Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 36 - 40)

1.1. Cơ sở lý luận về tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH đến công tác giảm nghèo bền vững

1.1.2. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH

1.1.2.3. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH

Hộ nghèo là các đối tượng yếu thế trong xã hội, ít tài sản, thiếu trình độ, không có kiến thức làm ăn… hầu như họ không đủ khả năng để vay vốn làm ăn ở các tổ chức tín dụng khác mà nhất là các ngân hàng thương mại. Do đó nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH chính là cứu cánh duy nhất có thể giúp cho hộ nghèo một cơ hội để thoát nghèo bằng cách cho vay vốn với lãi suất thấp, được bảo lãnh bằng tín chấp của chính quyền địa phương, từ đó họ có thể yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Như vậy, có thể hiểu:

- Nguồn vốn cho vay hộ nghèo: là nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi dành riêng cho những hộ nghèo (hộ có thu nhập và mức sống dưới chuẩn nghèo), có sức lao động nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi.

- Mục tiêu: nguồn vốn cho vay hộ nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, không vì mục đích lợi nhuận.

- Nguyên tắc cho vay: Đối tượng vay là những hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được

26

xác định theo chuẩn nghèo do Chính phủ hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ. Thực hiện cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi theo kỳ hạn đã được quy định bởi Chính phủ hoặc tổ chức có vốn vay ưu đãi

- Điều kiện: Tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với hộ nghèo đó là, người vay vốn không phải thế chấp tài sản.

- Lãi suất: Tuỳ theo từng nguồn vốn vay khác nhau có thể quy định mức lãi suất ưu đãi khác nhau, nhưng thường thấp hơn lãi suất thương mại nhằm giúp hộ nghèo mau chóng vượt nghèo, vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng.

Ngân hàng CSXH cho vay đối với hộ nghèo thông qua chương trình cho vay hộ nghèo nhằm:

+ Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón..., công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

+ Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

+ Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con em đang theo học phổ thông.

Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn vốn và nhu cầu vốn tại địa phương, Giám đốc chi nhánh NHCSXH cơ sở ưu tiên, tập trung nguồn vốn cho vay hộ nghèo sản xuất kinh doanh trước, sau đó mới xét đến cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập tại các trường phổ thông.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn cho vay hộ nghèo Nhân tố khách quan

27

- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt đông có tính rủi ro cao.

Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển ở vùng sâu, vùng xa, có những xã chưa có đường giao thông đến xã nên điều kiện đi lại, thông thương gặp khó khăn, hơn nữa trình độ dân trí chưa cao là những cản trở cho việc thực hiện các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.

Nhân tố chủ quan

- Nhóm nhân tố từ phía chính sách Nhà nước

+ Các chính sách của nhà nước về hỗ trợ vốn ưu đãi cho các vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo được ban hành rõ ràng, kịp thời và đúng lúc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các khoản vay tín dụng đãi tới hộ nghèo, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực tới tiếp cận và sử dụng vốn ưu đãi của hộ nghèo.

+ Cùng với triển khai các nguồn vốn ưu đãi tới hộ nghèo, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội phải thực hiện giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Thiếu sự kiểm tra, giám sát này thường dẫn đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vay ưu đãi của hộ nghèo sẽ tùy tiện, làm thất thoát số vốn vay và không phát huy được hiệu quả.

+ Sự đồng bộ của nguồn vốn tín dụng Ngân hàng với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể tại địa phương cũng là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả nguồn vốn và hiệu quả đầu tư.

- Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng CSXH

28

+ NHCSXH là nhân tố chủ yếu trong một chuỗi tín dụng, là một trong những công cụ của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

+ Trình độ, năng lực, tính trách nhiệm của cán bộ chính sách và cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Nếu các cán bộ làm công tác triển khai nguồn vốn ưu đãi thiếu tận tâm, thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết thủ tục làm nguồn vốn triển khai chậm, người dân mất niềm tin.

+ Mức vốn vay, hỗ trợ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn vì nếu mức vốn vay, hỗ trợ ít, không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của các hộ, do đó, hộ được hưởng tín dụng ưu đãi không đủ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh thì khả năng hỗ trợ thoát nghèo sẽ không cao.

+ Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn vốn sau khi giải ngân sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vì không nắm bắt được việc sử dụng vốn sai mục đích, nguồn vốn sẽ không phát huy hiệu quả...

- Nhóm nhân tố từ phía hộ nghèo: Hộ nghèo là khách hàng vay vốn của NHCSXH, họ thường thiếu nhiều thứ, trong đó có tri thức, kinh nghiệm sản xuất xuất- kinh doanh, dẫn đến hiệu quả của sản xuất- kinh doanh hạn chế, sản phẩm sản xuất ra có chi phí cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp. Vì vậy, nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản xuất thì hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn sẽ cao, ngược lại nếu do ý thức kém, sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành việc trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng đúng hạn thì hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn sẽ thấp.

29

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)