả điều tra trên cho thấy ở cấp xã số cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu công việc rất thấp, ch đạt 24,34%. Ở cấp huyện, tỷ lệ này có cao hơn nhƣng cũng ch đạt 42,55%. Nhƣ vậy, trong thời gian tới huyện cần có giải pháp để nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ngân sách của huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)