Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Định, Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 25 - 28)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Định, Thanh Hóa

Yên Định là một huyện đồng bằng bán sơn địa, cách trung tâm của tỉnh 28 km về hướng tây Bắc, tổng diện tích tự nhiên 228 km2, dân số 161.000 nhân khẩu, phân bố ở 27 xã và 2 thị trấn. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển kính tế xã hội tổng thể, toàn diện, với tinh thần đoàn kết chủ động, sáng tạo và những cách làm thiết thực, hiệu quả, Yên Định vinh dự được thủ tướng chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 - Huyện đầu tiên của Tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ đạt chuẩn nông thôn mới.

Để đạt được thành quả này, Yên Định đã triển khai đồng bộ các giải pháp và rút ra những kinh nghiệm từ cách làm hiệu quả trong quá trình triển khai, thực hiện chương trình.

Quá trình triển khai và tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Yên Định đã rút ra những kinh nghiệm chủ đạo quyết định đến sự

thành công của chương trình. Trong triển khai, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Yên Định, các cấp ủy Đảng thường xuyên sâu sát, lãnh đạo, chỉ đạo, Chính quyền điều hành quyết liệt, MTTQ và các đoàn thể tập trung vào cuộc, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến Thôn, Làng. Trên tinh thần đó, Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Định đã ban hành các Chủ trương, Nghị quyết theo từng Chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm để khuyến khích , hỗ trợ. Đồng thời tháo gỡ những khó khăn cho các địa phương. Theo đó, huyện có chính sách hỗ trợ 1 tỷ đồng cho xã hoàn thành 13 tiêu chí, 2 tỷ đồng cho xã hoàn thành 16 tiêu chí và 3 tỷ đồng cho xã hoàn thành 19 tiêu chí. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, công tác vệ sinh môi trường... Từ chủ trương, chính sách này đã khích lệ các địa phương trong huyện dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi, phấn khởi “Chung tay, chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Đơn vị đầu tiên của huyện và của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2012 là xã Quý Lộc, đến năm 2014 và 2015 đã có thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay Yên Định có 24/27 xã trong huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Từ kết quả đó nhiều xã trong huyện đã có những cách làm thiết thực sáng tạo và đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu trong triển khai, tổ chức, thực hiện.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị giúp dân xây dựng nông thôn mới, bài học kinh nghiệm được Yên Định quan tâm, chú trọng đó là: Triển khai các khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Mặc dù không phải là địa phương trong vùng kinh tế động lực của tỉnh, song Yên Định đã triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnh, Yên Định là địa phương đi đầu của tỉnh trong công tác quy hoạch lại đồng ruộng, “ đổi điền dồn thửa”.

Đến nay Yên Định đã xây dựng thành công vùng thâm canh lúa năng xuất, chất lượng cao với diện tích 8000 ha, sản xuất 500 ha lúa lai F1, hàng trăm ha ngô lai F1, hơn 500 ha ớt xuất khẩu, 1.000 ha mía nguyên liệu và nhiều mô hình sản xuất mới hiệu quả, có đầu ra bền vững. Đối với ngành chăn nuôi, Yên Định đứng đầu trong tỉnh về phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn với 875 trang trại, gia trại, chăn nuôi trở thành khâu đột phá chiếm tỷ trọng 52% trong sản xuất nông nghiệp. Yên Định cũng là địa phương tiên phong của tỉnh về triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tích cực đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, từng bước hình thành chuỗi liên kết giá trị sản xuất cho người nông dân. Trên lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Yên Định đã xây dựng và phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - làng nghề ở nhiều địa phương điển hình như: Khu khai thác và chế biến đá xẻ ở xã Yên Lâm, các Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty may Tiên Sơn, Công ty TNHH giầy xuất khẩu ALENA có mức đầu tư hơn 50 triệu USD thu hút 15.000 lao động nông thôn…

Người dân Yên Định ý thức được xây dựng Nông thôn mới là làm cho cuộc sống của gia đình và làng, xóm tốt đẹp hơn, chính sự chủ động của người dân đã làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Nhân dân đã tích cực tham gia đóng góp ngày công, tiền của và tình nguyện hiến đất. Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân trong huyện đã hiến hàng trăm nghìn m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi dân sinh. Đến nay mạng lưới giao thông ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã được hoàn thiện với tồng chiều dài 758 km được cứng hóa mặt đường láng nhựa, 714 km giao thông thủy lợi nội đồng được kiên cố hóa, giao thông huyết mạch như: Cầu, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ được xây dựng đồng bộ. Ngoài việc lấy người dân làm chủ thể, Yên Định đã vận động kêu gọi con em quê hương sinh sống, công tác khắp mọi miền tổ quốc tích cực tham gia ủng hộ cho chương trình. Bằng các nguồn lực, trong 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Yên Định đã đầu tư cho chương trình xây

dựng Nông thôn mới với tổng kinh phí 4.100 tỷ đồng, trong đó 65% nguồn vốn trong nhân dân, tạo động lực quan trọng để các địa phương phấn đấu thực hiện và hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Trong quá trình triển khai, thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, một bài học kinh nghiệm đảm bảo cho quá trình thông suốt và hiệu quả trong quá trình xây dựng Nông thôn mới ở Yên Định là luôn đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch rộng rãi trong nhân dân. Chỉ cần có một chủ trương đúng, chính sách hợp với lòng dân thì nhiệm vụ nào, phong trào nào cũng thành công. Với việc hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới, đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,68%, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,6%, diện mạo nông thôn mới thực sự “Thay da, đổi thịt”.

Mặc dù đã được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, song Đảng bộ, chính quyền của huyện xác định: “Hoàn thành các tiêu chí để trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới đã khó, việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn”. Do vậy Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Định luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm giữ vững và phát huy chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được và những kinh nghiệm đã có, với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Yên Định đã và đang vững bước xây dựng Nông thôn mới, đánh thức tiềm năng của vùng quê giàu truyền thống cách mạng, anh hùng trong chiến tranh và anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, góp phần hòa nhịp vào sự phát triển chung của Tỉnh trên tiến trình đổi mới và hội nhập [17].

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)