Các đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 56 - 59)

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Trảng Bom

2.1.2. Các đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

Huyện Trảng Bom là một huyện trung du, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu. Huyện cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 Km và Thành phố Biên Hòa 28 Km về phía Đông. Huyện trước đây là cửa ngõ miền Đông trong kháng chiến chống Mỹ và là chiến trận vô cùng ác liệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Hình 2.1. Bản đồ huyện Trảng Bom - Địa hình

Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 khu vực:

46

+ Khu vực có địa hình thấp: nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A;

+ Khu vực địa hình cao: nằm ở phía Bắc của huyện;

+ Khu vực có địa hình trung bình: nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.

Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp.

- Khí hậu, thủy văn

Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, với hai mùa mưa, nắng rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau, nắng nhiều trung bình 2.600-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 25-260C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (210C), tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng 34-370C. Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.600-2.000mm. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 75-90% và biến động rõ rệt theo mùa, hầu như không có gió bão, sương muối.

- Đất đai, tài nguyên

Huyện có diện tích tự nhiên là 32.541,17 ha, chiếm 5,34% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; diện tích đất nông nghiệp là 25.821,25ha, chiếm 79,34% đất tự nhiên của huyện, vừa là đặc thù tự nhiên, vừa là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như:

cao su, cà phê, tiêu; cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước.

Có 05 nhóm đất: Nhóm đất Gley có diện tích 614,13 ha chiếm 1,88%

diện tích toàn huyện, do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên trong tầng dày đất từ 0 – 50 cm bị gley nặng, thích hợp với việc trồng lúa nước. Nhóm đất tầng mỏng có diện tích 61,5 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên. Tầng đất hữu hiệu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất đen có diện tích 14.332,76 ha, chiếm 44,04% diện tích tự nhiên (lớn nhất

47

huyện), loại đất này màu mở thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu. Nhóm đất xám có diện tích 13.701,57 ha, chiếm 42,10% diện tích tự nhiên, khá thích hợp với nhiều loại cây nhưng đòi hỏi đầu tư cao. Nhóm đất đỏ có diện tích 3.628,51 ha, chiếm 11,15% diện tích tự nhiên, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn trái…

Cơ cấu sử dụng đất của huyện được nêu trên bảng 2.1

Bảng 2.1 Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2015

Stt Mục đích sử dụng Diện tích

(ha) Tỷ trọng (%)

1 Đất nông nghiệp 25.821,25 79,35

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 22.847,92 70,02

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.064,53 15,56

- Đất trồng lúa 1.443,03 4,43

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,00 0,00

- Đất trồng cây hàng năm khác 3.621,50 11,13

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 17.783,37 54,65

1.2 Đất lâm nghiệp 1.486,24 4,56

1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.470,69 4,51

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 6,01 0,02

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 9,54 0,03

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.000,45 3,07

1.4 Đất làm muối 0,00 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác 486,72 1,49

2 Đất phi nông nghiệp 6.719,92 20,65

2.1 Đất ở 1.925,91 5,93

2.2 Đất chuyên dùng 3.548,15 10,90

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 69,87 0,21

48

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 82,07 0,25

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 1.093,91 3,36

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0 0,00

3 Đất chưa sử dụng 0,00 0,00

Cộng tổng diện tích tự nhiên 32.541,17 100,00 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015- Phòng Thống kê huyện Trảng Bom)

Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây dựng. Đặc biệt có Puzelan dùng làm nguyên liệu phụ gia xi măng nằm ở khu vực Đông Nam xã Cây Gáo, trữ lượng 0,8 triệu m3. Một số khoáng sản khác: than bùn, sỏi có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng.

Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác ghềnh tự nhiên để phát triển các loại hình du lịch dịch vụ, nhất là du lịch sinh thái. Hồ Trị An, Hồ Sông Mây, Thác Đá Hàn, Thác Giang Điền, Chùa Đà La Ni, Chùa Ngọc Nhẫn là những thắng cảnh đẹp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)