Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN SỐP CỘP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Dựa theo kết quả thực hiện chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Sốp Cộp. Đề tài lựa chọn ra 3 xã đại diện để thu thập số liệu sơ cấp là xã Sốp Cộp, Dồm Cang, Nậm Lạnh.
Chọn 3 xã trên để điều tra vì cả 3 xã đều tham gia xây dựng nông thôn mới và 3 xã trên đại diện cho từng nhóm đạt tiêu chí xã của huyện Sốp Cộp để điều tra nghiên cứu thu thập thông tin sâu về tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Cụ thể:
- Xã Sốp Cộp đại diện cho nhóm xã thực hiện nhanh các tiêu chí;
- Xã Dồm Cang đại điện cho nhóm xã thực hiện trung bình các tiêu chí;
- Xã Nậm Lạnh đại diện cho nhóm xã thực hiện chậm các tiêu chí.
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 2.2.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Tài liệu thức cấp cho luận văn được tổng hợp từ các nguồn sau đây:
- Cơ sở dữ liệu của Chi cục Thống kê huyện Sốp Cộp;
- Các báo cáo tình hình KTXH của UBND huyện Sốp Cộp;
- Các báo cáo về thực hiện chương trình XD NTM của Ban chỉ đạo huyện Sốp Cộp.
Các tài liệu đã công bố như: sách, báo, các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát trực tiếp thông qua các phiếu phỏng vấn và bảng hỉ từ những đối tượng có liên quan đến quá trình thực hiện chương trình XD NTM của huyện.
- Đối tượng điều tra:
Tiến hành phỏng vấn các thành viên trong Ban chỉ đạo XD chương trình mục tiêu Quốc gia về NTM cấp huyện, cấp xã, và ở cấp thôn bản; đại diện người dân để thu được những thông tin chuyên sâu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Mẫu điều tra:
Tổng cộng sẽ có 120 người được điều tra phỏng vấn, bao gồm:
+ Nhóm hộ dân: Chọn 90 hộ dân thuộc 03 xã đã được chọn tại các xã nghiên cứu điển hình, mỗi xã chọn 30 người;
+ Nhóm cán bộ quản lý: chọn 30 người.
- Cán bộ tham gia Ban chỉ đạo cấp huyện: 10 người - Cán bộ cấp xã tham gia ban chỉ đạo: 10 người - Cán bộ cấp thôn, bản: 10 người
- Nội dung điều tra: Phương pháp điều tra phỏng vấn cán bộ huyện, xã, thôn, người dân bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn về nội dung thực hiện XD NTM, đánh giá của người dân về việc thực hiện XDNTM, những mong muốn của người dân, sự tham gia phối hợp của người dân trong thời gian qua;
những thuận lơi, khó khăn và nguyên nhân khó khăn khi triển khai XD NTM tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả:
Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả được biến động và xu hướng biến động về tình hình thực hiện, tiến độ thực hiện XDNTM của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, thống kê các tiêu chí đã đạt, chưa đạt được qua các năm của 3 xã điều tra điểm và của cả huyện.
- Phương pháp so sánh:
So sánh quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Sốp Cộp với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Sơn La. So sánh mức độ thực hiện các tiêu chí so với kế hoạch, làm rõ nguyên nhân của sự khác biệt trong kết quả và tiến độ thực hiện XD NTM phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của luận văn.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên môn của các nhà quản lý địa phương như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND huyện, xã, Trưởng, phó các phòng…) về những
khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân khó khăn khi triển khai chương trình XDNTM, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình XDNTM ở địa phương trong thời gian tới.
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình tổ chức thực hiện XD NTM.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chương trình XD NTM.
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện tiến độ thực hiện chương trình XD NTM.
Chương 3