Kinh nghiệm của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 28 - 32)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Sau 4 năm nỗ lực phấn đấu, đến nay, huyện Yên Lạc có 15/16 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), được BCĐ Chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 công nhận huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh.

Đề cập về kết quả và bài học kinh nghiệm đạt được trong xây dựng NTM của huyện Yên Lạc, đồng chí Đỗ Đình Việt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM huyện cho biết: “Yên Lạc là huyện thuần nông, nhưng con người nơi đây luôn năng động trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận cái mới, cái tiến bộ, từ đó, đã đưa một huyện thuần nông phát triển kinh tế theo nhiều hướng chú trọng dịch vụ. Yên Lạc luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của tỉnh. Ngay từ những năm 2000, Yên Lạc luôn là đơn vị dẫn đầu các huyện trong tỉnh về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, viễn thông, nhất là phong trào làm đường GTNT. Đó chính là nền tảng để Yên Lạc tiên phong trong xây dựng NTM quy mô toàn huyện từ năm 2010.

Để triển khai xây dựng NTM thành công, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Lạc, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đưa mục tiêu xây dựng huyện NTM vào Nghị quyết. Theo đó, Huyện ủy tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu trên bằng việc ban hành 3 Nghị quyết chuyên đề và UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn theo các tiêu chí NTM. Nội dung của các nghị quyết cũng như các đề án, kế hoạch bao hàm toàn diện và đầy đủ các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa và thể hiện rõ 5 mục tiêu được cụ thể hóa bằng 7 phong trào thi đua yêu nước.

Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bước đầu huyện lựa chọn làm điểm ở các thôn, xã có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và người dân cần cù, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp như ở các xã Liên Châu, Yên Đồng, Nguyệt Đức. Hàng tháng, Thường trực BCĐ nghe các thành viên và UBND huyện, các tiểu ban giúp việc tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện các tiêu chí sau đó rút kinh nghiệm kịp thời làm

rõ nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp khắc phục, đồng thời nhân rộng những điển hình.

Thực tế cho thấy, nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và phù hợp điều kiện cụ thể, thì nơi đó có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao so với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong đó, yếu tố có tính chất quan trọng và quyết định là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phải xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; nội dung, nhiệm vụ phải làm; phương thức, biện pháp tổ chức thực hiện và kết quả đạt được của tổ chức, cá nhân được giao. BCĐ huyện phân công thành viên phụ trách xã; các chỉ tiêu, tiêu chí phải cụ thể. Từ đó, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc kiểm tra, rà soát, đánh giá, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

BCĐ yêu cầu các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia với phương pháp cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, vai trò của mình trong xây dựng NTM. Hiện thực hóa phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân quyết định, dân giám sát, dân thụ hưởng". Ngoài sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực huy động các nguồn lực trong dân. Mọi sự đóng góp của dân đều phải bàn bạc dân chủ, công khai, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.

Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, thống nhất giữa nhân rộng điển hình có cách làm hay sáng tạo trong các địa phương. Việc xây dựng kế hoạch, đề án phải cụ thể, chi tiết, sát thực tế. Mỗi xã phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực

của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện để mỗi xã tự chủ trong xác định nhu cầu và phân bổ nguồn lực ưu tiên. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực XDNTM theo phương châm "Nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết".

Từ việc triển khai sâu rộng đến từng thôn, làng, từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, phong trào xây dựng NTM được mọi nhà, mọi người đồng tình hưởng ứng và tự giác thực hiện đạt kết quả cao, nhất là phong trào xây dựng, GĐVH, làng xã văn hóa. 100% các thôn trên địa bàn huyện đều có hương ước, quy ước làng văn hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được nhân dân đồng thuận và thực hiện tốt. Hơn 90% số hộ gia đình ở Yên Lạc có đời sống kinh tế ổn định, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Hầu hết đường làng, ngõ xóm được lát gạch, đổ bê tông. Các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục được trang bị theo hướng hiện đại từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân (từ năm 2008, Yên Lạc là huyện đầu tiên của Vĩnh Phúc hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát); 7/17 xã, thị trấn đã quy hoạch đủ đất cho xây dựng các thiết chế VHTT theo tiêu chí NTM với tổng diện tích 635.300m2, bình quân đạt 4,2m2/người vượt so với quy định của Bộ VHTT&DL là 1,2m2/người. Toàn huyện có 14/16 trung tâm văn hóa xã, trong đó, 3 trung tâm đạt tiêu chí NTM; 155/162 nhà văn hoá thôn; 100% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có 6 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đặc biệt, 100% các thôn trong huyện đều có sân thể thao, nhiều thôn có 3 - 5 sân cầu lông, bóng chuyền, nhiều hộ gia đình có sân cầu lông và bóng bàn.

Với cách làm sáng tạo, hiệu quả, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Yên Lạc được đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia. Trong 4 năm qua, toàn huyện huy động được 4.546 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM, trong đó, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là 3.536

tỷ đồng, vốn phát triển sản xuất và các hoạt động khác là hơn 1.000 tỷ đồng.

Đến nay, 100% số đường giao thông liên thôn, xã được bê tông hóa theo tiêu chuẩn Bộ GTVT; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 90% số thôn, làng, gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình, thôn, làng văn hóa. Năm 2015, thu nhập bình quân của người dân đạt gần 47 triệu đồng/người.

Từ việc thành công trong xây dựng NTM, người dân trong huyện được thụ hưởng thành quả đó, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng tích cực duy trì giữ gìn và nâng cao các tiêu chí NTM, xây dựng cộng đồng văn hóa, ấm no hạnh phúc [17].

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)