Quy mô thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh ngành hàng bán lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực phẩm hà nội (Trang 29 - 31)

HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIêN THỰC PHẨM HÀ NỘ

2.3.1.3.Quy mô thị trường bán lẻ

Những năm gần đây, theo bảng xếp hạng của Tập đoàn tư vấn AT Keamey, sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá có sức hấp dẫn cao: năm 2006 ở vị trí thứ 3 sau ấn Độ và Nga, năm 2007 xếp vị trí thứ 4 sau ấn Độ, Nga, Trung Quốc và năm 2008 được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 1 trên thế giới.

Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam được xác định dựa trên các yếu tố thuận lợi như sau:

0 20 40 60 80 % Tỷ USD 0 5 10 15 20 25 30 35 Ser i es 2 15, 2 16, 26 18, 24 21, 34 25, 28 30, 2 36, 29 44, 56 58, 86 73, 57 Ser i es 1 7 7 12, 2 17 18, 5 19, 5 20, 2 24, 92 32, 1 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 U 2009

+ Việt Nam là nước có dân số đông (khoảng 84 triệu người) và dự kiến đến 2020 dân số nước ta sẽ tăng lên khoảng 100 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số trẻ dưới 35 tuổi - là lực lượng lao động và mua sắm trẻ chiếm tỷ lệ cao (65%). Tốc độ đô thị hoá rất nhanh, mỗi năm có hơn 1 triệu dân nhập cư vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trong những năm qua nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP cao và ổn định, trung bình khoảng gần 8%/năm. Kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập của người dân ngày càng tăng.

+ Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cao (trên 70%) trong khi Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2%, Thái Lan là 67,7%. Tổng mức bán lẻ đạt trên 36 tỷ USD/năm và có tốc độ tăng trưởng cao.

BIU 2.7: Biu đồ tăng trưởng tng mc lưu chuyN HàNG HÓA Bán L

Ngun: đề án Hapro

+ Thị trường bán lẻ hiện đại sức cạnh tranh chưa gay gắt do hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ mới chỉ chiếm khoảng 10-12% tổng mức bán lẻ hàng hóa. Các thị trường truyền thống và cửa hàng tạp hóa vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành thương mại bán lẻ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, đa phần người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua hàng hóa từ chợ (40%), từ nhà sản xuất (6%), từ của hàng

tạp hóa độc lập (44%). Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh theo chiều hướng sử dụng các hệ thống phân phối hiện đại. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống phân phối hiện đại hiện tại đạt trên 10% và dự kiến đến năm 2015 đạt khoảng 20%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh ngành hàng bán lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực phẩm hà nội (Trang 29 - 31)