Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 46 - 50)

1.2. Cơ sở thực tiễn cho vay hộ nghèo ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

1.2.1.4. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Việc hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo cũng được thực hiện thông qua hình thức các Hợp tác xã tín dụng.

Về lãi suất cho vay ưu đãi: các Hợp tác xã Tín dụng của Cộng hòa Liên bang Đức lại có quyền tự do đặt mức lãi suất đối với từng khoản cho vay và từng khoản tiền gửi. Chính điều này đã giúp họ cạnh tranh hiệu quả với các ngân hàng khác và đã tạo nên sự hoạt động hiệu quả của các Hợp tác xã Tín dụng của Cộng hòa Liên bang Đức trong những năm qua.

Về quy mô cấp tín dụng ưu đãi: không như một số nước khác, Cộng hòa Liên bang Đức không giới hạn các khoản vay đối với người nghèo. Lập luận của họ đơn giản là sức mạnh tài chính có mối liên hệ mật thiết với sự giàu có của các thành viên, vì vậy nếu hạn chế khoản vay tức là hạn chế những thành viên khá giả hơn tham gia và do vậy sẽ khó huy động tiết kiệm hơn.

Thực tế đã chỉ ra rằng, mặc dù các tổ chức tín dụng vi mô đều có xu hướng cho khách hàng vay với mức tiền thấp hơn nhiều so với mức tối đa cho phép. Tuy nhiên ở các nước qui định khống chế mức cho vay tối đa thì các tổ chức tín dụng vi mô vẫn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn. Trong khi đó, các Hợp tác xã tín dụng của Cộng hòa Liên bang Đức không giới hạn các khoản vay nhưng ngày càng phục vụ được nhiều người nghèo vay vốn hơn.

* Qua nghiên cứu mô hình cho vay tín dụng đối với hộ nghèo tại các nước, có thể thấy:

- Về cách thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi: Thực tế ở các nước cho thấy, việc cho vay theo các tổ, nhóm chia nhỏ có tác động lớn là gắn kết trách nhiệm của cả nhóm trong thụ hưởng tín dụng ưu đãi; Tuy nhiên quy mô của các tổ nhóm vay vốn lại có sự khác biệt giữa các nước. Việc hỗ trợ thành lập cũng như quản lý các tổ vay vốn này cũng cần được đặt ra- bởi vì qua đó mới sâu sát được hoạt động của các nhóm và chấp hành tốt các nguyên tắc cấp tín dụng.

36

-Về lãi suất cho vay: Kinh nghiệm các nước cho thấy, lãi suất cho vay ưu đãi không đồng nhất giữa các nước. Có những nước lãi suất ưu đãi áp dụng khá thấp, nhưng có những nước lại áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo thị trường.

Để đạt hiệu quả thì phương án lãi suất cho vay ưu đãi nên thấp hơn lãi suất thị trường, nhưng không nên cố định lãi suất, mà lãi suất này cũng phải được linh hoạt thay đổi theo thị trường. Điều này là rất cần thiết bởi các lý do:

+ Tạo tâm lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách hiểu rằng đây là cho vay chứ không phải là cứu trợ, nên phải có trách nhiệm với các khoản vay.

+ Giúp người nghèo làm quen với kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường phải chấp nhận để thị trường điều tiết chứ không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của nhà quản lý.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần có sự ràng buộc giữa cho vay ưu đãi với huy động tiết kiệm từ các hộ nghèo. Điều này rất cần thiết, lý do:

+ Tạo thói quen tiết kiệm cho người nghèo. Bất cập lớn nhất của hộ nghèo là rất khó khăn trong vấn đề tiết kiệm, tiết kiệm hầu như xa lạ với họ. Cho nên, tạo thói quen tiết kiệm là rất cần thiết để giúp họ thoát nghèo. Để kích thích tiết kiệm thì phải gắn chặt giữa giải ngân vốn ưu đãi với tiết kiệm: nếu món vay càng cao thì phải gửi tết kiệm càng cao và ngược lãi, nếu mức đóng tiết kiệm của hộ vay càng cao thì mức phê duyệt cho vay càng cao.

+ Tác động tích cực khiến vốn ưu đãi quay vòng nhanh, nâng cao chất lượng vốn tín dụng ưu đãi.

- Về quy mô cấp tín dụng: Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, quy mô cấp tín dụng không nên khống chế mức tối đa, mà nên căn cứ theo nhu cầu vốn của khách hàng để thu hút thêm đối tượng khách hàng, đảm bảo một sự phát triển bền vững của ngân hàng. Về thời hạn cấp vốn tín dụng cũng cần tính toán hợp lý, bảo đảm khách hàng vay vốn thực sự đáp ứng được nhu cầu sản xuất

37

kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng chưa có tiền thu bán sản phẩm đã phải trả nợ vốn vay- điều này làm cho người nghèo càng nghèo thêm, chứ không thể cải thiện được tình trạng nghèo khó của họ.

- Về cơ sở hạ tầng tài chính: cơ sở hạ tầng tài chính là nhân tố quan trọng có tính quyết định sự phát triển của một tổ chức. Nếu cơ sở hạ tầng tài chính kém phát triển sẽ hạn chế sự phát triển của các dịch vụ tín dụng vi mô. Do đó phải tăng cường đầu tư nâng cấp toàn diện hạ tầng tài chính của Ngân hàng, vừa để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách, vừa để khẳng định quyết tâm của chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo, vì sự bình đẳng của các tầng lớp dân cư trong hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế, đồng thời đây là biện pháp có hiệu quả để bảo vệ người nghèo, những người rất dễ bị tổn thương trong quá trình mở cửa và hội nhập toàn diện như nước ta hiện nay.

1.2.2. Thực tiễn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và tác động của nó đến công tác giảm nghèo bền vững của Việt Nam

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mục tiêu xoá đói giảm nghèo, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chương trình, chính sách để tổ chức thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Tại Hội nghị “Bàn biện pháp giảm nghèo nhanh, bền vững 6 tỉnh có tỷ lệ nghèo cao vùng Tây Bắc” do Ban chỉ đạo Tây Bắc- Bộ LĐTB&XH, Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức vào cuối năm 2015 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH đánh giá về hoạt động của Ngân hàng CSXH trong thời gian qua và nhiệm vụ trong thời gian tới. Theo đó, đóng góp của Ngân hàng CSXH thời gian qua đối với mục tiêu quốc gia về giảm nghèo của đất nước là hết sức to lớn và quan trọng.

Điều này cũng thể hiện không những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng

38

và Nhà nước mà còn cho thấy trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm của các nước trên thế giới về giảm nghèo và mang lại thành công. Đến nay có thể khẳng định hoạt động của Ngân hàng CSXH đã thực hiện được những yêu cầu, mục tiêu của Đảng vả Nhà nước, cũng như nguyện vọng của người dân đối với công tác giảm nghèo.

Phục vụ cho chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta có nhiều nội dung như: xây dựng hạ tầng, chính sách tín dụng ưu đãi, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế, giáo dục và đào tạo, tiếp cận thông tin… trong đó hoạt động của Ngân hàng CSXH chỉ là một trong những nội dung đó. Tính đến cuối năm 2015, Đảng và Nhà nước ta đã dành gần 150 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 7 tỷ USD để phục vụ thường xuyên cho vay xóa nghèo, đây là việc mà chưa có một nước nào trên thế giới làm được. Qua Ngân hàng CSXH, ta đã chuyển từ chỗ cấp phát cho không cho người nghèo trước đây, sang cho vay mượn, giúp họ vươn lên bằng đồng vốn vay ngân hàng để thoát nghèo. Kết quả đó không những đồng bào, người nghèo, chính quyền địa phương các cấp, mà các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao cách làm của Việt Nam [Các báo cáo thường niên của Ngân hàng CSXH Việt Nam].

Trung bình mỗi năm tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng CSXH là 10%

[15]. Trong đó nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn, mà cơ cấu nguồn vốn hiện nay gần 40% tiền của Ngân hàng Nhà nước. Số còn lại thì tuyệt đại đa số cũng là của hệ thống ngân hàng. Quy định bắt buộc 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước mỗi ngân hàng phải gửi vào 2% tổng số tiền gửi của ngân hàng, để tạo ra nguồn vốn lớn cho Ngân hàng CSXH cho vay. Bên cạnh đó huy động vốn còn thông qua kênh phát hành trái phiếu Chính phủ, mà trong đó Ngân hàng thương mại cũng mua một lượng lớn trái phiếu. Do đó, có thể nói nguồn vốn của Ngân hàng CSXH là tiền của Ngân hàng Nhà nước và tiền của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)