Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 42 - 47)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN SỐP CỘP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Sốp Cộp

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm về dân cư và lao động

Tình hình dân số và lao động theo đơn vị hành chính huyện Sốp Cộp theo đơn vị hành chính năm 2019 được nêu trên biểu 2.2.

- Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2019, tổng dân số huyện Sốp Cộp là 51.394 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2019 là 2,5%.

Huyện Sốp Cộp có mật độ dân số ở mức trung bình so với mức trung bình chung của tỉnh Sơn La. Tỷ lệ phát triển dân số ở mức thấp so với tỷ lệ phát triển dân số chung. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho toàn huyện là ổn định tỷ lệ tăng trưởng dân số để đảm bảo cho sự phát triển.

Bảng 2.2: Dân số và lao động của huyện Sốp Cộp (2019)

TT Đơn vị hành chính Dân số Lao động

1 Xã Dồm Cang 4.462 2.982

2 Xã Mường Lạn 9.996 6.150

3 Xã Mường Lèo 3.689 2.369

4 Xã Mường Và 11.534 7.286

5 Xã Nậm Lạnh 3.907 2.556

6 Xã Púng Bánh 7.847 5.290

7 Xã Sam Kha 3.447 2.383

8 Xã Sốp Cộp 6.512 3.777

Cộng toàn huyện 51.394 32.793

(Nguồn: Thống kê huyện Sốp Cộp)

- Lao động, việc làm và thu nhập

Nhìn chung, lao động vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, việc làm chính của người lao động là làm ruộng, nương, khai thác thủ công sản phẩm từ rừng và chăn nuôi gia súc. Trình độ lao động còn nhiều hạn chế. Đối với lao động nông, lâm nghiệp, khối lượng công việc phụ thuộc vào mùa vụ, đa số thường thiếu việc làm, hiệu quả lao động chưa cao.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của huyện đạt 17,5 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, trên thực tế Sốp Cộp vẫn là một huyện thuộc diện nghèo, đói trên cả nước. Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 41,62% với tổng số hộ nghèo là 3.268 hộ, chiếm 29,26%; hộ cận nghèo là 1.380 hộ, chiếm 12,36%.

2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa, y tế, giáo dục

Về văn hoá - thể thao: Huyện Sốp Cộp có nhiều nét đặc sắc văn hoá mang đậm giá trị tinh thần của các dân tộc trên địa bàn huyện như: Lễ hội sên bản sên mường của dân tộc Thái; Lễ hội Khẩu hó của dân tộc Lào; Lễ khoai sọ, khoai lang của dân tộc Khơ mú; Tết cổ truyền dân tộc Mông... Toàn huyện có 120 đội thể thao, 164 đội văn nghệ; Tỷ lệ gia đình văn hoá năm 2019 đạt 58%, bản văn hoá đạt 38%.

Về y tế: Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển, đến nay 8/8 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; số giường bênh đạt 22 giường/10.000 dân; Tỷ lệ duy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đạt 16%; Dân số tham gia bảo hiểm xã hội đạt 6,3%; Tỷ lệ che phủ bảo hiểm y tế đạt 100%.

Về giáo dục: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hiện có 1.035 người, 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo; 07/21 trường đạt chuẩn quốc gia; Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Đến nay 70% nhà lớp học, nhà điều hành, nhà công vụ được kiên cố hoá, 60% nhà ở và nhà ăn bán trú cho học sinh được kiên cố hoá; Trang thiết bị trường lớp học từng bước được đầu tư hoàn thiện đáp ứng yêu cầu học và học của giá viên và học sinh.

2.1.2.3. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện - Giao thông

Mạng lưới giao thông huyện Sốp Cộp chủ yếu là đường bộ do địa hình có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối nên mùa mưa thường bị đứt quãng, cầu cống còn thiếu nhiều tuyến đường chưa đảm bảo được thông suốt cả năm. Đến nay 100% xã có đường giao thông cứng hoá đến trung tâm, 59,4% giao thông từ xã đến bản được cứng hoá

- Thủy lợi

Hiện toàn huyện có 45 công trình thủy lợi loại vừa và nhỏ đã phục vụ tưới tiêu cho hơn 1000 ha tương ứng với khoảng 25% diện tích gieo trồng, còn lại là các công trình tạm do người dân tự làm và phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên; 98/106 bản và 3 cụm dân cư với 55 công trình nước sinh hoạt phục vụ được trên 30 ngàn người nhưng tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp do chưa có hệ thống xử lý nước sạch.

- Các hệ thống hạ tầng kinh tế khác:

Số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93,2%, toàn huyện có 100%

số xã có trường tiểu học, trường mẫu giáo, trụ sở làm việc, trạm y tế xã.

2.1.2.4. Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của huyện

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn tỉnh và khu vực Tây Bắc, kinh tế của huyện Sốp Cộp cũng có những bước phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế ngành của huyện qua ba năm 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế ngành của huyện Sốp Cộp

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

TĐPTBQ (%) I Tổng giá trị sản xuất Tỷ đ

đồng 1.067 1.169,7 1.256 107,64 1 Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 314,2 316,9 329,6 102,95 2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 350,4 394,2 434,3 109,13 3 Thương mai - dịch vụ vụ Tỷ đồng 402,4 458,6 492,1 109,83 II Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100

1 Nông lâm thủy sản % 29,54 27,1 26,2 2 Công nghiệp - xây dựng % 32,8 33,7 34,6 3 Thương mai - dịch vụ % 37,7 39,2 39,2

(Nguồn: Phòng thống kê - huyện Sốp Cộp) - Qua bảng biểu có thể thấy đặc điểm của các ngành kinh tế như sau:

+ Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Có quy mô nhỏ nhất do tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa trở thành hàng hoá để đi ra thị trường. Đất đai tuy rộng nhưng độ dốc cao, chia cắt, bạc màu, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến phức tạp; Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên chiếm tỷ trọng không đáng kể.

+ Ngành Công nghiệp - xây dựng: Tuy mới phát triển trong những năm gần đây nhưng có quy mô và tỷ trọng tăng hàng năm. Chủ yếu là các hoạt động xây dựng dân dụng, xây dựng công trình Nhà nước; Khai thác cát, sỏi, đá xây dựng và các hoạt động chế biến gỗ công nghiệp.

+ Thương mại - dịch vụ: Là ngành kinh tế có quy mô và tỷ trong lớn nhất, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, có vị trí quan trọng nhất trong 03 thành phần kinh tế. Chủ yếu là các hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, thông thương với các huyện bạn Lào giáp ranh.

- Về tổng giá trị SX của huyện có xu hướng tăng lên qua 3 năm, trong đó ngành Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng mạnh nhất, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, phản ánh quy mô kinh tế cũng như hiệu quả sử dụng nguồn lực từ các chương trình mục tiêu trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Về cơ cấu kinh tế: Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế là tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây là chỉ số tăng trưởng tích cực, phản ánh xu hướng phát triển mới, đáp ứng yêu cầu hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện.

Nhìn chung, nền kinh tế huyện có những bước chuyển biến tích cực, bộ mặt đô thị, nông thôn không ngừng được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên.

2.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sốp Cộp

2.1.3.1. Lợi thế

- Huyện có tiềm năng, thế mạnh về rừng, đất đai, nguồn nước; điều kiện tự nhiên thích hợp cho đa dạng hóa cây trồng, phát triển nông nghiệp hàng hóa với các loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày,... đặc biệt thích hợp cho việc xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp và phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hình thức trang trại, gia trại.

- Mật độ sông, suối khá cao, lượng mưa lớn, đặc điểm địa hình cao dốc, tạo điều kiện cho việc thiết kế, xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, đặc biệt hệ thống kênh mương tự chảy và phân phối nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá riêng, phong tục tập quán riêng, sống đan xen tạo nên nét bản sắc đa dạng phong phú. Đó là những tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch: sinh thái, du lịch cộng đồng, tour, vui chơi giải trí...

- Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc có truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo.

- Lợi thế về diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, quỹ đất nông nghiệp còn nhiều do đó nếu được đầu tư các công trình thuỷ lợi để khai hoang sẽ tăng thêm rất nhiều diện tích trồng lúa nước, trồng rừng sản xuất, cây thảo dược và các loại cây ăn quả, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc.

2.1.3.2. Khó khăn

- Sốp Cộp là huyện miền núi, xa các trung tâm kinh tế, địa hình chia cắt mạnh, kết cấu hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới giao thông quá khó khăn là nguyên nhân cơ bản hạn chế sự giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân trong vùng với bên ngoài.

- Xuất phát điểm kinh tế so với các huyện trong tỉnh và trong vùng còn thấp; là huyện biên giới song địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá. Quy mô kinh tế của huyện nhỏ, phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước.

- Trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật còn hạn chế, năng suất lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, hủ lục lạc hậu, mê tín dị đoan còn chi phối đời sống văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân dân.

- Các tai tệ nạn xã hội như tình hình dư dịch cư tự do, tệ nạn ma tuý vẫn còn nên tỷ lệ hộ nghèo cao. Đây là những bước ngăn cản và thách thức không nhỏ của quá trình phát triển.

- Hệ thống chính trị tuy đã được quan tâm củng cố, nhưng một số nơi chuyển biến chậm, các thế lực thù địch thường xuyên thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)