HIỆN CHIẾN LƯỢC 3.1.TỔNG HỢP MA TRẬ N SWOT
3.5.3. Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu HaproFood
Tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp trong chuẩn hóa và nhận diện thương hiệu bao gồm: trưng bày, cơ cấu hàng hoá, phong cách, phương thức phục vụ, chính sách chất lượng, giá cả, chính sách hậu mãi và Công tác ứng dụng Công nghệ quản lý tiên tiến trong toàn hệ thống.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác nhượng quyền thương hiệu nhằm mở rộng hệ thống, nâng mức bao phủ thị trường, đưa thương hiệu HaproFood đến được với người tiêu dùng nhanh nhất.
KẾT LUẬN
Khi kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh và ổn định, thu nhập và mức sống của người dân tăng cao thì thị trường kinh doanh bán lẻ sẽ mở rộng với qui mô lớn hơn nhiều so với hiện nay. Không những thế khi mà Việt Nam đó là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO thì kinh doanh bán lẻ còn phải chịu sự canh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài đó và đang đầu tư vào thị trường bán lẻ của Việt Nam - một thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển. Công ty TNHH NN MTV Thực phẩm Hà Nội là một đơn vị hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu do thành phố đề ra và là một đối thủ cạnh tranh đáng nể trong ngành.
Những yếu tố đó thể hiện thành công trong chiến lược kinh doanh ngành hàng bán lẻ của Công ty:
a. Đó thiết lập được định hướng phỏt triển và mục tiêu chiến lược để sớm gia nhập vào thị trường dẫn đầu trong giai đoạn phát triển đầu tiên của mình trong lĩnh vực bán lẻ.
b. Tập trung khai thác những thay đổi, chuyển dịch trong ngành: Nhằm tạo được tốc độ tăng trưởng nhanh với mục đích khai thác lợi thế của người đi đầu, tiến tới tối ưu hóa những thay đổi của ngành.
Tuy nhiên những hạn chế từ việc xác định tận dụng những nguồn lực có hạn của Công ty vào thực hiện theo hướng bao phủ thị trường cả nước đó tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, rủi ro về tài chính, đũi hỏi điều chỉnh sự tận dụng nguồn lực có hạn theo hướng thu hẹp trọng trong khi tối đa hóa mức độ bao phủ khu vực thị trường có mức thu nhập cao, ổn định, đặc biệt là các thành phố lớn và sử dụng các thị trường này như đũn bẩy tiếp cận được các phân đoạn thị trường tiềm năng khác hoặc xây dựng những sản phẩm dịch vụ mới mang tính đột phá riêng biệt, có chất lượng cao và nhanh chúng mở rộng về mặt địa lý cho sản phẩm đó. Đồng thời xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp có tính đặc thù dựa trên những nền tảng nuôi dưỡng sự hợp tác và học hỏi về kỹ năng chuyên môn, phát triển tầm nhỡn theo hướng chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc đánh giá và hoàn thiện chiến lược, tôi đó đưa ra những cơ hội, điểm mạnh mà Công ty có thể tận dụng, khai thác đồng thời hạn chế được các thách thức, điểm yếu.
Bằng vốn kiến thức được trang bị trong nhà trường cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà đó trực tiếp hướng dẫn em vận dụng một cách khoa học quy trình phân tích, đánh giá môi trường, sử dụng một số mô hình chiến lược trong đề tài để đưa ra những điều chỉnh, hoàn thiện cần thiết về mục tiêu chiến lược và hệ thống các giải pháp, công cụ đảm bảo tổ chức thực thi chiến lược thành công, tạo cho doanh nghiệp các lợi thế cạnh tranh dựa trên sự quản lý theo chiến lược với phương thức quản lý sắc sảo thị trường khách hàng tiêu dùng, duy trì một thương hiệu rộng khắp.
Trong bài viết này, em xin mạnh dạn đưa ra những phân tích và biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành bán lẻ của Công ty trong thời gian tới. Em hi vọng với những kiến nghị Công ty sẽ thành công hơn trong lĩnh vục kinh doanh tổng hợp nói chung và kinh doanh bán lẻ nói riêng.
Do còn trình độ còn hạn chế nên bài viết khụng thể trỏnh khỏi những sai sót, em kính mong thầy cô có những góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà - giáo viên trực tiếp hướng dẫn đó giỳp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.