Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình
- Chính sách đầu tư vốn của nhà nước: Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định số 800/QĐ-TTg quy định việc đầu tư vốn để thực hiện chương trình theo 19 tiêu chí quốc gia về NTM trong đó có những tiêu chí được Nhà nước đầu tư vốn 100% như: công tác quy hoạch, làm
đường giao thông đến trung tâm các xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn, công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ thôn, xóm; có những tiêu chí Nhà nước chỉ đầu tư một phần như: đường giao thông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, nhà văn hoá thôn, xóm; có những tiêu chí người dân tự thực hiện như chỉnh trang nhà cửa, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp...
Vì vậy, nhu cầu vốn cho thực hiện các tiêu chí rất lớn, nhất là những tiêu chí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng cần có sự đóng góp vốn của địa phương (tỉnh, huyện, xã) và của cộng đồng dân cư nông thôn.
- Cơ chế chính sách của địa phương
Đây là một nhân tố tác động để đạt được mục đích hoàn thành các tiêu chí của chương trình nông thôn mới. Một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, là nơi mà các nhà đầu tư tìm đến. Vì vậy, mỗi địa phương không ngừng xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Trên cơ sở khung pháp lý, các địa phương đưa ra cơ chế áp dụng của riêng mình nhằm cạnh tranh trong việc thu hút vốn với các địa phương khác. Vì vậy, các xã đang thực hiện chương trình NTM cần có những chính sách ưu đãi riêng dành cho từng đối tượng khác nhau để thu hút được các nhà đầu tư vào địa bàn.
1.1.5.2.Năng lực tổ chức quản lý của cơ quan quản lý ở địa phương
Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả việc đầu tư thực hiện xây dựng nông thôn mới. Do đó năng lực quản lý, điều hành việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ từ Trung ương đến địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới.
1.1.5.3. Khả năng ngân sách của Nhà nước
Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định số 800/QĐ-TTg; ngày 08/6/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020;
Ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg quy định việc đầu tư vốn để thực hiện chương trình theo 19 tiêu chí quốc gia về NTM trong đó có những tiêu chí được Nhà nước đầu tư vốn 100% như: công tác quy hoạch, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng NTM các cấp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Hỗ trợ một phần làm đường giao thông đến trung tâm các xã, giao thông nông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp... Vì vậy, nhu cầu vốn cho thực hiện các tiêu chí rất lớn, nhất là những tiêu chí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng cần có sự đóng góp vốn của địa phương (tỉnh, huyện, xã) và của cộng đồng dân cư nông thôn.
1.1.5.4. Kết quả huy động sự đóng góp của cộng đồng
Ngoài chính sách đầu tư từ Trung ương, tỉnh, huyện, xã cho xây dựng NTM nhằm tạo cơ sở cho việc phát triển khu vực nông thôn tiến kịp với thành phố. Bên cạnh đó cần quan tâm đến việc huy động vốn của các tổ chức, doanh nghiệp thông qua các hình thức xã hội hóa đầu tư đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí để đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình mà người dân chính là người hưởng lợi. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập phát huy được nội lực của người dân trong việc xây dựng NTM.
1.1.5.5. Sự tham gia của người dân trong XDNTM
Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình NTM được coi là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm xây dựng mô hình NTM. Khi tham gia phát triển xóm, làng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong các hoạt động trong phát triển xóm làng, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta là lấy dân làm gốc.