Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình XDNTM của huyện Sốp Cộp

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 71 - 78)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình XDNTM của huyện Sốp Cộp

3.3.1. Hệ thống chính sách

Ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số:

800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM, ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1600/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, phân khai cụ thể nguồn vốn do ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương xây dựng NTM trong đó: tập trung đầu tư hỗ trợ 100% vốn TW cho công tác quy hoạch, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng NTM các cấp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hỗ trợ một phần làm đường giao thông đến trung tâm các xã, giao thông nông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp…

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội - môi trường ở nông thôn, Chính phủ còn có chính sách ưu đãi về tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong việc vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân.

Có chính sách khuyến khích đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển sản xuất - kinh doanh trên địa bàn nông thôn, với mục tiêu giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn có trình độ, giảm áp lực di dân ở nông thôn ra thành thị đồng thời góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Bên cạnh đó tỉnh Sơn La ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề để huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh như:

Nghị quyết 40/2017/HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó còn tập trung huy động nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, Chương trình theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135 giai đoạn II...

Các chính sách trên của Chính phủ, tỉnh Sơn La đã góp phần huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ XDNTM trên địa bàn huyện, nhất là việc hoàn thành các tiêu chí về cơ sở hạ tầng nông thôn.

Khảo sát 30 cán bộ cấp xã, huyện về ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến tiến độ xây dựng nông thôn mới được kết quả thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến tiến độ xây dựng nông thôn mới

TT Nội dung

Cao TB Thấp

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%) 1 Tính đầy đủ của

hệ thống văn bản chính sách

18 60,00 9 30,00 3 10,00

2 Tính kịp thời của các văn bản chính sách

17 56,67 9 30,00 4 13,33

3 Tính cụ thể của văn bản chính sách

18 60,00 7 23,33 5 16,67

4 Tính phù hợp của văn bản chính sách

18 60,00 9 30,00 3 10,00

Trung bình 59,17 28,33 12,50

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ) Kết quả điều tra ở bảng 3.10 cho thấy: trung bình có 59,17% ý kiến đánh giá cho rằng hệ thống cơ chế chính sách có tác động tốt đến tiến độ thực hiện XD NTM, trong khí đó cũng có 12,5% ý kiến cho rằng hệ thống chính sách còn thiếu đầy đủ, kịp thời và phù hợp.

3.3.2. Năng lực tổ chức quản lý của cơ quan lý địa phương

Năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý mà trước hết người đứng đầu cơ quan, đơn vị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quy hoạch xây dựng NTM, đến kế hoạch thực hiện cũng như tổ chức thực hiện chương trình XD NTM. Do đó, năng lực quản lý và điều hành việc thực hiện xây dựng NTM cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ, tiến độ hoàn thành các tiêu chí NTM.

Thực tế cho thấy ở đâu cán bộ có năng lực, nhiệt huyết với công việc, chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm thì ở đó tiến độ xây dựng nông thon mới nhanh hơn và ngược lại ở đâu năng lực cán bộ yếu, tinh thần làm việc kém, máy móc, thụ động thì ở đó tiến độ chậm.

Khảo sát 30 cán bộ về năng lực xây dựng, tổ chức và quản lý của cán bộ xây dựng NTM của địa phương (xem bảng 3.11).

Bảng 3.11. Đánh giá về năng lực xây dựng, tổ chức và quản lý của cán bộ xây dựng NTM của địa phương

TT Nội dung

Tốt TB Kém

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%) 1 Trình độ kiến

thức của CBQL 16 53,33 14 46,67 0 0,00 2

Phương pháp công tác của CBQL

17 56,67 13 43,33 0 0,00

3 Tinh thần trách

nhiệm của CBQL 16 53,33 14 46,67 0 0,00 4 Thái độ làm

việc của CBQL 18 60,00 12 40,00 0 0,00

Trung bình 55,83 44,17 0,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ) Theo kết quả khảo sát, mặc dù không có ý kiến nào đánh giá năng lực cán bộ yếu, kém. Tuy nhiên, có 44,17% số ý kiến đánh giá năng lực công tác của đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương là ở mức trung bình.

Đây là tỷ lệ không nhỏ, do đó trong thời gian tới huyện Sốp Cộp cần có giải pháp để nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của cán bộ xây dựng NTM của địa phương.

3.3.3. Khả năng của ngân sách nhà nước và tiến độ cung ứng vốn

Khả năng ngân sách nhà nước có vai trò quyết định về nguồn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng để hoàn

thành các tiêu chí nhất là tiêu chí cứng như: Hệ thống đường giao thông liên xã, liên bản; Hệ thống thủy lợi, điện nông thôn, nhà văn hóa...

Bảng 3.12. Vốn cho chương trình XDNTM của huyện Sốp Cộp ĐVT: tỷ đồng

STT Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng

(%)

1 Vốn ngân sách Trung ương 250 39,06

2 Ngân sách địa phương 150 23,44

3 Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án 200 31,25 4 Vốn doanh nghiệp, HTX và các tổ chức

kinh tế khác 10 1,56

5 Dân đóng góp 30 4,69

Tổng 640 100,0

(Nguồn: UBND huyện Sốp Cộp) Qua biểu 3.12 cho thấy ngân sách nhà nước là nguồn giữ vai trò tuyệt đối lớn cho XD NTM của huyện Sốp Cộp, chiếm tới 93,75% nguồn kinh phí cho XDNTM của huyện, trong đó: Vốn trực tiếp từ NSTW cho XD NTM chiếm 39,06%; Vốn NSNN của địa phương chiếm 23,44%; Vốn NSNN lồng ghép từ các chương trình dự án chiếm 31,25%.

Nguồn vốn huy động từ cộng đồng và vốn do dân đóng góp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nguyên nhâ chủ yếu của vấn đề này chính là do kinh tế của huyện còn chưa phát triển, các nguồn lực trong dân còn yếu.

Chính vì vậy ngân sách nhà nước có vai trò quyết định trong tiến độ xây dựng nông nông trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020.

Bên cạnh đó tiến độ cung ứng vốn cho XD NTM cũng có tác động hết sức quan trọng đến tiến độ XD NTM của huyện.

Tình hình hình cung ứng các nguồn vốn cho XD NTM tính đến năm 2020 do với kế hoạch đặt ra được nêu trên bảng 3.12

Bảng 3.13. Tiến độ huy động và cung ứng vốn cho XD NTM

STT Nguồn vốn Số KH

đến 2020

Số thực hiện đến 2020

Tỷ lệ

%) 1 Vốn ngân sách Trung ương

cấp trực tiếp 550 250 45,45

2 Ngân sách địa phương 270 150 55,56

3 Vốn lồng ghép từ các chương

trình dự án 250 200 80,00

4 Vốn doanh nghiệp, HTX và

các tổ chức kinh tế khác 100 10 10,00

5 Vốn huy động tư nhân dân 30 30 100,00

Tổng 1200 640 53,33

(Nguồn: UBND huyện Sốp Cộp) Qua bảng 3.13 cho thấy cho đến cuối 2020, vốn thực tế cung ứng cho XD NTM toàn huyện từ các nguồn chỉ đạt 53,33 % so với kế hoạch đặt ra, trong đó vốn NSNN trung ương cấp trực tiếp (là khoản qua trọng nhất) chỉ đạt 45,45% kế hoạch, vốn NSNN địa phương (tỉnh và huyện) cũng chỉ đạt 55,56%. Riêng có khoản huy động đóng góp từ người dân đạt 100% theo kế hoạch.

Những con số này cho thấy một phần quan trọng của các nguyên nhân làm cho tiến độ XD NTM của huyện còn khá chậm so với kế hoạch đặt ra.

3.3.4. Sự tham gia của cộng đồng và người dân trong XD NTM

Kết quả khảo sát về sự tham của người dân vào thực hiện chương trình XD NTM tại địa phương được nêu trên bảng 3.14.

Bảng 3.14. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM của địa phương

TT Nội dung

Tốt TB Kém

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%) 1

Tham gia qua đóng góp bằng tiền

62 68,89 26 28,89 2 2,22

2

Tham gia qua đóng góp công lao động

66 73,33 23 25,56 1 1,11

3

Tham gia qua đóng góp ý kiến

58 64,44 30 33,33 2 2,22

Trung bình 68,89 29,26 1,85

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ) Qua khảo sát cho thấy sự tham gia của người dân được đánh giá tốt 68,89%, cho thấy vai trò người dân là “chủ thể” của chương trình XDNTM.

Cùng với nguồn hỗ trợ xi măng trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM, người dân các xã đều đóng góp để kiên cố đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nhà văn hóa thôn và kênh mương nội đồng. Trong đó, công trình mà được người dân ủng hộ đóng góp nhiều nhất là tích cực nhất là kiên cố hóa đường giao thông nông thôn. Đây là các công trình mà người dân thấy được lợi ích ngay khi thực hiện, người dân được trực tiếp bàn bạc, đóng góp kinh phí, ngày công, giám sát tổ chức thực hiện và hưởng trực tiếp theo đúng phương trâm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Trong giai đoạn 2016 - 2020 nhân dân đã tham gia làm 128 tuyến đường với chiều dài 132 km, hơn 120.000 ngày công.

Các hình thức huy động đóng góp bằng tiền mặt cũng rất đa dạng: Việc huy động đóng góp của người dân được người dân tự lựa chọn,

bàn bạc quyết định, tự nguyện và thực hiện thu theo quy chế dân chủ. Các hình thức thu tính theo lao động trừ một số đối tượng thuộc Hộ nghèo, hộ người già neo đơn. Ngoài ra, còn có sự kêu gọi, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức thành đạt, doanh nghiệp, đảng viên, hộ có kinh tế khá giả trong và ngoài huyện.

Lao động được huy động đóng góp trực tiếp ngày công vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Lao động đóng góp trực tiếp thông qua việc cộng đồng thôn tự tổ chức thi xây dựng các công trình, không qua nhà thầu, đó là các công trình có quy mô nhỏ (dưới 500 triệu đồng), có thiết kế mẫu, vốn tự đóng góp của người dân mà ngân sách chỉ hỗ trợ một phần. Ngoài ra, lao động còn được huy động tham gia khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng sẵn có tại địa phương, thực hiện các công việc đơn giản như: dọn dẹp mặt bằng, san lấp lòng, lề đường, đào đắp cho các loại công trình cơ sở hạ tầng.

Sự tham gia của người dân có ý nghĩa rất qua trọng, trực tiếp tác động đến tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện. Ở đâu nhân dân tích cực tham gia nhiệt tình, đông đủ thì ở đó tiến độ nhanh hơn, minh chứng là 02 xã Dồm Cang và xã Sốp Cộp.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện sốp cộp tỉnh sơn la (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)