Xu hướng phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh ngành hàng bán lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực phẩm hà nội (Trang 31 - 33)

HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIêN THỰC PHẨM HÀ NỘ

2.3.1.4. Xu hướng phát triển.

Với việc gia nhập WTO, Việt Nam cam kết từ 2008, các doanh nghiệp nước ngoài được liên doanh không hạn chế, từ 2009 được thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đó dẫn đến sự xuất hiện nhiều tập đoàn quốc tế đã, đang và sẽ tập trung đầu tư vào hệ thống phân phối bán lẻ tại Việt Nam như:

+ Metro Cash & Carry của Đức: với 8 siêu thị hoạt động tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà NẴng, Cần Thơ.

+ Bourbon của Pháp: BigC có 5 siêu thị đang hoạt động, 02 ở TP Hồ Chí Minh, 01 ở Hà Nội, 01 tại Đà NẴng và 01 tại Hải Phòng.

+ Parkson của Malaysia: Đã đầu tư ở Hà Nội, TP Hồ Chi Minh, Hải Phòng. + Lotte của Hàn Quốc, Maple Tree của Singapore

+ Levi Strauss của Pháp: Đã tham gia vào thị trường bán lẻ phi thực phẩm. + Dairy Farm của Singapore: Đã nhận được Giấy phép phát triển kinh doanh tại Việt Nam mà những vị trí mở mặt bằng kinh doanh đều đặt tại các siêu thị hiện có của Citimart tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ dưới thương hiệu Wellcome.

+ Hai trong số những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart của Mỹ và Carrefour của Pháp còng đang nhắm tới thị trường Việt Nam trong kế hoạch sắp tới.

Ngun: đề án Hapro

+ Trước nguy cơ cạnh tranh và bị lấn át, các doanh nghiệp Việt Nam đang gấp rót chuẩn bị cho mình những bước đi riêng. Tại thời điểm này đang khẩn trương chạy đua xây dựng, mở rộng hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ theo tiêu chuẩn hiện đại. Một số thương hiệu đó bắt đầu được tung ra rộng rãi trên thị trường như G7 Mart, Saigon Co-op Mart; Day & Night; Small Mart 24g/7; Shop & Go; Hapro Mart; Best & Buy; FiviMart; Intimex...vv.

+ Một số doanh nghiệp trong nước đó hợp tác với nhau để cùng khai thác thế mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh, cụ thể là Saigon Co-op và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn hợp tác với nhau để thành lập Công ty kinh doanh hệ thống siêu thị mang thương hiệu Co-op Mart-Satra. Bốn Tập đoàn bán lẻ lớn của Việt Nam là Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Công ty CP Tập đoàn Phó Thái (Phu Thai Group) đó liên minh thành lập công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) nhằm tạo ra một mô hình liên minh phân phối hàng hóa.

Năm 2005, theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 cửa hàng tiện ích hoạt động tại 30/64 tỉnh thành. Đến nay, con số đó tăng gấp đôi, và dự kiến đến 2015 sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại qui mô lớn và hàng chục ngàn

0 100 200 300 TRIỆU USD Metro BigC Parkson Dairy Farm Lotte Mart

cửa hàng tiện ích. Không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư như Metro, Big C, tại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước làm chủ, có mạng lưới từ 5 đến 30 điểm kinh doanh như Co-opmart, Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart…Tốc độ tăng trưởng của các hệ thống này khoảng từ 30- 45%/năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh ngành hàng bán lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực phẩm hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)